YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Duy Từ có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Duy Từ có đáp án sẽ giúp các em sẽ củng cố các kiến thức trọng tâm để có thể ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian làm bài : 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô xuất hiện chủ yếu ở vùng:

A. khu vực Quảng Bình -Quảng trị

B. sơn nguyên Đồng Văn

C. Tây Nguyên

D. khu  vực Nam Trung  Bộ

Câu 2: Từ Đông -Tây thiên nhiên phân hóa theo thứ tự là:

A. vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi và vùng  biển-thềm lục địa.

B. vùng đồi  núi, vùng  biển-thềm lục địa và vùng đồng bằng.

C. vùng  biển-thềm  lục địa, vùng đồng bằng ven biển  và vùng đồi núi.

D. vùng  biển- thềm lục địa, vùng đồi núi và vùng đồng bằng

Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta:

A. Cao nhất ở miền Bắc

B. Giảm  dần từ Nam ra Bắc.

C. Không khác nhau nhiều giữa các vùng.

D. Tăng dần từ Nam ra Bắc.

Câu 4: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

A. xuất hiện  thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết  lạnh  khô hoặc lạnh ẩm.

B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với  thời  tiết lạnh  khô.

C. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung  bình dưới 20ºC

D. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió  mùa chiếm ưu thế.

B. Xâm thực mạnh ở miền đồi núi  và bồi  tụ nhanh ở đồng bằng.

C. Thiên nhiên chia làm  ba dải theo chiều Đông -Tây.

D. Quá trình feralit là quá trình hình  thành đất chủ yếu.

Câu 6: Đai ôn đới gió  mùa trên núi chỉ có ở:

A. Hoàng Liên Sơn

B. Pu đen đinh và Pu sam sao

C. Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Nam

D. Trường Sơn Nam 

Câu 7: Nguyên nhân gây ra lũ quét ở nước ta là:

A. Do mưa lớn trên địa hình  bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, lớp phủ thực vật mỏng...

B. Mưa lớn có gió giật mạnh.

C. Tác động của gió  mùa Tây Nam.

D. Tất cả đều đúng 

Câu 8: Ba loại rừng nào được sự quản lí của nhà nước về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển, sử dụng?

A. Rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng giàu.

B. Rừng sản xuất, rừng giàu, rừng phòng  hộ.

C. Rừng phòng  hộ,  rừng đặc dụng, rừng  sản xuất.

D. Rừng giàu, rừng phòng hộ, rừng đặc trưng 

Câu 9: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây, Đông Phi và Tây Phi?

A. Đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.

B. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió  mùa.

C. Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu

D. Cả ba nguyên  nhân trên. 

Câu 10: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là

A. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

B.cận xích đạo gió  mùa.

C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

D. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.

Câu 11: Trung bình mỗi năm ở nước ta có bao nhiêu cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền?

A. Từ 7 -8 cơn bão.

B. Từ 1 -2 cơn bão.

C. Từ 3 -4 cơn bão.

D. Từ 5 -6 cơn bão.

Câu 12: Những thuận lợi do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp nước ta là:

A. Phát triển nền nông  nghiệp lúa nước, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.

B. Có ngành chăn nuôi phát triển quanh năm

C. Nguồn  nhiệt ẩm dồi dào, d  phát triển ngành thủy sản

D. Ý A và C đúng

Câu 13: Cho bảng số liệu:

Các loại đất

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng diện tích đất

2106,0

4057,6

Đất nông nghiệp

869,3

2607,1

Đất lâm nghiệp

519,8

302,1

Đất chuyên dùng

318,4

262,7

Đất ở

141,0

124,3

Đất chưa sử dụng

357,5

761,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Để thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất của ĐBSH và ĐBSCL, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ miền.

Câu 14: Một trong những biện  pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ởnước ta hiện nay là :

A. cấm không được khai  thác và xuất khẩu gỗ tròn.

B. nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.

C. nâng cao độ che phủ rừng.

D. giao đất giao rừng cho nông  dân.

Câu 15: Sự phân hóa địa hình: vùng biển- thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo

A. Đông -Tây.

B. Bắc -Nam.

C. Địa hình.

D. Độ cao.

Câu 16: Cho bảng số liệu:

Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

 Địa điểm

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

 Biên độnhiệt độ trung bình năm (0C)

Hà Nội

23,5

12,5

TP. HồChíMinh

27,5

3,1

Nhận định nào sau đây là không đúng với bảng số liệu trên?

A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm TP Hồ Chí Minh thấp hơn Hà Nội

B. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội  thấp hơn TP HồChí  Minh

C. Nhiệt độ trung bình năm giảm  dần từ Hà Nội vào TP.HCM

D. Biên độ nhiệt  trung bình năm giảm dần từ Hà Nội vào TP.HCM

Câu 17: Loại rừng cần phải bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn  các loài:

A. rừng đặc dụng

B. rừng giàu

C. rừng phòng hộ

D. rừng sản xuất

Câu 18: Tài nguyên giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam hiện nay là:

A. Tài nguyên nước.

B. Tài nguyên đất.

C. Tài nguyên  khoáng  sản.

D. Tài nguyên  sinh  vật

Câu 19: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TPHCM

B. Lượng mưa, lượng  bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế

C. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và TPHCM

D. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TPHCM

Câu 20: Ở miền Bắc nước ta, nhiệt độ vào mùa đông thấp là do:

A. Chịu tác động của gió mùa Tây Nam.

B. Chịu tác động của Biển Đông

C. Dãy Trường Sơn chắn gió.

D. Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.

Câu 21: Do đặc điểm nào mà dân cư ĐB sông Cửu Long  phải “Sống chung  với lũ’’?       

A. địa hình thấp so với  mực nước biển

B. lũ lên chậm và rút chậm

C. cuộc sống ở đây gắn liền với cây lúa nước

D. chế độ nước lên xuống  thất thường.

Câu 22: Dựa vào bảng sốliệu sau đây về diện  tích rừng của nước ta qua một số năm (Đơnvị: triệu ha)

Năm

1943

1975

1983

1990

1999

2003

2005

Tổng diện tích rừng

14,3

9,6

7,2

9,2

10,9

12,1

12,7

Rừng tự nhiên

14,3

9,5

6,8

8,4

9,4

10,0

10,2

Rừng trồng

0,0

0,1

0,4

0,8

1,5

2,1

2,5

Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích rừng thì vẽ loại biểu đồ nào sau đây là hợp lý nhất?

A. Biểu đồ cột chồng

B. Biểu đồ cột nhóm

 C. Biểu đồ đường

D. Biểu đồ hình tròn 

Câu 23: Ranh giới phân chia khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta là:

A. Dãy Hoành Sơn

B. Dãy Bạch Mã.

C. Dãy Hoàng Liên Sơn

D. Dãy Trường Sơn Nam

Câu 24: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía  Nam, vì  phía  Bắc?

A. tiếp  giáp  với vùng  biển  rộng  lớn

B. có một mùa đông lạnh.

C. có một mùa hạcó gió phơn Tây Nam

D. nằm gần xích đạo.

Câu 25: Ý kiến nào dưới đây không đúng với đặc điểm của gió mùa đông bắc?

A. Thổi vào nước ta theo hướng Đông bắc

B. Lạnh khô  trong suốt mùa đông

C. Lạnh khô vào đầu mùa, cuối  mùa lạnh ẩm

D. Hoạt động thành từng đợt, không liên tục

Câu 26: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa cho khu vực nào?

A.Tây Nguyên và đồngbằng Nam Bộ.

B. Phía Bắc đèo Hải Vân.

C. Trên cảnước.

D. Đồng bằng Nam Bộ.

Câu 27: Biện pháp nào sau đây không đúng trong việc làm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra?

A. Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm.

B. Sử dụng đất đai hợp lý, kết hợp trồng rừng, đảm bảo thủy  lợi.

C. Phát quang các vùng có nguy cơ lũ quét, mở rộng dòng  chảy.

D. Áp dụng kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc để hạn chế dòng chảy trên mặt và chống xói mòn đất.

Câu 28: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Đông -Tây ởvùng đồi núi phức tạp là do:

A. Gió mùa và biển Đông

B. Gió mùa và hướng các dãy núi

C. Hướng các dãy núi và độcao địa hình.

D. Gió mùa và độcao địa hình.

Câu 29: Hiện nay, sự phân bố hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào?

A. sự phân bố các tài nguyên du lịch.

B. sự phân bố dân cư.

C. sự phân bố các ngành sản xuất.

D. sự phân bố các trung tâm thương mại.

Câu 30: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 12 thứ tự các vườn quốc gia từ Bắc xuống Nam là

A. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể.

B. Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch Mã, Ba Bể.

C. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.

D. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể.

Câu 31: Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hè là

A. đông bắc

B. tây nam

C. tây bắc

D. đông nam

Câu 32: Đối với đất ở miền núi phải  bảo vệ bằng cách:

A. Tăng cường bón  phân, cải tạo thích hợp theo từng  loại đất.

B. Đẩy mạnh  thâm canh, bảo vệvốn  rừng.

C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thu lợi, canh tác nông- lâm.

D. Nâng cao hiệu  quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lý

Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía  Nam (từ 160B trở vào)?

A. Về mùa khô có mưa phùn.

B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới  200C

C. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

D. Quanh năm nóng 

Câu 34: Cho bảng số liệu:

TỔNG LƯỢNG MƯA TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 (Đơn vị: mm)

Địa điểm

Tổng lượng mưa

Lai Châu

2267,2

Sơn La

1414,6

Hà Nội

1660,6

Huế

2309,5

Đà Nẵng

2224,1

Cà Mau

2065,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về tổng lượng mưa tại một số địa điểm của nước ta năm 2014?

A. Tổng lượng mưa cao nhất ở Huế.

B. Tổng lượng mưa thấp nhất ở Hà Nội.

C. Tổng lượng mưa giảm  dần từ Bắc vào Nam.

D. Tổng lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu 35: Thời kì chuyển tiếp hoạt động giữa gió mùa Đông Bắc và Tây Nam là thời kì hoạt động mạnh.

A. Gió  mùa mùa hạ

B. Gió  mùa mùa đông

C. Gió địa phương

D. Gió Mậu dịch.

Câu 36: Nguyên nhân nào tạo ra tính chất gió mùa của khí hậu nước ta?

A. chịu ảnh hưởng mạnh mẽcủa các khối khí  hoạt động theo mùa

B. nằm trong vùng nội chí tuyến có Mậu dịch bán cầu Bắc hoạt động quanh năm

C. ở gần Xích đạo

D. hoat động của dải hội tụ nhiệt đới

Câu 37: Hệ quả của hoạt động gió mùa đối với khí hậu nước ta là:

1. Ở miền Bắc có mùa đông lạnh khô ít mưa, mùa hạnóng mưa nhiều

2. Ở miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt

3. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô

4. Khí hậu có 4 mùa rõ rệt

Có mấy ý đúng? 

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 38: Thời kì nào không phải là mùa khô ở Tây Nguyên?

A. Tháng 5 đến 10

B. Tháng 11 đến 1

C. Tháng 2 đến 4

D. Tháng 11 đến 4

Câu 39: Lượng mưa trung bình năm của nước ta là:

A. Từ 2500 đến 3000 mm.

B. Từ 3000 đến 4000  mm.

C. Từ 2000 đến 2500  mm.

D. Từ 1500 đến 2000 mm.

Câu 40: Nguyên nhân dẫn đến ô nhim môi trường ở nước ta?

1. Nguồn nước bị nhiễm  một số hóa chất độc hại có sẵn từ trong lòng đất.

2. Lượng thuốc trừsâu, phân  bón hữu cơ dư thừa trong  sản xuất nông  nghiệp.

3. Nước thải công nghiệp đổ thẳng ra sông.

4. Nước thải sinh  hoạt không  qua sử lí  thải  trực tiếp xuống  sông.

Có bao nhiêu nguyên nhân hợp lí?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

ĐÁP ÁN

1D

2C

3B

4A

5C

6A

7A

8C

9B

10C

11C

12A

13C

14D

15A

16C

17A

18B

19D

20D

21B

22A

23B

24B

25B

26A

27C

28B

29A

30C

31D

32C

33A

34A

35D

36A

37D

38A

39D

40C

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ- ĐỀ 02

Câu 1: Thuận lợi của mùa khô đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là?

A. mực nước ngầm hạ thấp                           

B. phơi sấy, bảo quản sản phẩm

C. làm đất bazan vụn bở  

D. cây cối rụng lá

Câu 2: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết nơi nào sau đây tập trung nhiều chim yến?

A. Tây Bắc          

B. Đông Nam Bộ      

C. Trường Sơn Bắc           

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 3: Bãi biển nào sau đây không thuộc Duyên hải nam trung bộ?

A. Mỹ Khê                 

B. Cà Ná                     

C. Bà Rịa                    

D. Sa Huỳnh

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư lao động của vùng đồng bằng sông Hồng

A. lao động có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa hơn ĐBSCL

B. chất lượng đứng hàng đầu cả nước

C. dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú

D. đội ngũ có trình độ cao tập trung phần lớn ở các đô thị

Câu 5: Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì 1990 - 2005.

(Đơn vị : %)

Ngành

1990

1995

2000

2002

Trồng trọt

79,3

78,1

78,2

76,7

Chăn nuôi

17,9

18,9

19,3

21,1

Dịch vụ nông nghiệp

2,8

3,0

2,5

2,2

Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là?

A. Hình cột ghép.                   

B. Cột chồng.                          

C. Miền.                      

D. Hình tròn

Câu 6: Bắc trung Bộ gồm các tỉnh

A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế

B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế

C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế

Câu 7: Hai quần đảo xa bờ thuộc về Duyên hải Nam Trung bộ?

A. Côn Sơn, Nam Du 

B. Thổ Chu, Nam Du

C. Trường Sa, Côn Sơn

D. Hoàng Sa, Trường Sa

Câu 8: Chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên nhờ vào

A. khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên cao trên 1000m

B. có một mùa mưa nhiều và một mùa khô

C. khí hậu nhiệt đới gió mùa ở các cao nguyên

D. đất bazan màu mở ở các cao nguyên

Câu 9: Ở Đông Nam Bộ để khắc phục hạn chế mùa khô kéo dài nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là:

A. thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng

B. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói món đất

C. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng

D. áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi

Câu 10: Khó khăn chính đối với trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. lũ gây ngập lụt trên diện rộng với thời gian kéo dài

B. tài nguyên khoáng sản bị hạn chế

C. đất bị nhiễm phèn, mặn trên diện rộng vào mùa khô

D. rừng bị cháy vào mùa khô

ĐÁP ÁN

1B

2D

3C

4A

5C

6C

7D

8A

9A

10C

11C

12A

13D

14B

15D

16B

17B

18D

19A

20C

21D

22C

23D

24B

25B

26A

27A

28B

29B

30A

31A

32C

33D

34B

35A

36B

37D

38D

39D

40B

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ- ĐỀ 03

Câu 1: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ngành  nông-lâm nghiệp  của vùng Đông Nam Bộ là

A. thay đổi cơ cấu cây trồng.

B. bảo vệ tài nguyên rừng.

C. đảm bảo vấn đề năng lượng.

D. thủy lợi.

Câu 2: Ngành có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu  kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là

A. dịch vụ.

B. công nghiệp cơ khí chế tạo.

C. công nghiệp điện tử tin học.

D. công nghiệp dầu khí.

Câu 3: Tuyến quốc lộ nào dưới đây không đi qua tỉnh Hải Dương?

A. Quốc lộ 3.

B. Quốc lộ 5.

C. Quốc lộ 18.

D. Quốc lộ 37.

Câu 4: Điều kiện thuận lợi nhất để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn ởnƣớc ta là

A. ngừời dân có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm.

B. nhu cầu của thị trường trong và ngoài nƣớc tăng nhanh, chính sách đầu tư của nhà nước.

C. có đất ba dan màu mỡ, tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung trên bề mặt cao nguyên rộng lớn bằng phẳng.

D. cơ sở hạ tầng và mạng lƣới giao thông vận tải đang đƣợc đầu tƣ ngày càng hiện đại.

Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết lễ hội nào dưới đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Chùa Hương.

B. Phủ Giầy

C. Đền Hùng

D.Cổ Loa

Câu 6:  Mỏ thiếc Tĩnh Túc thuộc tỉnh

A. Cao Bằng.

B. Yên Bái.

C. Hà Giang.

D. Bắc Kạn.

Câu 7: Trong các ngành giao thông vận tải sau đây của nước ta, những ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với vận tải quốc tế?

A. Đường bộ, đường hàng không.

B. Đường sắt, đường biển.

C. Đường biển, đường hàng không.

D. Đường biển, đường sông.

Câu 8: Khó khăn lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ là

A. diện tích đất mặn, đất phèn lớn, rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

B. tài nguyên khoáng sản còn nghèo, cơ cấu khoáng sản không đa dạng

C. mùa khô  kéo dài  4-5 tháng nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng, cho sinh hoạt dân cư và cho công nghiệp.

D. dân số tập trung quá đông, hệ thống cơ sở hạ tầng còn lạc hậu.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không phải là ý nghĩa của các nhà máy thủy điện đối với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Góp phần phân bố lại dân cư, lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập người dân.

B. Là cơ sởđể phát triển ngành thủy sản, du lịch.

C. Tạo ra sự thay đổi không nhỏ về môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

D. Tạo ra động lực mới cho sự phát triển, tạo tiền đề phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Câu 10: Tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Quảng Nam.

B. Quảng Ngãi

C. Bình Thuận.

D. Phú Yên.

ĐÁP ÁN

1D

2D

3A

4B

5C

6A

7C

8C

9C

10A

11C

12C

13B

14C

15D

16A

17D

18A

19B

20D

21C

22A

23B

24C

25B

26D

27B

28A

29D

30B

31B

32A

33D

34B

35B

36C

37A

38D

39B

40D

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ- ĐỀ 04

Câu 1: Nhà máy thủy điện Yaly có công suất thiết kế là

A. 270 MW.

B. 1500 MW.

C. 720 MW.

D. 702 MW

Câu 2: Công nghiệp khai thác khí đốt ở vùng Đồng bằng sông Hồng phân bố ở

A. Đồ Sơn.

B. Cát Bà.

C. Tiền Hải.

D. Hạ Long

Câu 3: Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta:

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 4: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu là do:

A. mở rộng diện tích canh tác.

B. đẩy mạnh xen canh.

C. áp dụng hình thức quảng canh

D. đẩy mạnh thâm canh.

Câu 5: Hai vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp lớn nhất nước ta là:

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Hà Tĩnh.

B. Nghệ An.

C. Quảng Bình.

D. Quảng Trị

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh

B. Hải Phòng, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, Hải Phòng.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 8: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực

A. công nghiệp.

B. thương mại

C. du lịch.

D. nông nghiệp

Câu 9: Nơi đã hai lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới là

A. vịnh Nha Trang.

B. động Phong Nha.

C. vịnh Hạ Long.

D. vườn quốc gia Cát Bà

Câu 10: Cho bảng số liệu:      

  Năm

1995

2000

2005

2010

2014

Khách nội địa (triệu lượt)

1,5

5,5

8,5

11,2

16

Quốc tế (triệu lượt)

0,3

1,4

1,7

2,1

3,5

Doanh thu du lịch (nghìn tỉ đồng)

0,8

8,0

10

17

30,3

Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về số lượng khách du lịch và doanh thu t  du lịch ở nước ta giai đoạn 1995 –2014?

A. Doanh thu du lịch tăng mạnh.

B. Số lượng khách du lịch nội địa tăngít hơn khách quốc tế.

C. Số lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh hơn khách quốc tế.

D. Số lượng khách du lịch nội địa lớn hơn khách quốc tế.

ĐÁP ÁN

1C

2C

3A

4D

5A

6D

7D

8D

9C

10B

11A

12B

13B

14C

15D

16B

17C

18B

19B

20A

21A

22A

23D

24A

25C

26D

27D

28C

29B

30S

31A

32D

33C

34A

35C

36C

37C

38B

39B

40B

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ- ĐỀ 05

Câu 1: Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng tăng lên chủ yếu là do

A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt.

B. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước.

C. nhu cầu thị trường cho tiêu dùng ngày cảng tăng

D. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển.

Câu 2: Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015- 2020 đã xác định các cây trồng chủ lực là

A. lúa, hoa kiểng, cây ăn quả.

B. lúa, hoa kiểng, cây công nghiệp ngắn ngày.

C. lúa, hoa kiểng, cây quýt hồng.

D. húa, hoa kiểng, cây nhãn.

Câu 3: Tỉnh nổi tiếng ở nước ta vẻ nuôi cá tra, cá ba sa là

A. Cà Mau.

B, Bình Thuận.

C. An Giang. 

D. Đồng Tháp.

Câu 4: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là

A. trình độ thâm canh.

B. truyền thống sản xuất. 

C. điều kiện về địa hình.

D. đất đai và khí hậu.

Câu 5: Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng giống với vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm nào sau đây?

A. Mật độ dân số cao nhất cả nước.

B. Có mùa đông lạnh.

C. Mạng lưới đô thị dầy đặc.

D. Thâm canh lúa nước.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đây mạnh đánh bắt hải sản xa bờ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Khẳng định chủ quyền biển - đảo của nước ta.

B. Thúc đẩy phát triển nhanh của ngành vận tải biển. 

C. Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ.

D. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. 

Câu 7: Cho biểu đồ sau hình 3:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Số khách du lịch và doanh thu từ đu lịch nước ta giai đoạn 2000 - 2014.

B. Cơ cấu số khách du lịch đến nước ta và doanh thu từ du lịch giai đoạn 2000 - 2014.

C. Sự chuyên dịch cơ cầu khách du lịch đến nước ta giai đoạn 2000 - 2014.

D. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 2000 - 2014.

Câu 8: Đô thị loại 2 được công nhận năm 2018 ở Đồng Tháp là

A. Thành phố Cao Lãnh.

B. Thành phố Sa Đéc.

C. Thị xã Hồng Ngự.

D. Thị trắn Mỹ An.

Câu 9: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển chủ yếu dựa vào

A. mạng lưới giao thông thuận lợi.

B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

C. cơ sở vật chất - kĩ thuật được nâng cấp.

D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 10: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO THÀNH PHẢN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: %)

Thành phần kinh tế

2010

2014

Kinh tế Nhà nước

33,6

35,6

Kinh tế ngoài Nhà nước

49,1

45,6

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

17,3

18,8

Tổng số

100,0

100,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống Kê 2015)

Để thể hiện cơ cầu GDP phân theo thành phẩn kinh tế của nước ta năm 2010 và năm 2014 thì biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ tròn.

---{Còn tiếp}---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Duy Từ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF