Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về sự phân bố lãnh thổ giữ các khu vực thông qua nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Âu Cơ có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT ÂU CƠ |
ĐỀ THI GIỮA HK2 NĂM 2020-2021 KIỂM TRA ĐỊA 12 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
1. ĐỀ 1
Câu 1: Hậu quả của gia tăng dân số nhanh ở nước ta là
A. Gây sức ép cho kinh tế xã hội và môi trường.
B. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
C. Cung cấp nguồn lao động dồi dào.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 2: Thực trạng nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta?
A. Tập trung đông ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du, miền núi.
B. Tập trung đông ở nông thôn, ít ở thành thị.
C. Dân cư nông thôn ít, thành thị nhiều.
D. Dân cư nông thôn nhiều và thành thị ít.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Tây Nguyên
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 4: Đặc điểm nào không đúng khi nói về lao động nước ta?
A. Cần cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm
B. Công nhân kĩ thuật lành nghề ngày càng nhiều
C. Năng suất lao động cao so với các nước trong khu vực
D. Lao động dồi dào, mỗi năm bổ sung hơn 1 triệu lao động
Câu 5: cho bảng sau: CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009 (đơn vị: %)
Năm |
1990 |
2000 |
2005 |
2009 |
Cây công nghiệm hàng năm |
45,2 |
34,9 |
34,5 |
28,0 |
Cây công nghiệp lâu năm |
54,8 |
65,1 |
65,5 |
72,0 |
Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB thống kê 2012
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng trên?
A. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm giảm, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm tăng.
B. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều giảm.
C. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm tăng, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm giảm.
D. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều tăng.
Câu 6: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN NƯỚC TA
Đơn vị : %
Năm |
Thành thị |
Nông thôn |
1990 |
19,5 |
80,5 |
1995 |
20,8 |
79,2 |
2000 |
24,2 |
75,8 |
2005 |
26,9 |
73,1 |
Nguồn: Số liệu SGK Địa lý 12, NXB Giáo Dục Việt Nam năm 2015
Biểu đồ thích hợp để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn là:
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ đường.
Câu 7: Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước ta là:
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 8: Năm 2006, dân số Việt Nam có vị trí như thế nào?
A. Thứ 3 Đông Nam Á, thứ 14 trên Thế Giới
B. Thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 trên Thế Giới
C. Thứ 2 Đông Nam Á, thứ 14 trên Thế Giới
D. Thứ 2 Đông Nam Á, thứ 13 trên Thế Giới
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có giá trị sản xuất công nghiệp là
A. Từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng
B. Dưới 9 nghìn tỉ đồng
C. Trên 120 nghì tỉ đồng
D. Từ trên 40 -120 nghìn tỉ đồng
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 001 – 1 000 000 người là
A. Cà Mau
B. Cần Thơ
C. Long Xuyên
D. Mỹ Tho
ĐÁP ÁN
1. A; 2. C; 3. D; 4. C; 5. C; 6. A; 7. D; 8. B; 9. A; 10. B
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
2. ĐỀ 2
Câu 41: Vùng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng Sông Cửu Long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng Sông Hồng
Câu 42: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.
A. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
D. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
Câu 43: Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là
A. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
B. đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m.
C. các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
D. đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.
Câu 44: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 – 2007, nhận xét nào sau đây đúng?
A. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng, khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định.
B. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
C. tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
D. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản.
Câu 45: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là:
A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan B. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan
C. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh D. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ
Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong miền khí hậu phía Nam không có vùng khí hậu nào?
A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. B. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. D. Vùng khí hậu Nam Bộ.
Câu 47: Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do
A. nhiều hoang mạc, bồn địa. B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
C. điều kiện tự nhiên không thuận lợi. D. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.
Câu 48: Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là
A. nóng và khô. B. lạnh, trời âm u nhiều mây.
C. lạnh và ẩm. D. lạnh, khô và trời quang mây.
Câu 49: Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. số lượng quá đông đảo.
B. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.
C. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế
D. tập trung chủ yếu ở nông thôn với trình độ còn hạn chế.
Câu 50: Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta?
A. Phía đông B. Phía tây C. Phía bắc D. Phía nam
ĐÁP ÁN
41 |
A |
42 |
B |
43 |
A |
44 |
A |
45 |
A |
46 |
A |
47 |
C |
48 |
D |
49 |
D |
50 |
C |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 51-80 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
3. ĐỀ 3
Câu I:
a. Trình bày các loại tài nguyên thiên nhiên của vùng biển nước ta?
b. Trình bày đặc điểm phân bố dân số của nước ta. Phân tích ảnh hưởng của những đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.?
Câu II: Dựa vào Atlat địa lí và kiến thức đã học:
a. Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới .
b. Trình bày hiện trạng sản xuất lúa của nước ta. Giải thích tại sao trong những năm gần đây diện tích lúa có xu hướng giảm nhẹ.
ĐÁP ÁN
Câu I:
a.
- Tài nguyên thủy sản (dẫn chứng)
- Tài nguyên khoáng sản (dẫn chứng)
- Tài nguyên du lịch (dẫn chứng)
b.
* Đặc điểm: Phân bố không đồng đều
- Giữa đồng bằng và miền núi (dẫn chứng)
- Giữa TT và NT (dẫn chứng)
* Ảnh hưởng
Khai thác tài nguyên không hợp lý, sử dụng không hợp lý nguồn lao động, ….
Câu II:
a.
* Thuận lợi
- Khí hậu:
- Địa hình và đất trồng
=> Ảnh hưởng tới cơ cấu mùa vụ, sản phẩm, hình thức canh tác....
* Khó khăn:
Thiên tai, sâu bệnh....
b.
* Hiện trạng:
- Diện tích: (dẫn chứng)
- Năng suất: (dẫn chứng)
- Sản lượng: (dẫn chứng)
- Sản lượng/ người tăng: (dẫn chứng)
- Xuất khẩu 3-4 triệu tấn
- Vùng trọng điểm:
* Giải thích tại sao trong những năm gần đây diện tích lúa có xu hướng giảm nhẹ.
- Đô thị hóa, diện tích đất chuyên dùng tăng
- Chuyển đổi mục đích sử dụng, tăng diện tích trồng sau, cây ăn quả....
{-- Còn tiếp --}
4. ĐỀ 4
Câu 1: Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
Câu 2: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất nhập khẩu |
Đơn vị |
2007 |
2010 |
Tổng giá trị xuất nhập khẩu |
Tỉ USD |
111,3 |
157,0 |
Cơ cấu |
|
|
|
- Giá trị xuất khẩu |
% |
43,7 |
46,0 |
- Giá trị nhập khẩu |
% |
56,3 |
54,0 |
a. Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện qui mô và cơ cấu Giá trị xuất nhập khẩu trong năm 2007-2010
b. Nhận xét về sự thay đổi qui mô và cơ cấu Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
* Thuận lợi:
- Có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú.
- Có nhiều ngư trường (4 ngư trường trọng điểm)
- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn.
- Nhiều sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch
* Khó khăn
- Hàng năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông
- Khoảng 30 – 35 đợt gió mùa đông bắc
Câu 2:
* Vẽ 2 biểu đồ tròn có tính bán kính
Vẽ đẹp, chính xác, có chú thích, có tên biểu đồ
* Nhận xét:
- Giá trị XNK tăng (SL)
- Cơ cấu thay đổi:
+ tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (SL)
+ tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (SL)
{-- Còn tiếp --}
5. ĐỀ 5
Câu 1: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do
A. nằm ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
B. có vị trí chính trị quan trọng trên trường quốc tế.
C. có dân số đông, nguồn lao động dồi dào giá rẻ.
D. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn trên thế giới.
Câu 2: Cho bảng số liệu
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1955 - 2017
Năm |
1955 |
1970 |
1985 |
2005 |
2017 |
Số dân thành thị (triệu người) |
32,1 |
60,4 |
113,5 |
231,8 |
315,8 |
Tỉ lệ dân thành thị (%) |
17,2 |
21,5 |
28,4 |
41,3 |
48,7 |
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Á giai đoạn 1955 - 2017, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp. B. Đường. C. Miền. D. Tròn.
Câu 3: Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Câu 4: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là
A. mùa khô hay bị thiếu nước ngọt. B. thiên tai thường xuyên xảy ra.
C. đất đai nhiều nơi bị thoái hóa. D. tài nguyên phân bố không tập trung.
Câu 5: Yếu tố nào sau đây không phải là nhân tố kết hợp với các nhân tố còn lại làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo hướng Tây Đông?
A. Địa hình nước ta cao ở phía Tây. B. Ảnh hưởng của hướng núi.
C. Ảnh hưởng của gió mùa. D. Ảnh hưởng của biển Đông.
Câu 6: Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở
A. Thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý
B. Số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý
C. Giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý
D. Số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý
Câu 7: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng
A. Bắc Trung Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Vịnh Bắc Bộ. D. Nam Trung Bộ.
Câu 8: Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là
A. Đảm bảo việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đi đôi với sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu.
C. Phòng chống, khắc phục các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
D. Phát triển dân số và tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên sạch.
Câu 9: Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc không phải do sự khác nhau về
A. lượng mưa. B. số giờ nắng. C. lượng bức xạ. D. nhiệt độ trung bình.
Câu 10. Khô hạn kéo dài ở miền Bắc thường xảy ra ở những nơi
A. có các khối núi cao. B. sườn núi đón gió biển.
C. đồng bằng ven biển. D. thung lũng khuất gió.
{-- Còn tiếp --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Âu Cơ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:
- Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Yên Lạc
- Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Huệ
Chúc các em học tập tốt !