YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Võ Văn Vân

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 9 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Võ Văn Vân được biên soạn bởi HOC247 với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề chuẩn bị thật kĩ trước kì thi sắp tới.

Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VÕ VĂN VÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: GDCD 9

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

Câu 1: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là ?

A. Giáo dục, răn đe là chính

B. Có thể bị phạt tù

C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng

D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên .

Câu 2: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.

D. Tất cả ý trên.

Câu 3: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm :

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người

A. từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ 18 tuổi trở lên.

D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 6: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 7: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

A. Có.

B. Không.

C. Tùy từng trường hợp.

D. Tất cả đều sai.

Câu 8: Đối tượng của vi phạm hành chính là

A. cá nhân.

B. tổ chức.

C. cá nhân và tổ chức.

D. Cơ quan hành chính.

Câu 9. Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. vi phạm hành chính.

B. vi phạm dân sự.

C. vi phạm kỷ luật.

D. vị phạm hình sự.

Câu 10. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

A. hành vi vi phạm pháp luật.

B. tính chất phạm tội.

C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.

D. khả năng nhận thức của chủ thể.

Câu 11: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?

A. Hình thức dân chủ trực tiếp.

B. Hình thức dân chủ gián tiếp

C. Hình thức dân chủ tập trung.

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 12: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?

A. 21/5/1990

B. 21/4/1991

C. 21/5/1994.

D. 21/5/1993.

Câu 13: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 14: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Tình trạng pháp lý.

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 15: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử

A. Người bị khởi tố dân sự.

B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.

C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.

D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Câu 16: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền kiểm tra, giám sát.

C. Quyền đóng góp ý kiến.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 17: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử

A. Người đang bị quản thúc.

B. Người đang bị tạm giam.

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 18: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

A. 1 con đường duy nhất.

B. 2 con đường.

C. 3 con đường.

D. 4 con đường.

Câu 19: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 20: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 21 : Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc ?

A. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kỳ hạn.

B. Bảo vệ an ninh trật tự thôn, xóm.

C. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

D. Cả A,B, C.

Câu 22 : Những hành động nào được cho là trái với pháp luật ?

A. Kích động người dân biểu tình.

B. Đập phá tại các cơ quan hành chính.

C. Lừa đảo chiếm đoạt tiền của dân nghèo.

D. Cả A,B,C, D.

Câu 23 : Bảo vệ Tổ quốc bao gồm?

A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

C. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

D. Cả A,B, C.

Câu 24: Độ tuổi nhập ngũ là?

A. 17 tuổi.

B. Đủ 17 tuổi.

C. 18 tuổi.

D. Đủ 18 tuổi.

Câu 25: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

A. Phá hoại nhà nước.

B. Bảo vệ nhà nước.

C. Hành động yêu nước.

D. Hành động khiêu khích chính quyền.

Câu 26: Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.

B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.

C. Coi như không biết gì.

D. Tham gia các nhóm phản động đó.

Câu 27: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng Tổ quốc.

B. Phá hoại Tổ quốc.

C. Ngoại giao với các nước khác.

D. Trang bị vũ khí hiện đại.

Câu 28: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?

A. 22 tuổi.

B. 24 tuổi.

C. 25 tuổi.

D. 27 tuổi.

Câu 29: Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

A. Từ 1,5 - 2 triệu.

B. Từ 2 – 3 triệu.

C. Từ 3 – 5 triệu.

D. Từ 5 – 7 triệu.

Câu 30: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

A. Phạt tiền.

B. Cảnh cáo.

C. Kỉ luật.

D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 31 : Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?

A. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

B. Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau.

C. Tham gia hiến máu nhân đạo.

D. Cả A,B, C.

Câu 32 : Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ?

A. giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật

B. Thăm hỏi gia đình liệt sỹ

C. Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy

D. Cả A,C

Câu 33: suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Đạo đức.

D. Pháp luật.

Câu 34: Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Pháp luật.

C. Sống có đạo đức.

D. Đạo đức.

Câu 35: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

Câu 36: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Sống có đạo đức.

C. Sống có văn hóa.

D. Sống có trách nhiệm.

Câu 37: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?

A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.

B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.

C. Được mọi người yêu quý, kính trọng

D. Cả A,B, C.

Câu 38: Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 39: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có trách nhiệm.

C. Sống có kỉ luật.

D. Sống có ý thức.

Câu 40: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

21

D

2

D

22

D

3

B

23

D

4

C

24

D

5

B

25

A

6

C

26

B

7

B

27

A

8

C

28

D

9

C

29

A

10

A

30

D

11

A

31

D

12

D

32

D

13

D

33

A

14

B

34

A

15

A

35

A

16

D

36

A

17

A

37

D

18

B

38

A

19

C

39

A

20

B

40

A

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD- TRƯỜNG THCS VÕ VĂN VÂN- ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

A. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

Câu 1: Trong những quyền và nghĩa vụ sau đây, quyền và nghĩa vụ nào là thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi công dân?

a. Lao động                                       b. Học tập

c. Bảo vệ Tổ quốc                               d. Nộp thuế cho nhà nước.

Câu 2:.Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bảo vệ

a. cách mạng                                      b.Tổ quốc Việt Nam

c. Đảng cộng sản Việt Nam                d. bảo vệ nhân dân lao động.

Câu 3:  Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc phải được thực hiện

a. khi Tổ quốc thực sự lâm nguy         b. khi Tổ quốc bị xâm lăng

c. khi nổ ra chiến tranh                        d. cả trong thời chiến và thời bình.

Câu 4: Công dân nam, nữ trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự phải

a. đăng kí nghĩa vụ quân sự                b. nhập ngũ

c.tham gia huấn luyện quân sự            d. phục vụ trong quân đội

Câu5: Công dân nam giới ở độ tuổi nào phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?

a.Từ đủ 16 tuổi đến hết 30 tuổi           b. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

c. Từ đủ 17 tuổi đến hết 50 tuổi          d. Từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi

Câu 6: Vị tướng trẻ tuổi nào đã từng phất cao ngọn cờ thêu sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” trong cuộc chiến chồng giặc Mông – Nguyên?

a. Trần Bình Trọng                              b. Yết Kiêu

c. Trần Quốc Toản                              d. Phạm Ngũ Lão

Câu 7: Anh B điều khiểm xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này anh B đã vi phạm

a. kỉ luật                                            b. pháp luật dân sự

c. pháp luật hành chính                       d. pháp luật hình sự

Câu 8: Qua kiểm tra của cơ quan, phát hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không rõ lý do. Trường hợp này anh C đã vi phạm

a. kỉ luật                                            b. pháp luật dân sự

c. pháp luật hành chính                    d. pháp luật hình sự

II. Phần tự luận: (6đ)

Câu1: ( 1 điểm): Thế nào là vi phạm pháp luật & trách nhiệm pháp lý của công dân? Kể tên các loại vi phạm pháp luật & trách nhiệm pháp lý tương đương?

Câu 2: (2,5 điểm) Tại sao bảovệ tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân? Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó?

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I.TRẮC NGHIỆM (4  điểm)

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Đáp án

C

B

D

A

D

C

C

A

Điểm

0,5 đ

0,5đ

0,5 đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 7 (1 điểm)

* VPPL:   Là hành vi trái pháp luật,  có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các QHXH được pháp luật bảo vệ.

* Các loại VPPL

VPPL hình sự  < -> TNPL hình sự

- VPPL hành chính <-> TNPL hành chính

- VPPL dân sự  <-> TNPL dân sự

- Vi phạm lỷ luật  <-> Trách nhiệm kỉ luật

*Trách nhiệm pháp lý:

Là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan VPPL phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.

Câu 8 (2,5 điểm)

* Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc, mỗi người dân Việt Nam hôm nay luôn sẵn sàng dâng hiến, hy sinh đánh đổi tính mạng và con tim, khối óc của mình để thực hiện trách nhiệm thiêng liêng trước tổ quốc, quê hương.

* Là học sinh:

- Luôn biết đoàn kết, sáng tạo, chia sẻ và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ để trở thành những công dân có ích cho tổ quốc.

- Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước và cảnh giác trước các âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù, tích cực tham gia luyện tập quân sự, tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.

- Khi phát hiện các trường hợp đe dọa, gây rối, vi phạm đến an ninh, quốc phòng à trật tợ xã hội ở địa phương cần phải thông báo cho cha mẹ, thầy cô hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương biết để có các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Câu 9 (1,5 điểm)

- Đồng ý với cách lập luận của ông B.

- Bởi vì hành vi đe dọa giết người của ông A là vi phạm pháp luật. Đe dọa giết người là một hành vi nguy hiểm đã được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN  & sẽ bị xử lý theo quy định của PL.

Câu 10 (1 điểm)

Trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, chịu nhiều đau thương mất mát, hy sinh, đất nước Việt Nam  đã giành lại được độc lập ,chủ quyền, thống nhất. Tuy nhiên sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta vẫn bị xâm phạm. Vì vẫn còn một số quốc gia đang xâm phạm đến chủ quyền biển đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa.

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD- TRƯỜNG THCS VÕ VĂN VÂN- ĐỀ 03

Câu 1. Nhà nước ta quy định cấm nhận trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây vào làm việc ?

A.Dưới 16 tuổi.

B.Dưới 15 tuổi.

C.Dưới 17 tuổi.

D.Dưới 18 tuổi.

Câu 2. Nhà nước ta quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn là:

A.Nam ,nữ 18 tuổi.

C.Nam 20 tuổi,nữ 22 tuôi.

B.Nam nữ 20 tuổi

D.Nam 20 tuổi,nữ 18 tuổi.

Câu 3. Hôn nhân hợp pháp được nhà nước thừa nhận là cuộc hôn nhân

A.có tổ chức hôn lễ..

C.nam nữ kết hôn đúng độ tuổi.

B.có giấy chứng nhận kết hôn.

D.nam ,nữ tự nguyện

Câu 4. Kéo dài thời gian thử việc là hành vi vi phạm luật lao động của :

A.Người sử dụng lao động

C.Người quá tổi lao động

B.Người lao động.

D.Người chưa đến độ tuổi lao động.

Câu 5.Câu ca dao, tục ngữ,quan điểm nào sau đây vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày

A.chồng chúa vợ tôi.

C.đàn ông năm thê bảy thiếp

B.đỉa đeo chân hạc.

D.môn đăng hậu đối.

Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật?

A.2

B.3

C. 4

D.5

Câu 7. Năng lực trách nhiệm pháp lí của mỗi người được nhà nước quy định phụ thuộc vào mấy yếu tố?

A.5

C.3

B. 4

D.2

Câu 8: Pháp luật qui định độ tuổi phải chiụ trách nhiệm hình sự về mọi tộiphạm:

A.đủ 16 tuổi

B.đủ 14 tuổi

C.đủ 15 tuổi

D.đủ 17 tuổi

Câu 9: Vi phạm pháp luật hình sự là:

A..hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự .

B.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự.

C.hành vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

D.hành vi vi phạm pháp luật,xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu 10: Vi phạm pháp luật dân sự là:

A..hành vi gâynguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự

B..hành vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

C..hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự .

D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu 11: Vi phạm pháp luật hành chính là:

A. hành vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm

B.hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

C.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự

D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu 12: Vi phạm kỉ luật là:

A.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

B.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự

C.hành vi vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu 13: Ông Ba buôn bán ma túy trái phép. Ông Ba đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Kỉ luật.

Câu 14: Anh An đi xe ô tô, đến ngã ba anh vượt đèn đỏ. Anh An phải chịu trách nhiệm nào sau đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Kỉ luật.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật dân sự?

A. Lan thường xuyên nghỉ học không có lí do.

B. Chị Hoa buôn bán trẻ em sang trung Quốc.

C. Bà Hà lấn chiếm vỉa hè để buôn bán.

D. Anh Hùng Chiếm đoạt tài sản của em trai mình.

Câu 16: Trong kì thi học kì, Quỳnh đã sử dụng điện thoại di động. Quỳnh đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Kỉ luật.

Câu 17: Để thu lãi cao, bà Tân đã mua lợn chết do mắc bệnh với giá rẻ về chế biến để bán với giá cao. Bà Tân phải chịu trách nhiệm gì?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Kỉ luật.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật hành chính?

A. Anh Phi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

B. Anh Đông và mấy thanh niên đá bóng dưới lòng đường.

C. Bác An trồng rau sạch, chất lượng cao để bán.

D. Chị Huệ thường đổ rác xuống lòng đường.

Câu 19: Quyền tham gia bầu cử và ứng cử của công dân theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền gì sau đây?

A. Quyền tự do cơ bản của công dân.

B. Quyền dân chủ của công dân.

A. Quyền thăng tiến của công dân.

D. Quyền bình đẳng của công dân.

Câu 20. Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

B. Quyền tố cáo của công dân.

C. Quyền khiếu nại của công dân.

D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

Câu 21: Nhà nước đảm bảo quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân nhằm mục đích nào sau đây?

A. Phát huy tính tự do của công dân.

B. Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

C. Phát huy quyền bình đẳng của công dân.

D. Phát huy tính tự giác và sáng tạo của công dân.

Câu 22: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây?

A. Dân chủ công khai.

B. Dân chủ đa số.

C. Dân chủ gián tiếp.

D. Dân chủ trực tiếp.

Câu 23: Chính quyền xã H đã không tiếp nhận đơn tố cáo của người dân về việc ông trưởng thôn X tham ô công quỹ trong việc làm đường giao thông nông thôn mới. Hành động của chính quyền xã H đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nào sau đây?

A. Quyền dân biết về các công việc chung.

B. Quyền dân bàn về các công việc chung.

C. Quyền dân làm và thực hiện các công việc chung.

D. Quyền dân kiểm tra, giám sát các công việc chung.

Câu 24: Vừa qua, trường THCS Tân Phú tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào việc làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động "Trường học thân thiên, học sinh tích cực" Theo em, đây là biểu hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền bình đẳng trước pháp luật.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do dân chủ.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.

B. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.

C. Tham gia biểu tình ủng hộ khủng bố.

D. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh.

Câu 26: Hãy lựa chọn đáp án không đúng dưới đây nói về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của học sinh hiện nay?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, thể chất.

B. Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh.

C. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người khác tham gia.

D. Gia đình dùng tiền, mối quan hệ để không tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 27: Nhà Quang có hai anh em. Anh trai Quang vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ của Quang khóc lóc và tìm mọi cách xin cho anh không phải tham gia. Nếu em là Quang em sẽ khuyên mẹ thế nào trong cách phương án sau?

A. Khuyên nhủ và giải thích cho mẹ hiểu về nghĩa vụ tham gia quân sự.

B. Ủng hộ mẹ và khuyên mẹ lên xin chính quyền địa phương không tham gia.

C. Đồng tình với mẹ vì tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là nghĩa vụ.

D. Khuyên anh trai viết đơn và giả vờ bị bệnh để không phải tham gia.

Câu 28: Những hành vi nào sau đây, hành vi nào không bị pháp luật xử lí nghiêm vì làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?

A. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

C. Xây dựng công nghiệp quốc phòng an ninh cho toàn dân.

D. Cấu kết nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền quốc gia.

Câu 29: Hãy lựa chọn những hành vi sau thể hiện vi phạm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?

A. Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ.

B. Khuyên bạn bè tham gia thực hiện các phong trào địa phương.

C. Tổ chức, vận động với bạn bè tham gia thực hiện tập quân sự.

D. Báo cáo với giáo viên những hành vi kỉ luật sai trái của bạn khác.

Câu 30: Những việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm bảo vệ tổ quốc?

A. Trốn tập quân sự trong trường học.

B. Không tham gia sinh hoạt Đoàn- Đội.

C. Tham gia đội An ninh xung kích của trường.

D. Rủ rê bạn bè nói xấu chính quyền địa phương.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

21

B

2

D

22

D

3

B

23

D

4

C

24

B

5

C

25

A

6

C

26

A

7

D

27

A

8

A

28

C

9

B

29

A

10

C

30

C

11

A

31

A

12

A

32

A

13

A

33

C

14

B

34

C

15

D

35

D

16

D

36

B

17

B

37

B

18

C

38

C

19

D

39

C

20

A

40

A

4. Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD- TRƯỜNG THCS VÕ VĂN VÂN- ĐỀ 04

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn đáp án đúng, mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu 1: Cơ sở quan trọng của hôn nhân là:

A. Tình yêu chân chính.

C. Tình yêu không giới hạn.

B. Tình yêu có sự tính toán.

D. Tình yêu cùng giới.

Câu 2: “Trách nhiệm của người vi phạm phải chịu các hình thức kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc .. áp dụng với công chức viên chức.. thuộc quyền quản lý của mình” Thuộc loại hình vi phạm nào?

A. Vi phạm pháp luật hình sự

C. Vi phạm pháp luật dân sự

B. Vi phạm pháp luật hành chính

D. Vi phạm kỷ luật

Câu 3: Thuế có tác dụng là:

A. Cung cấp vốn cho hệ thống kinh tế quốc doanh, ổn định doanh nghiệp.

B. Cung cấp tiềm lực kinh tế cho doanh nghiệp phát triển và ổn định vốn cho doanh nghiệp.

C. Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.

D. Ổn định doanh thu của nhà nước, đầu tư, và phát triển vốn đầu tư từ bên ngoài.

Câu 4: Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật về kinh doanh?

A. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế

B. Buôn bán kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai.

C. Buôn bán mặt hành nhà nước cấm, kê khai không đúng mặt hàng kinh doanh.

D. Nộp thuế môn bài theo tùng mặt hàng theo tỉ lệ chiết khấu phần trăm theo quy định.

Câu 5: (0,25 điểm) Những biểu hiện trong việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của công dân dưới đây, biểu hiện nào là đúng biểu hiện nào là sai. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng.

Biểu hiện

Đúng

Sai

1. Vi phạm pháp luật hình sự là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính

   

2. Vi phạm pháp luật hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được qui định trong bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.

   

3. Vi phạm pháp luật dân sự là trách nhiệm của các nhân, cơ quan tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm

   

4. Trách nhiệm của người vi phạm kỷ luật phải chịu các hình thức kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc .. áp dụng với công chức viên chức.. thuộc quyền quản lý của mình là Vi phạm nội qui gia đình

   

Câu 6: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau:

- Kinh doanh là hoạt động...(1)................................. dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích (2)..............................

- Thuế là một phần trong (3)........................................ mà công dân và tổ chức kinh tế có (4)...................................vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho công việc chung.

II. TỰ LUẬN (7 điểm).

Câu 7: ( 2 điểm). Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân nghĩa là gì?

Câu 8: ( 2 điểm). Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc như thế nào?

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

D

C

C

Câu 5: 1 sai 2 đúng 3 đúng 4 sai

Câu 6: 1. Sản xuất 2. Thu lợi nhuận 3. Thu nhập 4. Nghĩa vụ nộp

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7:

- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân có nghĩa là:

Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội. Đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.

- Lao động và nghĩa vụ của mỗi nông dân đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước.

Câu 8:

- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

- Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường học sinh chúng ta phải ra sức học tập tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tích cự tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 9:

- Lý do “ tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa là không đúng.

Vì: Anh Đức và chị Hoa là người có họ hàng trong phạm vi ba đời là hôn nhân cận huyết.

- Nếu anh Đức và chị Hoa cố tình lấy nhau thì hôn nhân không hợp pháp vì pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa những người có họ hàng trong phạm vi ba đời. (điều 10 luật HNGĐ 2014)

HS: Tự liên hệ (yêu cầu nêu lên được tác hại đối với bản thân và gia đình)

- Đối với cá nhân: ảnh hưởng tới sức khỏe và viêc học của bản thân

- Đối với gia đình: không làm tròn và làm tốt trách nhiệm vợ chồng, trách nhiệm làm cha làm mẹ

5. Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD- TRƯỜNG THCS VÕ VĂN VÂN- ĐỀ 05

Phần I - Trắc nghiệm: (3điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Em hãy chọn hai trong những cụm từ sau, để điền vào các đoạn trống sao cho đúng với nộ dung bài đã học

- có quyền tự do - có nghĩa vụ

- quyền lao động - nghĩa vụ lao động

"Mọi công dân .......................................sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp.

"Mọi người có ......................................... để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước."

Câu 2: (1,5 điểm)

Những ý kiến dưới đây về hôn nhân là đúng hay sai?

Nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng.

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Kết hôn là do nam nữ tự quyết định không ai có quyền can thiệp

   

B. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn

   

C. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.

   

D. Nam nữ chưa có vợ có chồng, có quyền chung sống với nhau như vợ chồng.

   

E. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.

   

G. Người chồng phải là người có quyền quyết định những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.

   

Câu 3: (0.5 điểm) Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty

B. Cướp giật dây chuyền, túi sách của người đi đường

C. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh.

D. Vay tiền quá hạn dây dưa không chịu trả

Phần II - Tự luận. (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Em hãy cho biết thế nào là bảo vệ Tổ Quốc? Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ Quốc?

Câu 2: (2 điểm)

Thế nào là quyền tự do kinh doanh của công dân?

Em hãy nêu hai ví dụ quyền tự do kinh doanh của công dân.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (1 điểm)

Điền những cụm từ theo thứ tự sau:

- có quyền tự do vào đoạn trống thứ nhất (0,5 điểm)

- nghĩa vụ lao động vào đoạn trống thứ hai (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm, mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

- Đúng A, B.C, E (1 điểm)

- Đúng D, G (0,5 điểm)

Câu 3: (0.5 điểm)

Chọn câu D

Phần II - Tự luận. (7điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Yêu cầu học sinh nêu được:

a. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam. (1 điểm)

b. Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ quốc như: Tham gia bảo vệ trật tự trước cổng trường hoặc cộng đồng dân cư, vân động người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự, giúp đỡ gia đinh thương binh liệt sỹ,....(1 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

Quyền tự do kinh doanh của công dân là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh .

b. Nêu được hai ví dụ về tự do kinh doanh của công dân.

(1 điểm- mỗi việc được 0,5 điểm)

Ví dụ như nêu được hai ví dụ sau:

Tùy khả năng, một công dân có thể lựa chọn một trong những ngành nghề kinh doanh như: May mạc, bán hàng tạp phẩm, bán hàng ăn, cắt- uốn tóc- gội đầu.

Hoặc tham gia sản xuất kinh doanh theo: hộ gia đinh, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài....

Câu 3 (1 điểm - mỗi việc được 0,5 điểm)

Yêu cầu học sinh nêu được hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội như:

- Góp ý cho kế hoach hoạt động các câu lạc bộ của nhà trường.

- Góp ý với ủy ban nhân dân xã về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Bàn bạc công việc chung của lớp

Câu 4: (2,5 điểm)

Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:

a. Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau:

- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc (0,5 điểm)

- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức. (0,5 điểm)

- Ngược đãi người lao động. (0,5 điểm)

b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ:

- Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta. (0,5 điểm)

- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của mình. (0,5 điểm)

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Võ Văn Vân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF