HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Thuận Thành số 1, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2021 MÔN TOÁN Thời gian: 90 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Đồ thị hàm số \(y=\frac{x-1}{2x+1}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?
A. \(2\). B. \(4\). C. \(1\). D. \(3\).
Câu 2: Thể tích của khối chóp có diện tích đáy \(B\)và chiều cao \)h\) bằng
A. \({{B}^{2}}h\).
B. \(3Bh\).
C. \(\frac{1}{3}Bh\).
D. \(Bh\).
Câu 3: Cho \(\int\limits_{1}^{3}{\frac{x+3}{{{x}^{2}}+3x+2}\text{d}x}=a\ln 2+b\ln 3+c\ln 5\) với a, b, c là các số nguyên. Giá trị của \(a+b+c\) bằng
A. \(1.\) B. \(0.\) C. \(2.\) D. \(3.\)
Câu 4: Cho hình trụ có bán kính đáy \(r\). Gọi \(O\) và \({O}'\)là tâm của hai đường tròn đáy với \(O{O}'=2r\). Một mặt cầu tiếp xúc với hai đáy của hình trụ tại \(O\) và \({O}'\). Gọi \({{V}_{C}}\) và \({{V}_{T}}\) lần lượt là thể tích của khối cầu và khối trụ. Khi đó \(\frac{{{V}_{C}}}{{{V}_{T}}}\) bằng
A. \(\frac{5}{3}\).
B. \(\frac{3}{4}\).
C. \(\frac{1}{2}\).
D. \(\frac{2}{3}\).
Câu 5: Tập nghiệm của bất phương trình \({{2}^{{{x}^{2}}-2x}}>8\) là
A. \(\left( -\infty ;-1 \right)\).
B. \(\left( 3;+\infty \right)\).
C. \(\left( -1;3 \right)\).
D. \(\left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( 3;+\infty \right)\).
Câu 6: Cho hàm số \(y=\frac{2x-3}{x-2}\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Gọi \(I\) là giao điểm của các đường tiệm cận của \(\left( C \right)\). Biết rằng tồn tại hai điểm \(M\) thuộc đồ thị \(\left( C \right)\) sao cho tiếp tuyến tại \(M\) của \(\left( C \right)\) tạo với đường tiệm cận của một tam giác có chu vi nhỏ nhất. Tổng hoành độ của hai điểm \(M\) là:
A. \(4\). B. \(0\). C. \(3\). D. \(1\).
Câu 7: Ông A gửi vào ngân hàng \(50\) triệu đồng với lãi suất \(0,5%/\)tháng. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu tháng thì ông A có được số tiền cả gốc lẫn lãi nhiều hơn \(60\)triệu đồng? Biết rằng trong suốt thời gian gửi, lãi suất ngân hàng không đổi và ông A không rút tiền ra.
A. \(38\) tháng. B. \(36\) tháng. C. \(40\) tháng. D. \(37\)tháng.
Câu 8: Gọi \(M\) và m lần lượt là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-9x-7\) trên đoạn \(\left[ -4;3 \right]\). Giá trị \(M-m\) bằng
A. \(8\). B. \(32\). C. \(33\). D. \(25\).
Câu 9: Tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=\frac{x+m}{x+1}\)trên đoạn \(\left[ 1;2 \right]\) bằng \(8\) (\(m\) là tham số thực). Khẳng định nào sau đây là đúng?
Câu 10: Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính bằng \(R=3\) và đường sinh \(l=6\) bằng
A. \(108\pi \). B. \(36\pi \). C. \(18\pi \). D. \(54\pi \).
ĐÁP ÁN
1A 2C 3C 4D 5D 6A 7D 8B 9B 10B
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-50 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Tập nghiệm của phương trình \({{2}^{{{x}^{2}}-1}}=4\) là
A. \(S=\left\{ \sqrt{3} \right\}.\)
B. \(S=\left\{ -\sqrt{3};\sqrt{3} \right\}.\)
C. \(S=\left\{ -\sqrt{2};\sqrt{2} \right\}\)
D. \(S=\left\{ -2;2 \right\}.\)
Câu 2: Xét tất cả các số thực dương \(a\) và \(b\) thỏa mãn \({{\log }_{3}}a={{\log }_{27}}\left( {{a}^{2}}\sqrt{b} \right).\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A.\({{a}^{2}}=b.\)
B. \({{a}^{3}}=b.\)
C. \(a=b.\)
D. \(a={{b}^{2}}\).
Câu 3: Cho hình chóp tứ giác \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(8\left( cm \right),\) chiều cao SH bằng \(3\left( cm \right).\) Tính thể tích khối chóp?
A. \(V=64\left( c{{m}^{3}} \right).\)
B. \(V=16\left( c{{m}^{3}} \right).\)
C. \(V=24\left( c{{m}^{3}} \right).\)
D. \(V=48\left( c{{m}^{3}} \right).\)
Câu 4: Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có số hạng đầu \({{u}_{1}}=2,\) công sai \(d=3.\) Số hạng thứ 5 của \(\left( {{u}_{n}} \right)\) bằng
A. 30. B. 10. C. 162. D. 14.
Câu 5: Đồ thị hàm số \(y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}+5\) cắt đường thẳng\(y=6\) tại bao nhiêu điểm?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 6: Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
A.\(y=-{{x}^{2}}+x-1.\)
B.\(y=-{{x}^{3}}+3x+1.\)
C.\(y={{x}^{3}}-3x+1.\)
D. \(y={{x}^{4}}-{{x}^{2}}+1.\)
Câu 7: Đường cong trong hình vẽ sau là đồ thị của hàm số nào?
A.\(y={{x}^{4}}-4{{x}^{2}}+1.\)
B.\(y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}-1.\)
C. \(y=-{{x}^{4}}+4{{x}^{2}}+1.\)
D. \(y={{x}^{4}}+2{{x}^{2}}+1.\)
Câu 8: Tính đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right)={{2}^{3x-1}}\) thì khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(f'\left( x \right)=\left( 3x-1 \right){{2}^{3x-2}}.\)
B. \(f'\left( x \right)={{2}^{3x-1}}\ln 2.\)
C. \(f'\left( x \right)={{2}^{3x-1}}\log 2.\)
D. \(f'\left( x \right)={{3.2}^{3x-1}}\ln 2.\)
Câu 9: Tìm tập xác định \(D\) của hàm số \(y={{\log }_{3}}\left( 3-x \right).\)
A. \(D=\left( -\infty ;3 \right).\)
B. \(D=\left( 3;+\infty \right).\)
C. \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 3 \right\}.\)
D. \(D=\left( -\infty ;3 \right].\)
Câu 10: Cho hàm số \(y=\frac{x+2}{x-1}\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Tính hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị \(\left( C \right)\) tại điểm có hoành độ bằng 3.
A. \(\frac{-3}{4}.\)
B. \(\frac{-3}{2}.\)
C. \(\frac{3}{4}.\)
D. \(\frac{5}{2}.\)
ĐÁP ÁN
1 |
B |
2 |
A |
3 |
A |
4 |
D |
5 |
B |
6 |
C |
7 |
A |
8 |
D |
9 |
A |
10 |
A |
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-50 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng xét dấu của đạo hàm như hình vẽ. Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?
A. \(\left( -\infty \,;\,1 \right)\).
B. \(\left( 1\,;\,+\infty \right)\).
C. \(\left( -1\,;\,+\infty \right)\).
D. \(\left( -\infty \,;\,-1 \right)\).
Câu 2: Trong không gian với trục hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=-\overrightarrow{i}-3\overrightarrow{k}.\) Tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{a}\) là:
A. \(\overrightarrow{a}\left( -1;-3;0 \right)\).
B. \(\overrightarrow{a}\left( 0;-3;-1 \right)\).
C. \(\overrightarrow{a}\left( -3;0;-1 \right)\).
D. \(\overrightarrow{a}\left( -1;0;-3 \right)\).
Câu 3: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d:\frac{x}{-1}=\frac{y-4}{2}=\frac{z-3}{3}\). Hỏi trong các vectơ sau, đâu không phải là vectơ chỉ phương của \(d\)?
A. \(\overrightarrow{{{u}_{1}}}=\left( -1;2;3 \right)\).
B. \(\overrightarrow{{{u}_{4}}}=\left( -2;4;3 \right)\).
C. \(\overrightarrow{{{u}_{3}}}=\left( 1;-2;-3 \right)\).
D. \(\overrightarrow{{{u}_{2}}}=\left( 3;-6;-9 \right)\).
Câu 4: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(A\left( -1;0;0 \right)\), \(B\left( 0;0;2 \right)\), \(C\left( 0;-3;0 \right)\). Bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(OABC\) là
A. \(\sqrt{14}\).
B. \(\frac{\sqrt{14}}{4}\).
C. \(\frac{\sqrt{14}}{2}\).
D. \(\frac{\sqrt{14}}{3}\).
Câu 5: Hàm số \(y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d\) có đồ thị như hình vẽ bên dưới:
Khẳng định nào là đúng?
A. \(a>0, b>0, c<0, d>0\). B. \(a<0, b<0, c<0, d<0\).
C. \(a>0, b<0, c<0, d>0\). D. \(a>0, b>0, c>0, d<0\).
Câu 6: Cho số phức \(z\) khác \(0\). Khẳng định nào sau đây là sai?
A. \(\frac{z}{{\bar{z}}}\)là số thuần ảo.
B. \(z.\bar{z}\) là số thực.
C. \(z+\bar{z}\) là số thực.
D. \(z-\bar{z}\)là số ảo
Câu 7: Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), \(SA\) vuông góc với đáy \(ABCD\), \(SA=\frac{a\sqrt{6}}{2}\) . Gọi \(M\,,\,N\) lần lượt là trung điểm của \(SB\,,\,SC\). Tính thể tích khối chóp \(S.ADNM\).
A. \(V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{24}\).
B. \(V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{16}\).
C. \(V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{8}\).
D. \(V=\frac{3{{a}^{3}}\sqrt{6}}{16}\).
Câu 8: Trong không gian vơi hệ tọa độ\(Oxyz\), cho mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-8x+2y+1=0\). Tìm tọa độ tâm và bán kính mặt cầu \(\left( S \right)\):
A. \(I\left( 4;-1;0 \right),R=2\).
B. \(I\left( 4;-1;0 \right),R=4\).
C. \(I\left( -4;1;0 \right),R=4\).
D. \(I\left( -4;1;0 \right),R=2\).
Câu 9: Tìm nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)=\sqrt{2x-1}.\)
A. \(\int{f\left( x \right)dx=\frac{2}{3}\left( 2x-1 \right)\sqrt{2x-1}+C.}\)
B. \(\int{f\left( x \right)dx=\frac{1}{3}\left( 2x-1 \right)\sqrt{2x-1}+C.}\)
C. \(\int{f\left( x \right)dx=-\frac{1}{3}\sqrt{2x-1}+C.}\)
D. \(\int{f\left( x \right)dx=\frac{1}{2}\sqrt{2x-1}+C.}\)
Câu 10: Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{3}}\left( {{\log }_{\frac{1}{2}}}x \right)<1\) là
A. \(\left( 0;1 \right)\).
B. \(\left( \frac{1}{8};3 \right)\).
C. \(\left( \frac{1}{8};1 \right)\).
D. \(\left( \frac{1}{8};+\infty \right)\).
ĐÁP ÁN
1D 2D 3B 4C 5C 6A 7B 8B 9B 10C
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-50 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như sau:
Hàm số đã cho có giá trị cực đại bằng
A. \(-1.\) B. \(0.\) C. \(1.\) D. \(4.\)
Câu 2: Hàm số nào dưới đây nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?
A. \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-3x+1.\)
B. \(y=-{{x}^{2}}+2x.\)
C. \(y={{x}^{4}}-{{x}^{2}}+1.\)
D. \(y=\frac{x-1}{x}.\)
Câu 3: Chọn ngẫu nhiên một số trong 20 số nguyên dương đầu tiên. Xác suất để chọn được số chia hết cho 3 bằng
A. \(\frac{3}{20}\).
B. \(\frac{1}{20}\).
C. \(\frac{1}{3}\).
D. \(\frac{3}{10}\).
Câu 4: Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\), biết \({{u}_{9}}=17,\,\,d=2.\) Giá trị của \({{u}_{10}}\) bằng
A. \({{u}_{10}}=20.\)
B. \({{u}_{10}}=21.\)
C. \({{u}_{10}}=19.\)
D. \({{u}_{10}}=15.\)
Câu 5: Một hình trụ có bán kính đáy bằng \(a\), thiết diện qua trục là một hình vuông. Diện tích xung quanh của hình trụ đó bằng
A. \(4\pi {{a}^{2}}\).
B. \(2\pi {{a}^{2}}\).
C. \(\pi {{a}^{2}}\).
D. \(\frac{4}{3}\pi {{a}^{2}}\).
Câu 6: Trong không gian \(Oxyz\), gọi \(\left( \alpha \right)\) là mặt phẳng cắt ba trục tọa độ tại ba điểm \(A\left( 2;0;0 \right),B\left( 0;-3;0 \right), C\left( 0;0;4 \right)\). Phương trình của mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) là
A. \(6x-4y+3z-12=0\).
B. \(\frac{x}{2}+\frac{y}{-3}+\frac{z}{4}=0\).
C. \(6x-4y+3z=0\).
D. \(\frac{x}{2}+\frac{y}{3}-\frac{z}{4}=1\).
Câu 7: Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức \(2-3i\) có tọa độ là
A. \(\left( 3\,;\,2 \right)\).
B. \(\left( 3\,;\,-2 \right)\).
C. \(\left( -2\,;\,3 \right)\).
D. \(\left( 2\,;\,-3 \right)\).
Câu 8: Cho \(\int\limits_{1}^{2}{f\left( x \right)}dx=1\) và \(\int\limits_{1}^{4}{f\left( x \right)}dx=-3\) . Giá trị của \(\int\limits_{2}^{4}{f\left( x \right)}dx\) bằng
A. \(-2\). B. \(4\). C. \(-4.\) D. \(2\).
Câu 9: Cho hàm số \(f\left( x \right)=\frac{1}{3x+1}\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. \(\int{f}(x)\text{d}x=\frac{1}{2}\ln \left| 3x+1 \right|+C\).
B. \(\int{f}(x)\text{d}x=\frac{1}{3}\ln \left| 3x+1 \right|+C\).
C. \(\int{f}(x)\text{d}x=\frac{1}{3}\ln \left( 3x+1 \right)+C\).
D. \(\int{f}(x)\text{d}x=\ln \left| 3x+1 \right|+C\).
Câu 10: Với \(x\) là số thực dương tùy ý , \(x\sqrt{{{x}^{5}}}\) bằng
A. \({{x}^{3}}\).
B. \({{x}^{\frac{7}{2}}}\).
C. \({{x}^{\frac{2}{3}}}\).
D. \({{x}^{\frac{3}{5}}}.\)
ĐÁP ÁN
1D 2A 3D 4C 5A 6A 7D 8C 9B 10B
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-50 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán lần 2 - Trường THPT Thuận Thành Số 1. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán lần 2 - Trường THPT Thiên Hộ Dương
-
Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán lần 2 - Trường THPT Trần Thị Tâm
Chúc các em học tập tốt !