Với mục đích có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Dương Văn Dương được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề.
Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN DƯƠNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 45 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với BaCl2 thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Loại quặng đó là
A. Manhetit (Fe3O4).
B. Pirit sắt (FeS2).
C. Xiđerit (FeCO3).
D. Hematit (Fe2O3).
Câu 2: Crom(III) oxit (Cr2O3) có màu gì ?
A. Màu vàng.
B. Màu đỏ thẫm.
C. Màu da cam.
D. Màu lục thẫm.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại Cu oxi hóa được Fe2+ trong dung dịch.
B. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH.
C. Kim loại Cs được dùng làm tế bào quang điện.
D. Kim loại cứng nhất là Cr.
Câu 4: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ắc qui cũ, nhiều người bị ưng thu, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại ở đây là
A. Đồng.
B. Magie.
C. Chì.
D. Sắt.
Câu 5: Cho 1,56 gam Cr phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư), đun nóng, thu được V ml khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 896 ml.
B. 224 ml.
C. 336 ml.
D. 672 ml.
Câu 6: Khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch H2SO4 loãng là
A. 35,28 gam.
B. 58,8 gam.
C. 29,4 gam.
D. 17,64 gam.
Câu 7: Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động ?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
C. Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O.
D. Ba(HCO3)2 → BaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 8: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng hết với 25ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 2,8M.
B. 2,4M hay 5,6M.
C. 1,2M hay 2,8M.
D. 5,6M.
Câu 9: Để phân biệt bốn lọ hóa chất bị mất nhãn chứa các dung dịch loãng: NaCl, FeCl3, MgCl2, AlCl3 có thể dùng
A. dung dịch Na2SO4.
B. dung dịch NaNO3.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch H2SO4.
Câu 10: Cho biết số hiệu nguyên tử Cr là 24. Vị trí của Cr (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm IB.
B. chu kì 4, nhóm VIB.
C. chu kì 3, nhóm IB.
D. chu kì 3, nhóm VIB.
Câu 11: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Cr2(SO4)3, Cr2O3, Cr, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 12: Công thức phèn chua là
A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. Cs2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 13: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+ ?
A. [Ar]3d5.
B. [Ar]3d6.
C. [Ar]4s23d5.
D. [Ar] 4s23d6.
Câu 14: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe(NO3)2, FeCl3.
B. Fe2O3, Fe2(SO4)3.
C. FeO, Fe2O3.
D. Fe(OH)2, FeO.
Câu 15: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây ?
A. MgCl2.
B. FeCl2.
C. FeCl3.
D. AlCl3.
Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl2 Fe(OH)2 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. HCl, Al(OH)3.
B. Cl2, NaOH.
C. NaCl, Cu(OH)2.
D. HCl, NaOH.
Câu 17: Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho K kim loại vào dung dịch CuSO4 ?
A. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu.
B. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.
C. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.
D. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh.
Câu 18: Thép là hợp kim sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chứa khoảng
A. 2% – 5% khối lượng.
B. 0,01% – 2% khối lượng.
C. 5% – 10% khối lượng.
D. 0,1% – 2% khối lượng.
Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là
A. 6.81 gam.
B. 4,81gam.
C. 3,81 gam.
D. 5,81 gam.
Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(b) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3
(c) Cho Na vào dung dịch FeCl3
(d) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
(e) Đun nóng hỗn hợp rắn gồm Fe và Mg(NO3)2
Các thí nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc) và m gam muối Fe(NO3)3. Giá trị m là
A. 96,8.
B. 98,6.
C. 72,6.
D. 64,4.
Câu 22: Cho sắt lần lượt vào các dung dịch: Cl2, S, FeCl3, CuCl2, HNO3 đặc nguội, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc nóng (dư). Số trường hợp phản ứng sinh ra muối sắt (III) là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại Na, K, Mg, Ba đều phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
(b) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.
(c) Dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4.
(d) Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng manhetit.
(e) CrO3 là oxit axit, tác dụng với H2O chỉ tạo ra một axit.
(f) Trong dung dịch H2SO4 loãng, ion đicromat chuyển thành ion cromat.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 24: Cho hỗn hợp Y gồm 2,8g Fe và 0,81g Al vào 200ml dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 8,12g chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 là
A. 0,25M.
B. 0,2M.
C. 0,15M.
D. 0,35M.
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Cr2(SO4)3, Cr2O3, Cr, CrO3. Cho biết các chất lưỡng tính và viết phương trình chứng minh.
Câu 2: Cho 1,56 gam Cr phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư), đun nóng, thu được V ml khí H2 (đktc). Tìm giá trị của V.
Câu 3: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng hết với 25ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH đã dùng.
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc) và m gam muối Fe(NO3)3. Tìm giá trị m.
Câu 5: Cho hỗn hợp Y gồm 2,8g Fe và 0,81g Al vào 200ml dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 8,12g chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Tính mồng độ mol/l của Cu(NO3)2.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
Phần TN
01 |
B |
09 |
C |
17 |
D |
02 |
D |
10 |
B |
18 |
B |
03 |
A |
11 |
A |
19 |
A |
04 |
C |
12 |
B |
20 |
D |
05 |
D |
13 |
A |
21 |
A |
06 |
C |
14 |
B |
22 |
C |
07 |
B |
15 |
C |
23 |
C |
08 |
C |
16 |
D |
24 |
A |
Phần tự luận
Câu 1:
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O
Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O
Câu 2:
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2
V H2 = 672 ml
Câu 3:
n Al2(SO4)3 = 0,01 mol, n Al(OH)3 = 0,01 mol
nNaOH = 3×0,01 → CM = 1,2 M
nNaOH = 4×0,01×2 – 0,01 → CM = 2,8 M
Câu 4:
56x + 16y = 27,2
3x = 2y + 3×0,2
→ x = 0,4 mol, y = 0,3 mol
m Fe(NO3)3 = 96,8 gam
Câu 5: n Fe dư = 0,03 mol
BT e: x + 2y = 3×0,03 + 2(0,05 – 0,03)
108x + 64y = 8,12 – 0,03×56
→ x = 0,03 mol, y = 0,05 mol
CM Cu(NO3)2 = 0,25M
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN DƯƠNG- ĐỀ 02
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al.
B. Cu.
C. Fe.
D. Ag.
Câu 2: Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4 ?
A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh.
B. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.
C. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu.
D. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.
Câu 3: Phát biểu không đúng là
A. CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh và là một oxit axit.
B. Muối Cr (III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit, muối Cr (VI) bị khử thành muối Cr (II).
D. Cr hoạt động hóa học kém Zn và mạnh hơn Fe, nhưng Cr bền với nước và không khí do có màng oxit bền bảo vệ.
Câu 4: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. CaO.
B. nước brom.
C. dung dịch Ba(OH)2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 5: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là
A. NH3. B. N2O. C. NO2. D. N2.
Câu 6: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe ?
A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d6. D. [Ar]3d74s1.
Câu 7: Nước cứng là nước có chứa các ion
A. Ca2+ và Mg2+. B. Ba2+ và Ca2+. C. K+ và Ba2+. D. Na+ và Mg2+.
Câu 8: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 6,72 gam. B. 5,6 gam. C. 8,0 gam. D. 16,0 gam.
Câu 9: Cho sắt lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, AlCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc nóng (dư). Số trường hợp phản ứng sinh ra muối sắt (II) là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. Cl2, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. NaCl, Cu(OH)2. D. HCl, NaOH.
Câu 11: Nhận định nào sau đây sai ?
A. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3.
B. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4.
C. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3.
D. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2.
Câu 12: Thép là hợp kim sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chứa khoảng
A. 5 – 10% khối lượng.
B. 2 – 5% khối lượng.
C. trên 2% khối lượng.
D. 0,01 – 2% khối lượng.
Câu 13: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +1, +2, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +2; +4, +6. D. +3, +4, +6.
Câu 14: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng.
B. màu da cam sang màu vàng.
C. không màu sang màu da cam.
D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 15: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Al(OH)3, Al2O3, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 16: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (đktc). Kim loại kiềm là
A. Na. B. Li. C. Rb. D. K.
Câu 17: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 18: Các khí góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính là
A. CO và NH3. B. CO2 và CH4. C. O2 và NO2. D. N2 và CO.
Câu 19: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. bọt khí bay ra.
B. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
C. bọt khí và kết tủa trắng.
D. kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 20: Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 25 gam. B. 30 gam. C. 40 gam. D. 20 gam.
Câu 21: Hoà tan hết 3,5 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Fe bằng dung dịch HCl, thu được 3,136 lít khí (đktc) và m gam muối clorua. Tính m gam
A. 13,44 gam. B. 15,2 gam. C. 12,34 gam. D. 9,6 gam.
Câu 22: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lit khí H2 (đktc). Khối lượng bột nhôm đã tham gia phản ứng là
A. 10,4 gam. B. 5,4 gam. C. 2,7 gam. D. 16,2 gam.
Câu 23: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.
Câu 24: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng.
B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
D. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng: Fe FeCl3 Fe(OH)3
Câu 2: Viết phương trình chứng minh Al(OH)3 có tính lưỡng tính.
Câu 3: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (đktc). Xác định kim loại kiềm.
Câu 4: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Tính khối lượng sắt thu được.
Câu 5: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
01 |
A |
09 |
B |
17 |
D |
02 |
A |
10 |
A |
18 |
B |
03 |
C |
11 |
D |
19 |
B |
04 |
B |
12 |
D |
20 |
D |
05 |
C |
13 |
B |
21 |
A |
06 |
B |
14 |
D |
22 |
B |
07 |
A |
15 |
A |
23 |
D |
08 |
D |
16 |
A |
24 |
A |
---(Để xem nội dung chi tiết phần tự luận của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN DƯƠNG- ĐỀ 03
Câu 1: Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa
A. trắng xanh.
B. keo trắng, sau đó tan dần.
C. keo trắng không tan.
D. nâu đỏ.
Câu 2: Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là
A. HCl. B. NH3. C. NaOH. D. KOH.
Câu 3: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp
A. điện phân nóng chảy.
B. điện phân dung dịch.
C. nhiệt luyện.
D. thủy luyện.
Câu 4: Bản chất của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là:
A. Tầng ozon bị phá hủy một cách nghiêm trọng theo phản ứng hóa học 2O3 D 3O2
B. Các tia tử ngoại chiếu trực tiếp xuống mặt đất mà không bị cản lại
C. Trái Đất không thể trả lại lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời nên nhiệt độ trái đất tăng
D. Bão tố đến từ Mặt Trời
Câu 5: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là:
A. 3-MCPD
B. Nicotin
C. Đioxin
D. TNT
Câu 6: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Ba. B. Be. C. Na. D. K.
Câu 7: Chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng có thể giải phóng khí NO là
A. Fe2O3. B. CaCO3. C. CuO. D. Fe(OH)2.
Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại Mg (Z = 12) là
A. 2s22p4. B. 4s2. C. 3s23p1. D. 3s2.
Câu 9: Phản ứng của cặp chất nào sau đây sản phẩm có muối Fe (II)?
A. Fe3O4 + HCl.
B. FeO + HNO3.
C. Fe(OH)3 + H2SO4.
D. FeCO3 + HNO3.
Câu 10: Chất không có tính lưỡng tính là
A. Al(OH)3. B. Al2O3 C. NaHCO3. D. AlCl3.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 24 của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN DƯƠNG- ĐỀ 04
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại Mg (Z = 12) là
A. 2s22p4.
B. 4s2.
C. 3s23p1.
D. 3s2.
Câu 2: Phản ứng của cặp chất nào sau đây sản phẩm có muối Fe (II)?
A. Fe3O4 + HCl.
B. FeO + HNO3.
C. Fe(OH)3 + H2SO4.
D. FeCO3 + HNO3.
Câu 3: Chất không có tính lưỡng tính là
A. Al(OH)3.
B. Al2O3
C. NaHCO3.
D. AlCl3.
Câu 4: Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là
A. Mg, Fe, Al.
B. Fe, Al, Mg.
C. Al, Mg, Fe.
D. Fe, Mg, Al.
Câu 5: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Ba.
B. Be.
C. Na.
D. K.
Câu 6: Chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng có thể giải phóng khí NO là
A. Fe2O3.
B. CaCO3.
C. CuO.
D. Fe(OH)2.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 1,12.
B. 3,36.
C. 2,24.
D. 4,48
Câu 8: Dung dịch NaOH không tác dụng với
A. AlCl3.
B. NaHCO3.
C. FeO.
D. Al2O3.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Quặng hematit có thành phần chính là Fe3O4
B. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
C. Thành phần % khối lượng cacbon trong gang là từ 2 – 5%.
D. Thép không gỉ có chứa Cr và Ni.
Câu 10: Dãy gồm các chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá là
A. Fe, Fe3O4.
B. FeO, FeCl2.
C. Fe, Fe(OH)2.
D. FeSO4, Fe2(SO4)3.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 24 của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN DƯƠNG- ĐỀ 05
Câu 1: Cho hỗn hợp gồm Na và Al vào nước (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí H2, chất rắn X và dung dịch Y. Y chứa chất nào sau đây?
A. NaOH.
B. NaAlO2.
C. Al(OH)3.
D. NaOH và NaAlO2.
Câu 2: Khí nào gây ra hiện tượng mưa axit
A. SO2; CO2
B. SO2; CH4
C. SO2 ; NOx
D. SO2; NH3
Câu 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện:
Trong hình vẽ trên, oxit X là
A. CuO.
B. Na2O.
C. MgO.
D. Al2O3.
Câu 4: Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa
A. trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.
B. keo trắng, sau đó tan dần.
C. keo trắng không tan.
D. nâu đỏ.
Câu 5: Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là
A. HCl.
B. NH3.
C. NaOH.
D. KOH.
Câu 6: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp
A. điện phân nóng chảy.
B. điện phân dung dịch.
C. nhiệt luyện.
D. thủy luyện.
Câu 7: Bản chất của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là:
A. Tầng ozon bị phá hủy một cách nghiêm trọng theo phản ứng hóa học 2O3 D 3O2
B. Các tia tử ngoại chiếu trực tiếp xuống mặt đất mà không bị cản lại
C. Trái Đất không thể trả lại lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời nên nhiệt độ trái đất tăng
D. Bão tố đến từ Mặt Trời
Câu 8: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là:
A. 3-MCPD
B. Nicotin
C. Đioxin
D. TNT
Câu 9: Dung dịch NaOH không tác dụng với
A. AlCl3.
B. NaHCO3.
C. FeO.
D. Al2O3.
Câu 10: Nung hỗn hợp gồm Mg(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn có thành phần là
A. Mg và FeO.
B. MgO và FeO.
C. MgO và Fe2O3.
D. Mg và Fe.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 24 của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Dương Văn Dương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:
- Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập
Thi Online:
Chúc các em học tốt!