Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Hoàng Hoa Thám sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.
TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I. (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian, lối sống, nếp sống”
(Sách Giáo dục công dân 7)
Câu 1: Đoạn văn cung cấp thông tin về điều gì? Viết đoạn văn (5 - 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Câu 2: Chỉ ra lỗi dùng từ trong đoạn trên sửa lại cho đúng (0,75 điểm)
Phần II. (3 điểm)
“Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”
Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”
Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.
Phần III. (4 điểm)
Bằng lời kể của nhân vật ông Ba trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện từ khi ông Sáu được về thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ ra nhà ngoại (có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I. (3 điểm)
Câu 1: Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống (0,5 điểm)
* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa (0,75 điểm)
- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam
- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.
- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Câu 2:
- Lỗi sai khi dùng từ: “Chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác” (0,5 điểm)
- Sửa: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác” (0,5 điểm)
Phần II. (3 điểm)
Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)
* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau
* Biểu hiện:
- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà
- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi
- Học trò lễ phép chào thầy cô
- Bạn bè chào nhau thân mật
- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp
* Nguyên nhân:
- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức
- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế
Phần III. (4 điểm)
Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
a. Mở bài:
- Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le (0,5 điểm)
- Ông Sáu: nhân vật chính, nhiều phẩm chất cao đẹp, là người cha hết lòng thương yêu con (0,5 điểm)
b. Thân bài:
* Hoàn cảnh của nhân vật (0,5 điểm)
- Ông Sáu một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ mãi tới khi con gái 8 tuổi mới được trở về
- Ông Sáu đại diện cho người dân Nam bộ yêu nước, kiên trung
- Ông Sáu là người có tình yêu thương con tha thiết
- Tình cảm sâu nặng của ông Sáu thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà, khi ông ở trong rừng tại chiến khu (2 điểm)
* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê
- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp
- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con
- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu
* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu
- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông
- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông
- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
(Bếp lửa - Bằng Việt)
Câu 1 (0,5đ): Thói quen của bà là gì?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.
Câu 4 (2đ): Từ nội dung chính của đoạn thơ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu.
II. Làm văn (6đ):
Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
- Thói quen của người bà là dậy sớm và nhóm bếp lửa.
Câu 2 (0,5đ):
- Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: lận đận, tâm tình, thiêng liêng.
Câu 3 (1đ):
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: đảo ngữ (đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ (lận đận đời bà…; nhóm…)
- Tác dụng: nhấn mạnh vào từ ngữ ở đầu câu, giúp bạn đọc hình dung ra nỗi vất vả của bà cũng như hiểu hơn về cuộc đời bà.
Câu 4 (2đ):
- Nội dung của đoạn thơ: nỗi nhớ của người cháu về những kỉ niệm bên bà đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương với bà.
- Suy nghĩ về tình cảm bà cháu: tình cảm bà cháu là tình cảm cao đẹp, nhất là khi từ nhỏ cháu đã gắn bó bên bà, được bà yêu thương, chăm sóc.
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu bản thân và hoàn cảnh câu chuyện.
b. Thân bài:
* Tuổi thơ trong kí ức người lính
- Sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ.
- Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, cùng các bạn lên đường nhập ngũ.
- Những năm tháng chiến tranh gian khổ: vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi.
- Mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó: ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu - Lưu Trọng Lư)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên.
Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 4 (2đ): Từ bài thơ trên hãy trình bày cảm nhận của em về mùa thu.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
Câu 2 (0,5đ):
- Những sự vật được nhắc đến trong khổ thơ: mùa thu, trăng mờ, rừng thu, lá thu, con nai vàng.
Câu 3 (0,75đ):
- Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc: “Em không nghe…?”
- Tác dụng: Làm cho bài thơ giàu chất nhạc như là lời tâm tình với người yêu.
Câu 4 (2đ):
Cảm nhận về mùa thu:
- Thiên nhiên: thời tiết dịu mát hơn, lá xanh dần úa vàng, không gian gợi chút buồn man mác.
- Con người: mùa tựu trường, rằm trung thu…
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Nêu những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả?
Câu 3: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao
Câu 4: Qua bài thơ, em hiểu thế nào về cách sống của tác giả? Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân?
II. Làm văn (6đ):
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Câu 2:
- Những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả: một mai, một cuốc, một cần câu, thơ thẩn, sống ở nơi vắng vẻ, ăn uống đạm bạc (thu ăn măng trúc, đông ăn giá), xuân tắm hồ sen hạ tắm ao, uống rượu dưới bóng cây và coi thường vinh hoa phú quý.
Câu 3:
- Nét nghệ thuật đặc sắc: đối lập: (ta - người, dại - khôn, vắng vẻ - lao xao).
- Tác dụng: nhấn mạnh sự an nhàn, mặc kệ sự đời, mặc kệ người đời cho là dại để tác giả sống một cuộc sống của mình.
Câu 4:
- Cách sống của tác giả: an nhàn, đạm bạc nhưng bình yên không bon chen, vướng bận sự đời.
- Điều học tập được: không nên tranh giành, đấu đá nhau, bon chen trong xã hội mà cố gắng sống một cuộc sống bình yên, thanh thản, tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống.
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai.
b. Thân bài:
* Khái quát về hoàn cảnh của nhân vật ông Hai
- Nghe theo chính sách của Đảng, gia đình ông phải đi tản cư.
- Ở nơi ở mới, ông tích cực tăng gia sản xuất nhưng luôn nhớ về ngôi làng của mình, không biết làng đã thay đổi ra sao.
- Luôn nhớ về những kỉ niệm lúc còn ở làng.
- Chán ngán nơi ở hiện tại và luôn mong được quay trở về làng.
- Trước khi nghe tin làng theo giặc: Náo nức nghe ngóng thông tin của cuộc kháng chiến.
* Khi nghe tin làng theo giặc
- Khi có người nhắc đến làng mình thì giật bắn người.
- Khi nghe tin làng mình theo giặc: cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng người đi, tưởng như không thể thở được, không tin vào những gì đã nghe.
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“… Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…”
(Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy)
Câu 1: Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì?
Câu 2: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
- Cây tre mang những phẩm chất: khiêm tốn, chịu thương chịu khó, lạc quan, đoàn kết.
Câu 2:
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: nhân hóa (cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người).
- Tác dụng: tô điểm, nhấn mạnh vẻ đẹp của cây tre.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Hoàng Hoa Thám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !