YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Võ Văn Tần

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ 5 đề thi của Trường THCS Võ Văn Tần. Đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: GDCD 9

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Khoanh tròn phương án đúng

Nội dung nào không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta?

A. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

B. Một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

C. Tự nguyện, tiến bộ.

D. Chỉ cần hai bên gia đình đồng ý và tổ chức đám cưới.

Câu 2 (0,5 điểm): Chọn cụm từ trong ngoặc (độc lập chủ quyền; độc lập tự do; toàn vẹn lãnh thổ) điền vào chỗ trống dưới đây sao cho đúng với nội dung bảo vệ Tổ quốc.

Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ  (1)............................................, thống nhất và (2) ……………………………. của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 3 (1,0 điểm): Hãy chọn phương án đúng bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng với nội dung của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Nội dung

Quyền của công dân

Nghĩa vụ của công dân

1. Sử dụng sức lao động để học nghề, tìm kiếm việc làm.

 

 

2. Chấp hành kỉ luật lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.

 

 

3. Lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình.

 

 

4. Lựa chọn ngành nghề có ích cho xã hội và phù hợp với năng lực bản thân.

 

 

II. TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 4 (2,0 điểm) Thế nào là kinh doanh? Kể tên 4 mặt hàng, ngành nghề nhà nước cấm kinh doanh?

Câu 5 (1,0 điểm) Những tác hại của việc kết hôn sớm?  

Câu 6 (2,0 điểm)         

a. Nêu 4 biểu hiện của người có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

b. Em hiểu như thế nào về lời căn dặn sau của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Câu 7 (3,0 điểm)         

a. TÌNH HUỐNG

Hoa luôn ước mơ sau này sẽ trở thành một giáo viên sau khi tốt nghiệp THPT, cô quyết định nộp hồ sơ thi vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Ba mẹ của Hoa lại muốn sau này cô phải trở thành bác sĩ nên cương quyết ép buộc Hoa phải thi vào trường Đại học Y Thái Bình. Ba mẹ Hoa tuyên bố, nếu Hoa không nghe theo ý ba mẹ  thì sẽ không chu cấp cho Hoa tiền ăn học sau này”.

Câu hỏi: Em có đánh giá như thế nào về việc làm của bố mẹ Hoa? Nếu là một người bạn của Hoa, em sẽ khuyên Hoa điều gì?

b. Quan sát hình ảnh sau, viết đoạn văn từ 10 đến 12 dòng bày tỏ quan điểm và đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng sử dụng lao động trẻ em hiện nay?

.................................Hết...............................

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần

Câu

Đáp án

Điểm

 

 

 

Trắc

nghiệm

Câu 1

A

D

0,25

0,25

Câu 2

(1) độc lập chủ quyền

(2) toàn vẹn lãnh thổ

0,25

0,25

Câu 3

1. Quyền công dân

2. Nghĩa vụ công dân

3. Nghĩa vụ công dân

4. Quyền công dân                                                                                                                                                       

0,25

0,25

0,25

0,25

 

Tự luận

Câu 4

- Kinh doanh là hoạt động sản xuất hàng hoá, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận.

- Kể tên 4 mặt hàng, ngành nghề nhà nước cấm kinh doanh như sau hoặc tương tự: ma túy, mại dâm, hàng giả, hàng nhái...

1,0

 

1,0

Câu 5

Những tác hại của việc kết hôn sớm:

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ

- Ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân

- Duy trì nòi giống của dân tộc

- Thực hiện trách nhiệm làm vợ, chồng, mẹ, cha trong gia đình không tốt.

 

    0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 6

 

 

a. Nêu được 4 biểu hiện của người có trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc như sau hoặc tương tự:

- Tích cực tham gia vào công tác an ninh, quốc phòng.

- Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.

- Luôn tìm tòi, sáng tạo những sản phẩm khoa học, công nghệ.

- Ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, luyện tập quân sự....

 

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

b. HS có những cách hiểu khác nhau, cần giải thích theo các ý như sau hoặc tương tự:

- Khẳng định công lao, sự biết ơn đối với Vua Hùng đã có công xây dựng đất nước.

- Lời căn dặn: “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả mọi công dân Việt Nam. Đặc biệt trong hiện nay các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá nước ta, càng cần phải bảo vệ Tổ quốc.

0,25

 

0,75

Câu 7

a. HS có nhiều cách xử lí tình huống khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý như sau hoặc tương tự:

- Ba mẹ của Hoa làm như vậy là sai, vì đã can thiệp vào quyền được lựa chọn nghề nghiệp của Hoa. Tuy nhiên tất cả những việc ba mẹ Hoa làm cũng chỉ vì muốn tốt cho Hoa nên cần thông cảm cho bố mẹ Hoa.

- HS có thể đưa ra những lời khuyên dưới đây hoặc tương tự:

+ Suy nghĩ kĩ về lựa chọn của mình.

+ Tham khảo ý kiến của bạn bè.

+ Thuyết phục cha mẹ ủng hộ quyết định của mình.

b.

* Hình thức: Trình bày được đoạn văn hoàn chỉnh từ 10 đến 12 dòng, sạch sẽ, khoa học, đúng chính tả

* Nội dung: HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý như sau hoặc tương tự.

- Không đồng tình trước vấn đề lạm dụng, bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc, vi phạm luật lao động...

- Đề xuất các biện pháp:

+ Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm sử dụng lao động trẻ em trái quy định.

+ Kêu gọi các tổ chức, cá nhân giúp đỡ các trẻ em, đặc biệt là trẻ em lang thang cơ nhỡ được học nghề, làm công việc nhẹ nhàng phù hợp.

 

 

1,0

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

0,5

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD- TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN- ĐỀ 02

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1 (2 điểm): Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án đúng.

1. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền tự do kinh doanh của công dân?

A. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.

B. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì.

C. Công dân có quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm.

D. Buôn bán nhỏ thì không cần phải kê khai.

2. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự?

A. Động viên người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự.

C. Không thực hiện lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

D. Rèn luyện đạo đức, tác phong.

3. Trong các quyền sau, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Đóng góp ý kiến vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

4.Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra?

A. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí .

B. Người bị bệnh tâm thần.

C. Trẻ em.

D. Người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật

Câu 2 (1 điểm): Điền thêm vào chỗ trống để nội dung diễn đạt dưới đây được trọn vẹn, đúng với quy định của Hiến pháp và pháp luật.

a. Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ............... (Điều 12 - Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi và bổ sung năm 2005)

b. Công dân đủ......... tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ..... tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện quyền này do luật định. (Điều 27 Hiến pháp năm 2013)

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1(2 điểm): Bảo vệ Tổ quốc là gì? Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?

Câu 2(2,5 điểm): Vi phạm pháp luật là gì? Phân loại vi phạm pháp luật? Kể tên 4 hành vi vi phạm pháp luật mà em biết?

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: 2 điểm, mỗi đáp án đúng 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A, C

B, C

B, D

A, D

Câu 2: 1 điểm

a. Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. (Điều 12 - Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi và bổ sung năm 2005): 0,5 điểm

b. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện quyền này do luật định. (Điều 27 Hiến pháp năm 2013). 0,5 điểm

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

- Giải thích được vì sao công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc: (1 điểm)

Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi, sương máu, khai phá bồi đắp giữ gìn nên mới có được. Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực đang âm mưu thôn tính đất nước ta.Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

- Nêu được trách nhiệm của công dân để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì: (1,5 điểm)

+ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.

+ Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.

+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.

+ Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, vận động người thân, mọi người xung quanh thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự.

Câu 2 (2,5 điểm):

Hs nêu được khái niệm vi phạm pháp luật: 0,5 điểm.

Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Phân loại vi phạm pháp luật: 4 loại, kể tên từng loại vi phạm pháp luật: 1 điểm, mỗi loại vi phạm pháp luật kể đúng được 0,25 điểm

- Vi phạm pháp lí hình sự.

- Vi phạm pháp lí hành chính.

- Vi phạm pháp lí dân sự.

- Vi phạm kỷ luật.

Hs nêu được 4 hành vi phạm pháp luật của công dân: 1 điểm, mỗi hành vi nêu đúng được 0,25 điểm

- Anh A 26 tuổi, buôn bán ma túy và bị Công an bắt

- Chị B đi xe máy vượt đèn đỏ và bị CSGT thổi phạt hành chính

- Ông C mượn tiền của bà D nhưng không chịu trả

- Trong lớp, Hùng là học sinh hay đi muộn.

Câu 3 (2,5 điểm)

a. 0,5 điểm. Hs nêu được nhận xét của bản thân về hành vi của Tùng trong tình huống trên: Tùng là hs chưa ngoan, còn vi phạm nội quy của nhà trường: Lười học, ham chơi điện tử, lấy cắp tiền của mẹ, của bạn ...

b. 1 điểm.

Tùng phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra:

Trách nhiệm pháp lí dân sự (bồi thường thiệt hại về số tiền đã lấy cắp của bạn)

Trách nhiệm kỷ luật (vi phạm nội quy của nhà trường: lười học, lấy cắp tiền của bạn)

c. Từ hành vi của Tùng, Hs tự rút ra bài học cho bản thân: 1 điểm. Hs có thể trả lời xung quanh các nội dung sau:

- Chăm chỉ học tập.

- Là hs lớp 9 cần xác định cho mình cái đích học tập đúng đắn để phấn đấu đạt được mục đích đã đề ra.

- Không sa đà, nghiện điện tử

- Trung thực, thật thà, không dối trá bố mẹ, thầy cô, bạn bè...

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD- TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN- ĐỀ 03

Câu 1: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm

A. kém chất lượng.

B. trong một thời gian nhất định.

C. có giá trị cao trong một thời gian nhất định.

D. có chất lượng nhưng mất nhiều thời gian.

Câu 2: Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là?

A. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Làm việc năng suất.

C. Làm việc khoa học.

D. Làm việc chất lượng.

Câu 3: Để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh cần

A. chép bài của bạn để đạt điểm cao.

B. chép sách giải khi gặp bài khó.

C. nhờ anh chị làm hộ bài tập.

D. không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong học tập.

Câu 4: Biểu hiện của việc làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả là?

A. Làm việc riêng trong giờ.

B. Vừa xem ti vi vừa ăn cơm.

C. Vừa học vừa xem ti vi.

D. Cả A,B,C.

Câu 5: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ...đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “...” là?

A. Yêu cầu.

B. Điều kiện.

C. Tiền đề.

D. Động lực.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra.

B. Góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.

C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập.

Câu 7: Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm.

B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả.

C. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động.

D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận.

Câu 8: Để đạt hiệu quả trong học tập, học sinh cần

A. học ít, chơi nhiều.

B. thức khuya để học bài.

C. chép bài của bạn.

D. có kế hoạch học tập hợp lí.

Câu 9: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện?

A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.

C. Việc làm hiệu quả, năng suất.

D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 10: Tạo ra được nhiêu sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của

A. tự chủ trong công việc.

B. hợp tác cùng phát triển.

C. năng động, sáng tạo tron công việc

D. làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Câu 11: Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây?

A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng

B. Hợp nhau về gu thời trang.

C. Tình yêu chân chính

D. Có việc làm ổn định.

Câu 12: Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được phép kết hôn?

A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.

C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 13: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?

A. Hôn nhân phải được Nhà nước thừa nhận.

B. Mục đích chính của hôn nhân là để duy trì và phát triển kinh tế.

C. Hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

D. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện.

Câu 14: Hậu quả nào dưới đây không phải của nạn tảo hôn?

A. Không thể gặp lại người thân.

B. Làm giảm chất lượng dân số.

C. Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả mẹ và con.

D. Mâu thuẫn trong gia đình do vợ chồng còn quá trẻ.

Câu 15: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân:

A. xây dựng gia đình hạnh phúc

B. củng cố tình yêu lứa đôi

C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình

D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước

Câu 16: Ý nào dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam?

A. Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không ai có quyền can thiệp.

C. Hôn nhân giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo.

D. Hôn nhân cùng lúc giữa một công dân Việt Nam với hai người nước ngoài.

Câu 17: Ý kiến nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

A. Kết hôn khi nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên,

B. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con.

C. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc.

D. Kết hôn do nam nữ tự nguyện, trên cơ sở tình yêu chân chính.

Câu 18: Dựa vào kiến thức bài quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây?

A. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên.

B. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà.

C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

D. Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm sông hương mặc người.

Câu 19: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên

C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 20: Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng

A. quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.

B. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tuỳ trường hợp.

C. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.

D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 21: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cắm được gọi là

A. học nghề

B. việc làm

C. cải tạo

D. hướng nghiệp.

Câu 22: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Câu 23: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền sở hữu tài sản.

C. Quyền được tuyển dụng lao động.

D. Quyền bóc lột sức lao động.

Câu 24: Người lao động là người

A. từ đủ 15 tuổi trở lên

B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ đủ 17 tuổi trở lên

D. từ đủ 18 tuổi trở lên,

Câu 25: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 26: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá

A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần

B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.

C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần

D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

Câu 27: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động?

A. Lao động làm ta khuây khoả, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng.

B. Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.

C. Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ.

D. Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ.

Câu 28: Ý nào dưới đây không phải quyền của người lao động?

A. Hưởng lương phù hợp với trình độ.

B. Tự do làm những việc mình thích.

C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động.

D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 29: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động

A. lao động

B. dịch vụ

C. trải nghiệm

D. hướng nghiệp

Câu 30: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào?

A. trong tuyển dụng lao động.

B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. tự do lựa chọn việc làm.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD- TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN- ĐỀ 04

Câu 1: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ. 

B. Sản xuất hàng gia dụng.

C. Mở dịch vụ vận tải

D. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 2: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?

A. Sản xuất

B. Dịch vụ.

C. Trao đổi hàng hoá

D. Từ thiện.

Câu 3: Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm

A. làm từ thiện

B. giải trí.

C. sở hữu tài sản

D. thu lợi nhuận.

Câu 4: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?

A. Tiền.

B. Sản vật.

C. Sản phẩm.

D. Thuế.

Câu 5: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn

A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.

B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.

C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.

D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

Câu 6: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?

A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 7: Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón?

A. Thuốc lá điếu.

B. Xăng.

C. Nước sạch.

D. Phân bón.

Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?

A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.

B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh,

C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật

D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

Câu 9: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm?

A. 5%.

B. 7%.

C. 9%.

D. Không mất thuế.

Câu 10: Thuế là một phân trong thu nhập mả công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để

A. chỉ vào việc riêng của cá nhân.

B. chỉ tiêu cho những công việc chung.

C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.

D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.

Câu 11: Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

A. Đủ 16 tuổi trở lên

B. Đủ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 12: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?

A. 21/5/1990   

B. 21/4/1991   

C. 21/5/1994.   

D. 21/5/1993.

Câu 13: Độ tuôi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Đủ 16 tuổi trở lên

B. Đủ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 14: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 15: Quyền nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín.

B. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tô chức xã hội.

C. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.

D. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội

Câu 16: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Tình trạng pháp lý.

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 17: Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

A. Bầu cử đại biểu Quốc hội.

B. Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân.

C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước.

D. Biểu quyết khi được nhà nước trưng câu ý dân.

Câu 18: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử

A. Người đang bị quản thúc.

B. Người đang bị tạm giam.

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 19: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội.

B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình.

C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội.

D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 20: Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Hội đồng nhân dân.

B. Quốc hội.

C. Toà án nhân dân tối cao

D. Chính phủ.

Câu 21: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của

A. toàn dân

B. Cán bộ nhà nước.

C. lực lượng vũ trang nhân dân

D. quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 22: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?

A. 22 tuổi.

B. 24 tuổi.

C. 25 tuổi.

D. 27 tuổi.

Câu 23: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng là quyền cao quý của

A. các cơ quan quản lí nhà nước.

B. mỗi công dân và người dân Việt Nam.

C. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra

D. lực lượng quốc phòng an ninh.

Câu 24: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. bảo vệ Tổ quốc.

B. bảo vệ hoà bình.

C. bảo vệ lợi ích quốc gia.

D. bảo vệ nên độc lập.

Câu 25: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây?

A. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

D. Du lịch khám phá nền văn hoá củanước khác

Câu 26: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng Tổ quốc.

B. Phá hoại Tổ quốc.

C. Ngoại giao với các nước khác.

D. Trang bị vũ khí hiện đại.

Câu 27: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây đề góp phần bảo vệ Tổ quôc?

A. Đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách.

C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh.

D. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

Câu 28: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, đối tượng được gọi nhập ngũ ở nước ta là công dân từ đủ

A. 17 tuổi đến hết 25 tuổi

B. 17 tuổi đến hết 27 tuổi.

C. 18 tuổi đến hết 25 tuổi

D. 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

Câu 29: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

B. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.

D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

Câu 30: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

A. Phạt tiền.

B. Cảnh cáo.

C. Kỉ luật.

D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD- TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN- ĐỀ 05

Câu 1: Trong sản xuất, biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là

A. chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả.

B. buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập.

C. dùng nguyên vật liệu kém chất lượng để có lãi cao.

D. tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây của bạn K thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả?

A. Trong giờ học nhạc tranh thủ ôn lại bài môn Văn

B. Tranh thủ làm bài luôn ở trên lớp để về nhà đỡ phải học...

C. Sắp xếp thời gian và kế hoạch hợp lí để có kết quả cao trong học tập.

D. Trong giờ kiểm tra cố gắng làm bài thật nhanh để nộp trước các bạn.

Câu 3: Thay vì việc chép tay để lưu giữ các tài liệu, ngày nay chúng ta sử dụng máy photo, máy scanl để lưu giữ văn bản nhanh hơn. Việc làm đó thể hiện?

A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.

C. Việc làm hiệu quả, năng suất.

D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 4: Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?

A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất.

B. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.

C. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.

D. Cả A và C.

Câu 5: Các biểu hiện không thể hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả ?

A. Nhờ vả mọi người làm việc hộ.

B. Lười làm, ham chơi.

C. Làm việc cần người khác nhắc nhở.

D. Cả A,B,C

Câu 6: Đề làm Việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động không làm việc nào dưới đây?

A. Tích cực nâng cao tay nghề.

B. Làm bừa, làm ẩu để kịp tiến độ.

C. Lao động tự giác, tuân theo kỉ luật.

D. Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong lao động.

Câu 7: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về

A. hình thức và mẫu mã

B. nội dung và hình thức.

C. nội dung và chất lượng

D. số lượng và mẫu mã.

Câu 8: Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Chăn nuôi kết hợp với trồng thêm rau sạch.

B. Làm việc vô trách nhiệm .

C. Tranh thủ con ngủ chi Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo.

D. Cả A và C.

Câu 9: Đề ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp đó, em nên làm gì?

A. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T.

B. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả.

C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.

D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm.

Câu 10: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiệu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì?

A. Mở sách giải ra chép cùng H.

B. Không dám làm vì sợ cô biết.

C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H.

D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài.

Câu 11: Pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn những trường hớp nào dưới đây?

A. Người đã từng có vợ, có chồng

B. Người mất năng lực hành vi dân sự.

C. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

D. Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình.

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật trong hôn nhân?

A. Kết hôn giả, li hôn giả.

B. Cản trở việc tảo hôn.

C. Yêu sách của cải trong kết hôn.

D. Cản trở việc li hôn.

Câu 14: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về hôn nhân?

A. Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

B. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.

C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối.

D. Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật.

Câu 15: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ?

A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.

B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.

C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.

D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

Câu 16: Nhận định nào sau đây sai?

A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình

B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái

C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.

D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Câu 17: Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là

A. tái hôn

B. tảo hôn

C. li hôn.

D. kết hôn.

Câu 18: Hôn nhân hạnh phúc là gì ?

A. Một vợ, một chồng.

B. Một chồng, hai vợ.

C. Đánh nhau, cãi nhau.

D. Một vợ, hai chồng.

Câu 19: Bài ca dao sau lên án hủ tục nào dưới đây?

Thân em mười sáu tuổi đầu,

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.

Nói ra sợ chị em cười,

Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay.

A. Cướp vợ

B. Trọng nam khinh nữ.

C. Tảo hôn

 D. Mê tín dị đoan.

Câu 20: Kết hôn là

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn

B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn

C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn

D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn

Câu 21: Người lao động có nghĩa vụ

A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.

C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.

D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.

Câu 22: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyên làm việc của người lao động?

A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.

B. Tìm việc làm theo trình độ nghê nghiệp của bản thân.

C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.

D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.

Câu 23: Hành vi nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật?

A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước.

B. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động.

C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa.

D. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

Câu 24: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình.

B. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phân duy trì và phát triên đất nước.

C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.

D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.

Câu 25: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là

A. cam kết trách nhiệm. 

B. hợp đồng kinh doanh.

C. hợp đồng lao động. 

D. thoả thuận buôn bán.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Võ Văn Tần. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF