YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Châu Văn Liêm

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu với các em tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Châu Văn Liêm nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức, góp phần chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 12

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Xảy ra ở hạt nhân có số khối lớn

B. Là phản ứng có thể điều khiển được

C. Xảy ra ở nhiệt độ rất cao             

D. Là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 2Quá trình phóng xạ nào không có sự biến đổi cấu tạo hạt nhân?

A. Phóng xạ α.                   

B. Phóng xạ γ

C. Phóng xạ β+.                 

D. Phóng xạ β-

Câu 3: Một conn lấc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động với tần số góc là:

A. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \) 

B. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)

C. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \) 

D. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)

Câu 4: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình \({x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) và \({x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\) thì pha ban đầu của dao động tổng hợp xác định bởi

A. \(\tan \varphi  = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}\)

B. \(\tan \varphi  = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} - {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} - {A_2}\cos {\varphi _2}}}\)

C. \(\tan \varphi  = \frac{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}\)

D. \(\tan \varphi  = \frac{{{A_1}\cos {\varphi _1} - {A_2}\cos {\varphi _2}}}{{{A_1}\sin {\varphi _1} - {A_2}\sin {\varphi _2}}}\)

Câu 5: Một con lắc lò xo dao động tắt dần, nguyên nhân tắt dần của dao động này là do

A. kích thích ban đầu

B. vật nhỏ của con lắc

C. ma sát

D. lò xo

Câu 6: Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng \(\lambda \). Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng

A. \(\left( {2k + 1} \right)\lambda \), với \(k = 0, \pm 1, \pm 2,...\)

B. \(2k\lambda \), với \(k = 0, \pm 1, \pm 2,...\)

C. \(k\lambda \), với \(k = 0, \pm 1, \pm 2,...\)

D. \(\left( {2k + 0,5} \right)\lambda \), với \(k = 0, \pm 1, \pm 2,...\)

Câu 7: Quang phổ liên tục của một vật

A. không phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ. 

B. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.

C. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật. 

D. phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ.

Câu 8: Natri \({}_{11}^{24}Na\) là chất phóng xạ β- có chu kì bán rã là T. Ở thời điểm t = 0, khối lượng natri là 12g. Sau khoảng thời gian 3T thì số hạt β- sinh ra là

A. 1023 hạt.                     

B. 2.1023 hạt

C. 5,27.1023 hạt.             

D. 2,63.1023 hạt.

Câu 9: Chu kì trong dao động điều hòa có đơn vị là

A. héc             B. kilogam 

C. mét             D. giây

Câu 10: Sóng cơ truyền được trong các môi trường

A. rắn, lỏng và khí

B. chân không, rắn và lỏng

C. lỏng, khí và chân không

D. khí, chân không và rắn

II. Phần tự luận (7,0 điểm)

Câu 11 : (3 điểm) Trong phản ứng hạt nhân: \({}_7^{14}N + {}_2^4He \to {}_1^1H + {}_8^{17}O.\)  Động năng của hạt \(\alpha \)  bằng 9,7 MeV, của proton là 7,0 MeV. Xác định góc giữa phương chuyển động của hạt  \(\alpha \) và proton.

Câu 12: (2,0 điểm) Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 4cm, chu kì T = 0,5s. Vật nặng của con lắc có khối lượng m = 0,4 kg. Lấy \({\pi ^2} = 10\).

a) Xác định độ cứng của lò xo.

b) Tính cơ năng của con lắc.

Câu 13: (2,0 điểm) Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có phương trình sóng là \(u = 8\cos \left( {4\pi t - 0,02\pi x} \right)\). Với u và x tính bằng cm và t tính bằng giây. Hãy xác định:

a) Biên độ, chu kì và tần số sóng.

b) Bước sóng và tốc độ truyền sóng trên dây.

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm

1. D

2. B

3. D

4. A

5. C

6. D

7. B

8. D

9. D

10. A

Câu 11:

Phương trình phản ứng hạt nhân:

\({}_7^{14}N + {}_2^4He \to {}_1^1H + {}_8^{17}O\)

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng trong phản ứng hạt nhân ta có:

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {{P_\alpha }}  = \overrightarrow {{P_H}}  + \overrightarrow {{P_O}}  \\ \Rightarrow P_O^2 = P_H^2 + P_\alpha ^2 - 2{P_H}.P\alpha .cos\varphi \\ \Rightarrow m_O^2.v_O^2 = m_H^2.v_H^2 + m_\alpha ^2.v_\alpha ^2 - 2{m_H}.{v_H}.{m_\alpha }.{v_\alpha }.cos\varphi \\ \Rightarrow {m_O}.{{\rm{W}}_O} = {m_H}.{{\rm{W}}_H} + {m_\alpha }.{{\rm{W}}_\alpha } - 2\sqrt {{m_H}.{{\rm{W}}_H}.{m_\alpha }.{\rm{W}}\alpha .cos\varphi } \,\,\,\,\,\,(1)\end{array}\)

Theo định luật bảo toàn năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân ta có:

\(\begin{array}{l}({m_H} + {m_\alpha } - {m_H} - {m_O}){c^2} = {{\rm{W}}_H} + {{\rm{W}}_O} - {\rm{W}}\alpha \\{{\rm{W}}_O} = ({m_H} + {m_\alpha } - {m_H} - {m_O}){c^2} + {{\rm{W}}_\alpha } - {{\rm{W}}_H}\\{{\rm{W}}_O} = (14,003074 + 4,002603 - 1,007825 - 16,999133).931,5 + 9,7 - 7,0\\ = 1,507\,MeV\,\,\,\,\,\,\,(2)\end{array}\)

Thay (2) vào (1) ta suy ra \(cos\varphi  = 0,612 \Rightarrow \varphi  = {52^0}\)

Câu 12:

a)

Ta có: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } \Rightarrow \omega  = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{0,5}} = 4\pi \left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)

Độ cứng của lò xo là:

\(k = m{\omega ^2} = 0,4.{\left( {4\pi } \right)^2} = 64N/m\)

b)

Cơ năng của con lắc lò xo là:

\[{\rm{W}} = \frac{1}{2}{\rm{k}}{{\rm{A}}^2} = \frac{1}{2}.64.0,{04^2} = 0,0512J = 51,2mJ\]

Câu 13:

Phương trình sóng: \(u = 8\cos \left( {4\pi t - 0,02\pi x} \right)\)

a)

Biên độ: A = 8 cm

Chu kì: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{4\pi }} = 0,5\left( s \right)\)

Tần số: \(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{0,5}} = 2\left( {Hz} \right)\)

b)

Ta có: \(\frac{{2\pi x}}{\lambda } = 0,02\pi x \Leftrightarrow \lambda  = 100cm\)

Tốc độ truyền sóng:

\(v = \frac{\lambda }{T} = \frac{{{{100.10}^{ - 3}}}}{{0,5}} = 2m/s\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cosωt (x tính bằng cm). Chất điểm dao động với biên độ

A. 8 cm.                          

B. 2 cm.

C. 4 cm.                          

 D. 1 cm.

Câu 2: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng

A. một phần tư bước sóng.

B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng.

D. hai bước sóng.

Câu 3: Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng

A. một số nguyên lần bước sóng.

B. một phần tư bước sóng.

C. một nửa bước sóng.

D. một bước sóng.

Câu 4: Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

B. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

C. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

D. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

Câu 5: Hai dao  động  điều hòa cùng phương, có phương trình x1 = Acos(ωt) và x2 = Acos(ωt - π) là hai dao động:

A. lệch pha π/2

B. cùng pha.

C. ngược pha.

D. lệch pha π/3

Câu 6: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc a0. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là \(\ell \), mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

A. \(\dfrac{1}{4}mg\ell \alpha _0^2\).

B. \(2mg\ell \alpha _0^2\).

C. \(mg\ell \alpha _0^2\)

D. \(\dfrac{1}{2}mg\ell \alpha _0^2\).

Câu 7: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400g, lò xo khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy p2 = 10. Dao động của con lắc có chu kì là:

A. 0,8s.                            

B. 0,4s.

C. 0,2s.                            

D. 0,6s.

Câu 8: Một máy biến áp có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến áp này

A. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.

B. là máy tăng áp.

C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.

D. là máy hạ áp.

Câu 9: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều u = U0sinωt  thì độ lệch pha của hiệu điện thế u với cường độ dòng điện i trong mạch được tính theo công thức

A. tanφ = (ωL – ωC)/R

B. tanφ = (ωL + ωC)/R

C. tanφ = (ωL – 1/(ωC))/R

D. tanφ = (ωC – 1/(ωL))/R

Câu 10: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng

A. một phần tư bước sóng.

B. một nửa bước sóng.

C. một số nguyên lần bước sóng.

D. một bước sóng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

C

C

A

C

6

7

8

9

10

D

B

D

C

A

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB = 80cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hòa với tần số 50Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là

A. 40m/s.                         B. 20m/s.

C. 10m/s.                         D. 5m/s.

Câu 2: Khi mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm tăng thêm 70 dB thì cường độ âm tại điểm đó tăng

A. 10lần.                        

B. 10lần.

C. 10lần.                        

D. 10lần.

Câu 3: Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110 m/s và có bước sóng 0,25 m. Tần số của sóng đó là

A. 440 Hz                        

B. 27,5  Hz

C. 50  Hz                         

D. 220  Hz

Câu 4: Đặt điện áp u = U0cos(100πt - π /6) V vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là I = I0cos(100πt + π/6) A. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng

A. 0,50.                            B. 1,00.

C. 0,86.                            D. 0,71.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa theo  phương ngang với chu kì T. Biết ở thời điểm t vật có li độ 5cm, ở thời điểm t + \(\dfrac{T}{4}\) vật có tốc độ 50cm/s. Giá trị của m bằng

A. 0,5 kg                          B. 1,0 kg

C. 0,8 kg                          D. 1,2 kg

Câu 6: Một sợi dây đàn hồi có sóng dừng. Trên dây những điểm dao động với cùng biên độ A1 có vị trí cân bằng liên tiếp cách đều nhau một đoạn d1 và những điểm dao động với cùng biên độ A2 có vị trí cân bằng liên tiếp cách đều nhau một đoạn d2. Biết A> A2 > 0. Biểu thức nào sau đây đúng:

A. d1 = 0,25d2                 

B. d1 = 0,5d2

C. d1 = 4d2                      

D. d1 = 2d2

Câu 7: Ở mặt nước, có hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình  uA = uB = 2cos(20πt) mm. Tốc độ truyền sóng là 30 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phần tử M ở mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 10,5 cm và 13,5 cm có biên độ dao động là

A. 2 mm.                          B. 4 mm.

C. 1 mm.                          D. 3 mm.

Câu 8: Đặt điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\) (V) vào hai đầu một đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R = 100 Ω cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Khi đó, điện áp hai đầu tụ điện là \({u_C} = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\) (V). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB bằng

A. 100 W.                        

B. 200 W.

C. 400 W.                        

D. 300 W.

Câu 9: Một con lắc đơn dao động điều hoà tại địa điểm A với chu kì 2s. Đưa con lắc này tới địa điểm B cho nó dao động điều hoà, trong khoảng thời gian 201s nó thực hiện được 100 dao động toàn phần. Coi chiều dài dây treo của con lắc đơn không đổi. Gia tốc trọng trường tại B so với tại A

A. tăng 0,1%.                  

B. tăng 1%.

C. giảm 1%.                     

D. giảm 0,1%.

Câu 10: Đặt điện áp u = 90\(\sqrt {10} \)cos \(\omega \)t (V) vào đoạn mạch AB nối tiếp theo thứ tự R, C, cuộn dây thuần cảm có L thay đổi được. Khi ZL = ZL1 hoặc ZL = ZL2 thì UL1 = UL2 = 270V. Biết 3ZL2 - ZL1 =150 \(\Omega \) và tổng trở của đoạn mạch RC trong hai trường hợp là 100\(\sqrt 2 \) \(\Omega \). Giá trị UL max gần giá trị nào nhất:

A. 150V                           B. 180V

C. 284V                           D. 175V

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

A

A

A

B

6

7

8

9

10

D

B

C

C

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1:Trong công nghiệp, tia laser được dùng để khoan, cắt, tôi... chính xác trên kim loại là dựa vào đặc điểm nào của tia laser?

A. Cường độ lớn và tần số cao. 

B. Tính đơn sắc và kết hợp cao.

C. Cường độ lớn và tính định hướng cao.

D. Tính kết hợp và tính định hướng cao.

Câu 2: Cho phản ứng hạt nhân \({}_3^6Li + X \to {}_4^7Be + {}_0^1n\) . Hạt nhân X là

A. \({}_1^3T\)                         

B. \({}_1^2H\)                       

C. \({}_2^4He\)                     

D. \({}_1^1H\)

Câu 3: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Bề rộng 6 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8mm. Tần số ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm l

A. 7,5.1014 Hz.                   

B. 6,25.108 Hz

C. 6,25.1014 Hz                 

D. 7,5.108 Hz

Câu 4: Poloni \(_{84}^{210}Po\) phóng xạ α và biến đổi thành chì \({}_{82}^{206}Pb\) . Chu kỳ bán rã là 138 ngày. Cho rằng toàn bộ hạt nhân chì sinh ra trong quá trình phân rã đều có trong mẫu chất. Tại thời điểm t1 tỉ số giữa hạt nhân Poloni và hạt nhân chì có trong mẫu là \(\frac{1}{7}\) , tại thời điểm \({t_2} = {t_1} + \Delta t\) thì tỉ số đó là \(\frac{1}{{31}}\) . Khoảng thời gian ∆t là:

A. 267 ngày                           

B.  138 ngày

C. 414 ngày                           

D.  69 ngày.

Câu 5: Công dụng nào sau đây không phải của tia tử ngoại?

A. Chữa bệnh còi xương.

B. Tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại.

C. Được ứng dụng trong các bộ điều khiển từ xa của tivi, quạt, máy lạnh.

D. Dng để tiệt trùng thực phẩm trước khi đóng gói hoặc đóng hộp.

Câu 16: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng bằng ánh sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6µm và λ2 = 0,4µm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng bậc 7 của bức xạ có bước sóng λ1, số vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là

A.                 B. 6     

C. 8                 D. 5

Câu 7: Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.

B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.

C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.

D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.

Câu 8: Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là U = 30kV. Xem như vận tốc ban đầu của chùm êlectrôn phát ra từ catốt bằng không. Tần số lớn nhất của tia Rơnghen do ống này phát ra có thể là

A. 60,38.1018 Hz.         

B. 7,25.1018 Hz.

C. 60,38.1015 Hz.          

D. 7,25.1015 Hz.

Câu 9: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe là 0,4mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 0,64µm. Tại điểm M cách vân trung tâm 5,6mm là

A. vân sáng bậc 4       

B. vân tối thứ 3 

C. vân tối thứ 4         

 D. vân sáng bậc 3

Câu 10: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0,4µm; 0,5µm và 0,6µm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm, số vị trí mà ở đó chỉ có một bức xạ cho vân sáng?

A. 22.                                     B. 20. 

C. 30.                                     D. 27.

ĐÁP ÁN

1.C

2.B

3.C

4.A

5.C

6.D

7.A

8.B

9.C

10.B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có  độcứng k và vật nhỏ khối lượng m. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Chu kì dao động của con lắc là

A. \(\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{m}{k}} \)

B. \(2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)

C. \(2\pi \sqrt {\dfrac{k}{m}} \)

D. \(\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \)

Câu 2: Dao động của con lắc đồng hồ là

A. dao động điện từ.

B. dao động cưỡng bức.

C. dao động tắt dần.

D. dao động duy trì.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?

A. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

B. Sóng âm truyền được trong chân không.

C. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

D. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Câu 4: Tại cùng một nơi trên mặt đất, nếu tần số dao động điều hoà của con lắc đơn chiều dài ℓ = 1m, g = π2m/s2 thì chu kì dao động điều hoà của con lắc đơn là:

A. 4s.                               B. 2s.

C. 8s .                              D. 1s .

Câu 5: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng dây, mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế U1 = 200V, khi đó hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2 = 10V. Bỏ qua hao phí của máy biến áp thì số vòng dây cuộn thứ cấp là

A. 500 vòng                     

B. 100 vòng

C. 25 vòng                       

D. 50 vòng

Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều u = 200\(\sqrt 2 \) cos100pt (V) vào hai đầu một đoạn mạch gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 1/ H và tụ điện có điện dung C = F mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

A. 0,75 A.                        B. 1,5 A.

C. 2 A.                             D. 22 A.

Câu 7: Cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch là i = 4cos(100πt + π/3)(A) (t tính bằng s) cường độ dòng điện hiệu dụng của đoạn mạch là:

A. 2A.                              

B. 4A

C. \(4\sqrt 2 \)A                          

D. 8 A

Câu 8: Ta có thể tổng hợp hai dao động điều hòa khi hai dao động

A. cùng phương, cùng tần số.

B. cùng phương, cùng tần số, có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

C. cùng biên độ, cùng tần số.

D. cùng tần số, có hiệu số pha không đổi.

Câu 9: Đặt điện áp u = U\(\sqrt 2 \) cosωt (với U và ω không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết điện trở thuần R và độ tự cảm L của cuộn cảm thuần đều xác định còn tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi điện dung của tụ điện đến khi công suất của đoạn mạch đạt cực đại thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là 2U. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần lúc đó là

A. U\(\sqrt 2 \) .             

B. U.

C. 3U.                   

D. 2U.

Câu 10: Đặt điện áp u = 310cos(100πt) V (t tính bằng s) vào hai đầu một đoạn mạch. Kể từ thời điểm t = 0, điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch này đạt giá trị 155 V lần đầu tiên tại thời điểm

A. t = 1/60 s.                    

B. t = 1/600 s.

C. t = 1/120 s.                  

D. t = 1/300 s.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

D

D

B

D

6

7

8

9

10

C

B

B

D

D

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Châu Văn Liêm. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF