YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Bà Điểm

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Bà Điểm gồm các đề thi khác nhau kèm đáp án, giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 12 NĂM 2021-2022 CÓ ĐÁP ÁN

TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM

1. Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Ai muốn làm gì thì làm.

B. Người vợ quyết định công việc trong gia đình.

C. Người chồng làm trụ cột và quyết định mọi việc.

D. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Tổ chức các lớp học giáo lý cho người theo đạo.

B. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.

C. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.

D. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn.

Câu 3: Trong khi tuần tra, anh A là cảnh sát khu vực phát hiện B và C đang trộm cắp tài sản của ông H, anh A đã bắt được B còn C bỏ chạy không bắt được. Sáng hôm sau trên đường đến cơ quan anh A phát hiện C đang ngồi uống cà phê, anh A đã cùng đồng đội bắt được C. Trong trường hợp này, việc bắt C là hành vi

A. bắt người đúng theo quy định của pháp luật.

B. bắt người trái pháp luật.

C. xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

D. xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 4: Công dân bình đẳng trước pháp luật là

A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

Câu 5: Hợp đồng lao động có hiệu lực khi

A. người sử dụng lao động đã đồng ý nhận lao động.

B. từ ngày hai bên ký kết hợp đồng lao động.

C. hai bên đã đặt bút ký.

D. người lao động đã đồng ý nhận làm việc.

Câu 6: Bình thường khi tỉnh táo thì ông B ít nói, chăm chỉ làm việc và thương yêu vợ con nhưng mỗi khi uống rượu say ông lại đánh chửi vợ con chạy khắp xóm. Trong trường hợp này ông B đã vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ

A. vợ chồng và con cái.          B. thân thiết giữa vợ và chồng.

C. tình cảm giữa vợ và chồng.            D. nhân thân giữa vợ và chồng.

Câu 7: Văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

B. Quyết định của UBND tỉnh A về việc phê duyệt kế hoạch năm học 2017 - 2018 của giáo dục THPT tại địa phương.

C. Quyết định của UBND tỉnh A quy định mức thu đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.

D. Quyết định của UBND tỉnh A về việc thành lập ban chỉ đạo kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 tại địa phương.

Câu 8: Phương châm nào sau đây không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo với đạo pháp và dân tộc?

A. Kính Chúa yêu nước.         B. Lợi đạo ích đời.

C. Buôn thần bán thánh.         D. Tốt đời đẹp đạo.

Câu 9: Nghi ngờ B lấy trộm xe máy của mình, T đã trói và nhốt B trong nhà kho. Việc làm của T đã vi phạm quyền nào của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

D. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.

Câu 10: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. chính trị.     B. kinh tế.       C. văn hóa, giáo dục.  D. tự do tín ngưỡng.

Câu 11: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với anh A do anh A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ tại ngã tư. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã

A. sử dụng pháp luật.  B. tuân thủ pháp luật.  C. áp dụng pháp luật.  D. thi hành pháp luật.

Câu 12: Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

B. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.

C. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh.

D. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

Câu 13: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát trừ trường hợp

A. đang đi nghỉ dưỡng.          B. bỏ trốn.       C. đang bị truy nã.      D. phạm tội quả tang.

Câu 14: Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giám đốc X và cô V.         B. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.

C. Vợ chồng Giám đốc X.      D. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.

Câu 15: Nghĩa vụ quan trọng nhất của công dân khi thực hiện kinh doanh là

A. thực hiện phòng cháy chữa cháy.  B. nộp thuế đầy đủ.

C. bảo vệ người tiêu dùng.     D. bảo vệ môi trường

Câu 16: H và M là nhân viên bán hàng cho công ty dược phẩm C. Cả hai cùng đạt doanh thu cao nên đều được đề nghị khen thưởng nhưng do làm mất lòng con trai giám đốc, H bị loại khỏi danh sách trên. Trong trường hợp này, Giám đốc đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế.      B. Kinh doanh.           C. Dân sự.       D. Lao động.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm):

Câu 1. (1,5 điểm): Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Bình đẳng trong gia đình có làm xóa đi ranh giới giữa các thành viên trong gia đình không?

Câu 2. (3 điểm): Vì sao nói pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với công dân?

Câu 3. (1,5 điểm): Cho tình huống:

       Ông Chủ tịch xã Y một lần uống rượu say, trở về trụ sở ủy ban, thấy trên bàn có một báo cáo của bộ phận tài vụ chuyển sang, trong đó ghi tên 3 hộ chưa kịp đóng quỹ lao động công ích của địa phương. Ông Chủ tịch xã quá tức giận. Sẵn có hơi men trong người, ông ra lệnh cho ông an xã lập tức bắt giam hai chủ hộ tại UBND vì tội chậm nộp quỹ lao động công ích. Ngoài ra ông còn tuyên bố khi nào người nhà đem tiền đến nộp quỹ thì mới thả người về.

     Theo em, ông Chủ tịch xã làm như vậy có vi phạm pháp luật không? Vì sao? Nếu có thì ông có thể sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý gì?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

B

A

B

B

D

C

C

A

C

C

C

D

A

B

D

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu

Đáp án

Thang điểm

 

 

 

 

 

1

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

* Bình đẳng trong gia đình không làm xóa đi ranh giới giữa các thành viên trong gia đình vì:

+ Nó yêu cầu mỗi thành viên trong gia đình  hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ đó.

+ Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình góp phần tạo nên sự dân chủ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình  nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện tốt các chức năng cơ bản của gia đình.

0,5đ

 

 

 

0,5đ

 

0,25đ

 

0,25đ

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với công dân:

* Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Vì: Hiến pháp, các luật và văn bản dưới luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, giáo dục,...đã thừa nhận, cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền công dân trong các lĩnh vực cụ thể.

Do đó, pháp luật là căn cứ và phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, pháp luật còn hướng dẫn công dân cách thức thực hiện các quyền công dân.

* Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Vì: Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng đã quy định trong đó thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Các quy định đó chính là căn cứ và phương tiện để công dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.

3,0đ

0,5đ

 

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

3

* Ông Chủ tịch xã làm như vậy là vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

* Giải thích:

- Ông Chủ tịch xã không có quyền bắt người trong trường hợp trên và ông vi phạm điều 123 Bộ Luật Hình sự “Tội bắt giam, giữ người trái pháp luật”.

* Ông Chủ tịch xã có thể sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý sau:

- Trách nhiệm hình sự.

- Trách nhiệm dân sự.

- Trách nhiệm kỷ luật.

0,5đ

0,5đ

 

 

0,5đ

2. Đề số 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1: Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là

A. hoạt động tín ngưỡng.       B. hoạt động tôn giáo.

C. hoạt động thực tiễn.           D. hoạt động tâm linh.

Câu 2: Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp

A. người đó đang thực hiện tội phạm.

B. có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.

C. có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.

D. người đó phạm tội nghiêm trọng.

Câu 3: Hiểu như thế nào là không đúng về bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.

B. Cha mẹ được sử dụng sức lao động của con chưa thành niên.

C. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.

D. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ.

Câu 4: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí và chất độc hại, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính là vì quy định này

A. góp phần bảo vệ môi trường.

B. nhằm xử lí những hành vi hủy hoại môi trường.

C. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

D. làm cho môi trường được trong sạch.

Câu 5: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm chính trị.         B. trách nhiệm xã hội.

C. trách nhiệm đạo đức.         D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 6: Anh Nguyễn Văn A có một trang trại nuôi gà giống. Sau một thời gian anh A đã quyết định vay vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô chăn nuôi. Từ việc chỉ cung cấp gà giống thì đến nay trang trại của anh còn cung cấp trứng và gà thịt. Điều đó thể hiện anh A được bình đẳng

A. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

B. thực hiện quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh.

C. chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.

D. chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.

Câu 7: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

A. Vì bất đồng quan điểm nên đã đánh người gây thương tích.

B. Bố mẹ phê bình con cái khi con mắc lỗi.

C. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.

D. Bắt người theo quy định của Tòa án.

Câu 8: Anh Q đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh H. Hậu quả là anh H bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 21%. Trường hợp này, trách nhiệm pháp lí anh Q phải chịu là

A. trách nhiệm kỉ luật.            B. trách nhiệm dân sự.

C. trách nhiệm hình sự.          D. trách nhiệm hành chính.

Câu 9: Luật Giao thông đường bộ quy định: Mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Điều này thể hiện pháp luật

A. có tính quyền lực, bắt buộc chung.            B. có tính bắt buộc chung.

C. có tính xác định chặt về mặt hình thức.     D. có tính quy phạm phổ biến.

Câu 10: Bà B kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề bị cấm. Trong trường hợp này bà B đã không

A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật   C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật.

Câu 11: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ khi đang nuôi con

A. dưới 13 tháng tuổi. B. dưới 14 tháng tuổi. C. dưới 15 tháng tuổi. D. dưới 12 tháng tuổi.

Câu 12: Trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn?

A. 12 giờ.        B. 6 giờ.          C. 24 giờ.        D. 18 giờ.

Câu 13: Việc hưởng quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi.           B. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị.

C. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.          D. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ

A. ngang nhau trong sở hữu tài sản riêng.      B. ngang nhau trong sở hữu tài sản chung.

C. khác nhau trong sở hữu tài sản riêng.        D. khác nhau trong sở hữu tài sản chung.

Câu 15: Trong cơ quan quyền lực của Nhà nước việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số là thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng tham gia quản lí nhà nước.

C. quyền bình đẳng giữa các công dân.         D. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐA

B

A

B

C

D

D

A

C

D

C

D

A

B

B

A

C

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung

Kiến thức

Điểm

Câu 1 (3đ)

1. Hành vi của Hạnh đã xâm phạm tới quyền gì của Giang?

- Hành vi của Hạnh đã xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Biểu hiện:

- Hạnh tung tin xấu, nói xấu bạn: Giang mở sách mới được điểm cao.

- Gây thiệt hại về danh dự cho Giang (các bạn có suy nghĩ không đúng về Giang)

0.5

 

0.5

0.5

2. Nếu là Giang em có thể và cần phải làm gì trong trường hợp này?

(GV linh động cho điểm trong ứng xử tình huống của HS)

- Nên trực tiếp nói chuyện với Hạnh, giải thích cho bạn rõ về hành vi chưa đúng của Hạnh đối với mình.

+ Nếu bạn biết nhận lỗi nên cho bạn một cơ hội và yêu cầu Hạnh đính chính lại những thông tin sai lệch về mình với các bạn trong lớp.

+ Nếu bạn cố tình không nhận lỗi thì báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để tìm hướng giải quyết cho phù hợp.

0.5

 

 

0.5

 

0.5

Câu 2

(2đ)

Nội dung: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động? Liên hệ bản thân.

 

 

- Học sinh trình bày khái niệm bình đẳng trong lao động.

- Nội dung:

+ Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

+ Không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.

+ Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng.

* Liên hệ bản thân (GV linh động cho điểm ở nội dung này).

- Là một học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường để thực hiện quyền lao động của mình trước hết học sinh cần:

+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống, kĩ năng mềm.

+ Học tập, tích lũy tri thức để chuẩn bị  tốt cho kì thi THPTQG sắp tới.

+ Lựa chọn ban (KHTN, KHXH) phù hợp với khả năng của mình (liên quan trực tiếp đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh).

+ Nếu lực học ở mức trung bình có thể chỉ thi tốt nghiệp và đi học nghề…

+ Sau này lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình…

0.25

 

0.25

 

0.25

 

 

0.25

 

 

1.0

3. Đề số 3

Câu 1: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.                     B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.                   D. Bình đẳng về quyền con người.

Câu 2: Dân tộc được hiểu là

A. một tổ chức người có chung tập quán.            B. cộng đồng người cùng sống với nhau.

C. tất cả mọi người sống trong một quốc gia.      D. một bộ phận dân cư của một quốc gia.

Câu 3: Chị H kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nhưng không đăng ký kinh doanh. Chị thuê em T (14 tuổi) con nhà hàng xóm đi giao hàng và trả lương tương đối cao. Trong trường hợp này, chị H đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Lao động và dân sự.                                           B. Kinh doanh và lao động.

C. Dân sự và hành chính.                                       D. Kinh doanh và dân sự.

Câu 4: Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh S đi qua chị đã nhờ anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, S ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị X hô mọi người giữ lại nhưng không được. S đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn N không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh S làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40 triệu đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Anh N, anh S và chị X.                                      B. Anh S, chị X và bà V.

C. Anh S và anh N.                                                  D. Anh N và bà V.

Câu 5: Ông S là Giám đốc công ty L tự ý lấy xe công vụ của cơ quan đi lễ chùa. Khi đang lưu thông trên đường thì xe của ông va chạm với xe chở hoa của bà M đang dừng khi có đèn đỏ. Kiểm tra thấy xe ô tô bị xây sát, ông S đã lớn tiếng quát tháo, xô đổ xe của bà M làm vỡ yếm và gương xe. Thấy vậy, anh G và anh D là bảo vệ ngân hàng gần đó chạy ra xem. Quá bức xúc về hành vi của ông S, anh G đã cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của ông S. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông S và anh G.                                                  B. Ông S, anh G và anh D.

C. Ông S và bà M.                                                    D. Ông S, bà M và anh G.

Câu 6: Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm của mình.                                       B. trách nhiệm Nhà nước.

C. quyền và nghĩa vụ.                                             D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 7: Đồng bào của mỗi tôn giáo là

A. một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam.

B. một bộ phận người sống riêng lẻ, độc lập.

C. một bộ phận người cần áp dụng các chính sách hỗ trợ đặc biệt.

D. tập hợp những người được ưu tiên về các hoạt động văn hóa.

Câu 8: Cảnh sát giao thông xử lý việc B đi xe máy ngược chiều là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                               B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                  D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 9: Nhận định nào sau đây thể hiện tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật?

A. Phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe.

B. Không cứu giúp người khác khi họ gặp nạn là vi phạm pháp luật.

C. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

D. Người tham gia giao thông không được chở quá hai người.

Câu 10: Người sử dụng lao động ưu tiên đối với người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, điều này thể hiện bình đẳng trong

A. thực hiện quyền lao động.                                 B. giao dịch hợp đồng lao động.

C. lao động nam và lao động nữ.                           D. việc sử dụng người lao động.

Câu 11: Các đồng chí cảnh sát giao thông xử lý các hành vi vi phạm giao thông khi tham gia giao thông. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò là

A. phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

B. cách để thể hiện quyền lực của giai cấp cầm quyền.

C. công cụ để bảo vệ quyền lợi của gia cấp cầm quyền.

D. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 12: D kinh doanh vật liệu xây dựng đã thuê L (14 tuổi) giao hàng. Có lần L giao hàng chậm, D đã đánh L trọng thương (pháp y giám định tỉ lệ thương tật là 20%). Hành vi của D là vi phạm

A. dân sự.                      B. hành chính.                  C. kỉ luật.                           D. hình sự.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

B

D

B

C

A

C

A

C

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

D

D

C

B

A

D

A

A

D

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

C

C

B

A

B

A

D

A

C

A

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

ĐA

B

D

C

A

D

D

D

C

A

B

4. Đề số 4

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?

A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Đi xe hàng hai, hàng ba cản trở các phương tiện khác.

C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.

D. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.

Câu 2.  Mỗi quy tắc xử xự thường được thể hiện thành

A. nhiều quy định pháp luật.                                   B. một số quy định pháp luật.

C. một quy phạm pháp luật.                                    D. một số quy phạm pháp luật.

Câu 3. Một đạo luật chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi:

A. Đạo luật đó mang bản chất xã hội

B. Đạo luật đó mang bản chất giai cấp

C. Đạo luật vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp

D. Đạo luật đó mang bản chất xã hội hoặc mang bản chất giai cấp

Câu 4. Pháp luật không những quy định về quyền của công dân mà còn quy định rõ

A. phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.

B. cách thức để công dân thực hiện quyền của mình.

C. hành động để công dân thực hiện quyền của mình.

D. việc làm để công dân thực hiện quyền của mình.

Câu 5. Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.

B. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chi A.

C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.

D. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.

Câu 6. Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. sử dụng pháp luật.                                                               B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                                              D. áp dụng pháp luật.

Câu 7. Hành vi nào dưới đây tương ứng với hình thức thi hành pháp luật?

A. Học sinh đến trường để học tập.

B. Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.

C. Nhà máy không xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

D. Nam không thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 8. Anh A sử dung điện thoại di động khi đang điều  khiển xe máy. Công an xử phạt hành chính với anh A. Việc làm của công an là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. sử dụng pháp luật.                                                               B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                                              D. áp dụng pháp luật.

Câu 9. Người có thu nhập cao chủ động nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật là

A. sử dụng pháp luật.                                                               B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                                              D. áp dụng pháp luật.

Câu 10. Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật nào dưới đây?

A. Hành động.                                                         B. Không hành động.

C. Có thể hành động.                                               D. Có thể không hành động.

Câu 11. Ông M bán hàng lấn chiếm vỉa hè. Khi lực lượng chức năng nhắc nhở ông M hùng hổ gây rối trật tự công cộng. Hành vi của ông M phải chịu trách nhiệm nào?

A.  Trách nhiệm hình sự.                    B. Trách nhiệm hành chính.                           

C. Trách nhiệm dân sự.                       D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 12: Mai học lớp 12 (17 tuổi), Dân học lớp 10 (15 tuổi), tan học buổi chiều 2 bạn điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều đường một chiều. Cảnh sát giao thông yêu cầu hai bạn dừng xe và xử lí vi phạm. Bạn Mai bị phạt tiền với mức 100.000 đồng. Bạn Dân không bị phạt tiền mà chỉ cảnh cáo bằng văn bản. Tại sao trong trường hợp này, đối với cùng một hành vi vi phạm như nhau mà cảnh sát giao thông áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau?

A. Vì Dân còn nhỏ, mới học lớp 10, nên hình phạt nhẹ hơn.

B. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào quy định của pháp luật đối với từng đối tượng cụ thể.

C. Do việc xử phạt của cảnh sát giao thông không công bằng, thiên vị.

D. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào thái độ nhận thức pháp luật của mỗi người.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

11

B

21

C

31

A

2

C

12

B

22

D

32

C

3

C

13

C

23

D

33

C

4

A

14

B

24

C

34

D

5

A

15

C

25

A

35

B

6

B

16

A

26

B

36

B

7

D

17

B

27

A

37

D

8

D

18

A

28

A

38

D

9

B

19

B

29

C

39

B

10

C

20

A

30

D

40

A

5. Đề số 5

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Đâu là đặc trưng của pháp luật?

A.  Tính quy phạm phổ biến. 

B.  Tính độc lập tương đối.  

C.  Tính độc lập tuyệt đối.  

D.  Tính độc lập hoàn toàn.

Câu 2: Tính chặt chẽ về hình thức của pháp luật thể hiện ở

A. văn bản pháp luật diễn đạt chính xác, rõ nghĩa. 

B. mọi cá nhân phải xử sự theo pháp luật.

C. mọi tổ chức phải xử sự theo pháp luật.                

D. cưỡng chế khắc phục hậu quả do làm trái pháp luật

Câu 3: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bản chất của ai?

A. Của riêng giai cấp công nhân.           

B. Của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân lao động.

C. Của giai cấp công nhân và các giai cấp trí thức.  

D. Của giai cấp công nhân và các giai cấp khác.

Câu 4: Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ

A. gắn bó, tác động qua lại với nhau.   

B. là nền tảng của nhau.

C. độc lập, tách rời nhau.                      

D. tùy theo từng giai đoạn xã hội.

Câu 5: Để công dân thực hiện đúng pháp luật, nhà nước cần phải

A. ngăn chặn những trường hợp đã vi phạm.    

B. xử lý thật nặng những người vi phạm.

C. động viên mọi người thực hiện    .               

D. tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi người.

Câu 6: Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A. Sử dụng pháp luật                                                                  

B. Thi hành pháp luật

C.Tuân thủ pháp luật                                                                  

D. Áp dụng pháp luật

Câu 7: Công dân không làm điều mà pháp luật cấm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A. Sử dụng pháp luật                                                              

B. Thi hành pháp luật

C.Tuân thủ pháp luật                                                               

D. Áp dụng pháp luật

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây là nội dung của hình thức tuân thủ pháp luật ?

A. Công dân thực hiện các quyền

B. Công dân thực hiện các nghĩa vụ

C. Công dân không làm điều mà pháp luật cấm

D.  Công dân không vi phạm pháp luật

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?

A. Là hành vi trái pháp luật

B. Người có hành vi trái pháp luật có lỗi

C.Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

D. Là hành vi vi phạm đến đạo đức

Câu 10: Công dân A không buôn bán  tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong trường hợp này công dân A đã:

A. Sử dụng pháp luật .

B.Tuân thủ pháp luật.

C.Không tuân thủ  pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

x

 

 

 

 

B

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

x

x

 

 

x

 

x

x

 

x

C

x

 

x

x

 

x

x

x

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

x

 

D

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

x

 

x

 

 

 

 

x

 

x

 

 

 

 

x

x

 

 

 

x

B

 

 

 

 

 

x

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

C

 

x

 

x

x

 

 

 

 

 

 

x

 

x

 

 

x

 

 

 

D

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

x

 

x

 

 

 

 

x

 

 

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Bà Điểm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF