Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Thị Điểm. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em và quý thầy cô dạng đề thi thử phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: (7 điểm)
Viết 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ sau:
“…Không có kính, rồi xe không có đèn…”
1. Đoạn thơ vừa chép được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ?
4. Trong chương trình Ngữ văn 9 còn có một bài thơ khác cũng nói về tình đồng chí, đồng đội. Đó là bài thơ nào? Của ai?
5. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe trong khổ thơ trên.
PHẦN II: (3 điểm)
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là việc tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, hợp lý
1. Hãy chỉ rõ tình huống truyện đó.
2. Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm, em có suy nghĩ gì về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I (7 điểm).
Câu 1
- Chép đúng ba câu thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
“Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
- Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969.
Câu 2
* Giải thích ý nghĩa nhan đề:
- Nhan đề khá dài tưởng có chỗ thừa bởi chứa tới 8 âm tiết khiến cho nó gần với văn xuôi hơn là sự chắt lọc của thơ nhưng lại thu hút người đọc bởi vẻ lạ và độc đáo “xe không kính”. Không những thế, đây không phải là một chiếc xe mà là một “tiểu đội xe không kính”.
- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính. Đó vừa là hình ảnh độc đáo vừa là hình ảnh phán ánh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.
- Hai chữ “Bài thơ” gợi một cái nhìn mơ mộng vào đời sống chiến tranh khốc liệt. Hóa ra thi sĩ không muốn dừng ở những chiếc xe không kính khốc liệt mà chủ yếu nói về chất thơ của hiện thực ấy - chất thơ của tâm hồn người chiến sĩ, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan, dũng cảm và khúc khích tiếng cười bay lên trên bom đạn...
- Nhan đề đã thể hiện nội dung tư tưởng chủ đề của bài thơ và trở thành một nhan đề ấn tượng: khốc liệt mà mộng mơ; hiện thực mà lãng mạn; gồ ghề chất văn xuôi mà vẫn bay bổng chất thơ ca...
Câu 3
* Những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ:
- Điệp từ: Từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần trong 2 câu thơ “Không kính rồi xe không có đèn. Không có mui xe, thùng xe có xước.”
- Hoán dụ: Hình ảnh “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
- Liệt kê: Kính, đèn, mui xe, thùng xe
- Đối lập, tương phản: “không” và “có”.
+ Không kính, không đèn, không mui nhưng lại có xước.
+ Không kính, không đèn, không mui nhưng quan trọng là “có một trái tim”.
Câu 4
- HS nêu đúng tên tác phẩm: Đồng chí
- HS nêu đúng tên tác giả: Chính Hữu
Câu 5
* HS hoàn thành đoạn văn diễn dịch:
- Mở đoạn: Đạt yêu cầu về hình thức là trình bày trong một đoạn văn (tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ xuống dòng) và nội dung là nêu được ý chính của cả đoạn (phẩm chất cao đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn là tinh thần dũng cảm và tình yêu nước nồng nàn).
- Thân đoạn: Biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (điệp từ, hoán dụ, tương phản, lời thơ giản dị…) có dẫn chứng, lý lẽ làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp thấm thía trách nhiệm, niềm tin và lý tưởng của những người lính lái xe Trường Sơn. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến đấu chống Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cụ thể như sau:
+ Càng đi sâu vào chiến trường, người chiến sĩ lái xe càng gặp nhiều gian khổ ác liệt; bom rơi, đạn nổ càng dữ dội. Điệp từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần: “Không có kính … có xước” làm cho những chiếc xe càng thêm biến dạng nhưng vẫn băng băng ra trận:“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Chữ “có” trong “có xước” không làm cho những chiếc xe vơi đi sự tàn phá mà lại làm cho chúng tiếp tục bị tàn phá, bị biến dạng thêm.
+ Hình ảnh hoán dụ “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe Trường Sơn. Hình ảnh ấy đã nâng cao tình cảm, tầm vóc của những người chiến sĩ đầy khí phách, lý tưởng và niềm tin góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của bài thơ.
+ Không kính, không đèn, không mui nhưng có xước và quan trọng là “có một trái tim”. Cùng với nghệ thuật điệp từ, liệt kê, nghệ thuật đối lập, tương phản giữa phương tiện vật chất với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ở những chữ “không” và “có” đã tạo thành phép chơi chữ tài hoa cho thấy sức mạnh quyết định của chiến tranh không phải là vũ khí, là phương tiện vật chất mà là con người với nhiệt huyết và lý tưởng cao đẹp.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. VĂN-TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm)
Câu 1: (2 điểm).
a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
b. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu 2: (2 điểm).
a. Thế nào là thuật ngữ?
b. Từ in đậm trong câu sau có phải là thuật ngữ không? Vì sao?
Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim.
II. LÀM VĂN: (6 điểm).
Hãy kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. VĂN-TIẾNG VIỆT
Câu 1
a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
“…Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
b. Hai câu thơ kết khẳng định phẩm chất anh hùng, bất khuất của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Dù những chiếc xe “ không có…” thiếu đi nhiều thứ nhưng đẹp nhất trong xe “ có một trái tim” – một tình yêu Tổ quốc nồng nàn. Trái tim của tuổi trẻ giàu nhiệt huyết, sẵn sàng, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm để chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp giải phóng đất nước.
Câu 2
a. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
b. Từ in đậm không phải là thuật ngữ. Vì có tính biểu cảm, thể hiện nội dung: nếu cần cù, cố gắng, quyết tâm thì sẽ thành công.
II. LÀM VĂN
a. Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện và lý do là câu chuyện đáng nhớ.
b. Thân bài:
* Kể theo trình tự không gian, thời gian.
- Sự việc mở đầu: hoàn cảnh xảy ra sự việc.
- Diễn biến câu chuyện, các sự việc trong câu chuyện (suy nghĩ, cảm giác, đối thoại, độc thoại)
- Cao trào , đỉnh điểm sự việc : việc đáng nhớ, ấn tượng … (những suy nghĩ, tâm trạng, đối thoại, nội tâm.)
- Kết thúc câu chuyện, sự việc: bài học, ý nghĩa câu chuyện được kể.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi
Câu 1. Tác giả bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là ai?
A. Thanh Hải.
B. Chính Hữu.
C. Huy Cận.
D. Viễn Phương.
Câu 2. “Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ” định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây?
A. Phương châm về chất.
B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm cách thức.
Câu 3. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được sáng tác vào thời kì nào?
A. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
C. Thời kì trung đại.
D. Thời kì sau năm 1975.
Câu 4. “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…”.(Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1).
Câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc hình thức ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 5 (3.0 điểm). Cho đoạn văn:
“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ…”.
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
b) Câu văn“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc” là câu đơn hay câu ghép?
c) Từ nội dung phần trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người.
Câu 6 (5.0 điểm).
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều của Nguyễn Du).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm).
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1. C
2. D
3. B
4. A
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm).
Câu 5.
a) Tên văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
b) Câu văn: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.” => là câu đơn.
c) Viết đoạn văn
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau đáp ứng được những nội dung cơ bản sau:
- Tình yêu thương là sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống. Đó là tình cảm tốt đẹp nhất, là món quà tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng.
* Bàn luận:
- Biểu hiện của tình yêu thương: cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến, trân trọng những người có phẩm chất đạo đức, tình cảm cao đẹp…
- Được sống trong tình yêu thương, sống để yêu thương mỗi chúng ta sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc, có thêm niềm tin, sức mạnh và khát khao vươn tới.
- Cuộc sống sẽ trở nên khô cằn, u tối nếu thiếu tình yêu thương, nếu xung quanh ta là những người vị kỉ.
* Liên hệ: Mỗi chúng ta phải luôn thắp lên ngọn lửa yêu thương, kết nối trái tim của triệu triệu con người.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất ra tờ giấy làm bài.
Câu 1: Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 2: Trong các từ “xuân” sau đây (trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển?
A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân.
B. Làn thu thủy nét xuân sơn.
C. Ngày xuân con én đưa thoi.
D. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Câu 3: Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?
A. Tiếng Pháp.
B. Tiếng Anh.
C. Tiếng Hán.
D. Tiếng Nga.
Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là….:
A. Nói móc.
B. Nói leo.
C. Nói mát.
D. Nói hớt.
Câu 5: Trong các từ Hán - Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là “gió”?
A. Phong lưu.
C. Cuồng phong.
B. Phong kiến.
D. Tiên phong.
Câu 6: Trong những cách nói sau, cách nói nào không sử dụng phép nói quá?
A. Chưa ăn đã hết.
B. Đứt từng khúc ruột.
C. Một tấc đến trời.
D. Sợ vã mồ hôi.
Câu 7: Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn.
B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm thán.
D. Câu trần thuật.
Câu 8: Các thành ngữ: ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
A. Phương châm về chất.
B. Phương châm cách thức.
C. Phương châm lịch sự.
D. Phương châm quan hệ.
II. Đọc - hiểu văn bản (2,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Câu 3: Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?
“Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
III. Tập làm văn (5,5 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2: (3,5 điểm)
Hãy kể một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với thầy(cô) giáo cũ mà em nhớ mãi.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm)
Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm
1. B
2. A
3. C
4. B
5. C
6. D
7. B
8. A
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. VĂN - TIẾNG VIỆT (4,0 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Nêu chủ đề của truyện.
Câu 2: (2 điểm)
Kể tên các cách phát triển từ vựng. Giải thích nghĩa của từ “sốt” trong hai câu sau:
a. Anh ấy bị sốt cao.
b. Cuối năm, các siêu thị đang trong cơn sốt hàng điện tử.
II. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Hãy kể lại một việc tốt em đã làm, khiến bố mẹ ( hoặc thầy cô) vui lòng.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. VĂN-TIẾNG VIỆT
Câu 1
- Tóm tắt truyện ngắn “Làng” - Kim Lân
+ Trong kháng chiến ông Hai là người làng chợ Dầu, có lòng yêu làng quê thắm thiết, buộc phải rời làng, đi tản cư.
+ Ở nơi tản cư, ông nghe tin đồn làng chợ Dầu theo giặc ông rất khổ tâm và xấu hổ.
+ Khi tin làng ông theo Tây là tin thất thiệt, được cải chính thì ông lại vui vẻ, phấn chấn như xưa – khoe lòng yêu nước, yêu làng của mình.
+ Chủ đề: Truyện thể hiện tình yêu nước chân thật, trong sáng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Câu 2
- Có hai cách phát triển từ vựng:
+ Phát triển về nghĩa: theo phương thức ẩn dụ và hoàn dụ
+ Phát triển về số lượng: tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Giải nghĩa từ sốt”:
+ Trong câu a: “sốt” là sự tăng nhiệt độ của cơ thể người lên quá mức bình thường do bị bệnh.
+ Trong câu b: “sốt” là sự tăng đột ngột về nhu cầu mua hàng hóa, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Thị Điểm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !