YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2020 Trường THPT Minh Quang có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2020 Trường THPT Minh Quang dưới đây nhằm giúp các em ôn tập lại những kiến thức đã học. Đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Hoc247 mời các em tham khảo bộ đề thi dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT MINH QUANG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

I.Trắc nghiệm: (6 điểm) 

Khoanh tròn câu trả lời đúng

1.Hệ thống quy tắc sử sự chung do nhà nước xây dựng ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quy định                                                                           B. Quy chế.

C. Pháp luật                                                                          D. Quy tắc.

2. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là

A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái

B. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái

C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải

D. công bằng, hòa bình, tự do, tôn trọng

3. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

A. Bảo vệ các giai cấp                                             B. Bảo vệ các công dân

C. Quản lí xã hội.                                                     D. Quản lí công dân.

4.Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

B. Công bố pháp luật tới mọi công dân.

C. Chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.

D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

5. Việc đưa pháp luật vào nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Xây dựng pháp luật.                                           B. Phổ biến pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.                                             D. Sửa đổi pháp luật.

6. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện pháp luật.

B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

D. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

7. Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?

A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.

C. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

D. Công dân làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

8. Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?

A. Anh Ovesay trong lúc say rượu đã quánh bạn mình rụng răng.

B. Em Mtưng bị tâm thần nên đã lấy đồ của shop mà hỏng trả tiền.

C. Chị Dương bị bệnh mộng du nên đã sát hại hàng xóm.

D. Chú Thần trong lúc động kinh đã đập phá nhà hàng.

9. Anh Đua đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe 31% và xe máy bị hỏng nặng. Anh Đua phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.                                                B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và dân sự.                                            D. Kỉ luật và dân sự.

10. Quy định ưu tiên cho các thí sinh là người dân tộc thiểu số trong tuyển sinh cao đẳng, đại học là

A. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tấp của công dân

B. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tấp của công dân.

C. không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tấp của công dân

D. không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về cơ hội học tấp của công dân.

11. Hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhao thì một người giữ chức vụ trong chính quyền và một người lao động bình thường phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau                                                             B. khác nhau

C. ưu tiên người giữ chức vụ                               D. ưu tiên người lao động

12.Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo

A. quyết định của tòa án

B. quyết định của cơ quan

C. quy định của nhà nước

D. quy định của pháp luật

13.Tài sản riêng của vợ và chồng được hiểu là tài sản mà

A. vợ chồng cùng làm ra trong thời kì hôn nhân

B. mỗi người được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân

C. vợ chồng được cha mẹ cho chung trong thời kì hôn nhân

D. vợ chồng thu nhấp từ tài sản chung trong thời kì hôn nhân

14. Bình đẳng giữa cha mẹ và con là

A. cha mẹ quyết định nghề nghiệp trong tương lai của con

B. cha mẹ giúp con xây dựng ý thức tự giác trong học tập

C. cha mẹ đầu tư nhiều hơn cho con trai trong học tập

D. cha mẹ phải cho con theo tôn giáo của mình

15. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền

A. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi

B. được làm mọi việc như nhau không phân biệt lứa tuổi

C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp

D. chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng

16.Mục đích của việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật là

A. xây dựng nền kinh tế ổn định      B. tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp

C.thúc đẩy kinh doanh phát triển      D. tạo tiền đề cho thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức

17. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Quyền cơ bản của con người và quyền công dân.

B. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

C. Quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân

D. Quyền cơ bản của con người và quyền tự do, dân chủ của công dân

18. Hành vi nào dưới đây bị cấm trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số

B. Dân tộc đa số giúp đỡ các dân tộc thiểu số

C. Dân tộc đa số tôn trọng các dân tộc thiểu số

D. Dân tộc đa số đoàn kết các dân tộc thiểu số

19. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được

A. pháp luật bảo hộ                         B. tổ chức tôn giáo giữ bí mật.

C. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn                       D. Đảng quản lí

20. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc

A. công văn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

B. lệnh của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang

C. phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang

D. Đề nghị của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang

21. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hớp

A. chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật                                

B. cần bắt người phạm tội lẫn trốn ở đó

C. nghi ngờ chỗ đó có chứa phương tiện gây án

D. nghi ngờ chỗ đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án

22. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là

A. không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật

C. không ai có quyền can thiệp thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

D. không tổ chức nào có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

23. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền tự do ngôn luận?

A. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nướC.

B. Công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nướC.

C. Công dân có quyền gửi bài đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nướC.

D. Công dân có quyền tự do lập hội, biểu tình dưới bất kì hình thức nào.

24. Quyền tự do ngôn luận của công dân được quy định tại điều nào trong Hiến pháp 2013?

A. Điều 23                                                                 B. Điều 24

C. Điều 25                                                                 D. Điều 26

II. Tự luận: (4 điểm)

1. Thế nào là quản lí xã hội bằng pháp luật? Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước phải làm gì?

2. Công dân làm gì khi thực hiện quyền tự do cơ bản của mình?

II. Tự luận: (4 điểm)

2. Công dân làm gì khi thực hiện quyền tự do cơ bản của mình?

- Học tập, tìm hiểu để nắm vững nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.

- Phê phán đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân

- Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm: (6 điểm)

Khoanh tròn câu trả lời đúng

1.Hệ thống quy tắc sử sự chung do nhà nước xây dựng ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

C. Pháp luật

2. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là

C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải

3. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

C. Quản lí xã hội.

4.Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

C. Chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.

5. Việc đưa pháp luật vào nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

B. Phổ biến pháp luật.

6. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

7. Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?

A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

8. Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?

A. Anh Ovesay trong lúc say rượu đã quánh bạn mình rụng răng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Bạn Minh hỏi bạn An, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn Minh?

A. Tính quy phạm phổ biến.          B. Tính bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thứC.            D. Tính quyền lực.

Câu 2: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, vi phạm qui định về trật tự, an toàn giao thông thì bị vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thứC.     B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định nội dung.            D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 3: Gia đình bạn Nam có hoàn cảnh khó khăn nên trong quá trình học bạn được miễn học phí. Việc làm đó thể hiện

A. quyền tự do của công dân trong các lĩnh vực.

B. mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. bất bình đẳng trong kì thi Tuyển sinh đại học, cao đẳng.

D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 4: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A. Đang chuẩn bị lấy tiền người khác.   B. Bị nghi ngờ lấy tài sản của người khác.

C. Đang lấy trộm tài sản của người khác.          D. Có dấu hiệu lấy trộm tài sản người khác.

Câu 5: Để giao kết hợp đồng lao động, chị C cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.   B. Tích cực, chủ động, tự quyết.

C. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.   D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.

Câu 6: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của

A. Nhà nướC.           B. Quốc hội.  C. Chính phủ.          D. nhân dân.

Câu 7: Do mâu thuẫn, Q đã đánh bà H. Hậu quả là bà H bị chấn thương (tỉ lệ thương tật 12%). Hành vi đánh người của Q là vi phạm quyền nào của công dân và bị xử lí vi phạm gì?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân, bị xử lí vi phạm hình sự.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân, bị xử lí vi phạm hình sự.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân, bị xử lí vi phạm hành chính.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bị xử lí vi phạm hành chính.

Câu 8: Vợ, chồng bình đẳng với nhau có nghĩa là vợ, chồng

A. trách nhiệm ngang nhau.         B. làm việc ngang nhau.

C. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau.    D. hưởng thụ như nhau.

Câu 9: Các cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.        B. Thi hành pháp luật         .

C. Tuân thủ pháp luật.        D. Áp dụng pháp luật.

Câu 10: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ

A. xã hội.       B. Nhà nước.           C. đạo đức.   D. pháp luật.

Câu 11: Anh A là chồng chị C, luôn say rượu và đánh đâp vợ. Anh A tự ý bán chiếc xe máy mà không hỏi ý kiến của vợ. Theo em, chị C nên lựa chọn cách cư xử nào cho phù hợp?

A. Im lặng như không có việc gì xảy ra.

B. Bỏ về nhà mẹ đẻ.

C. Buộc chồng bồi thường lại chiếc xe máy.

D. Thẳng thắn góp ý với chồng về vấn đề nhân thân và tài sản.

Câu 12: Một vụ cháy lớn xảy ra tại quán Karaoke X gây thiệt hại vô cùng lớn về người. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nghiêm trọng trên là do chủ Karaoke không áp dụng biện pháp phòng cháy chữa cháy. Chủ quán Karaoke đó đã vi phạm

A. hành chính.         B. hình sự.    C. dân sự.     D. kỉ luât.

Câu 13: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi

A. hợp lí.        B. bất hợp pháp.      C. đúng đắn. D. hợp pháp.

Câu 14: Chồng không tạo điều kiện cho vợ đi học nâng cao trình độ chuyên môn là vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong

A. phạm vi gia tộC.  B. quy ước cộng đồng.

C. lĩnh vực truyền thông.   D. quan hệ nhân thân.

Câu 15: Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn sinh sống, đã được Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây?

A. Bình đẳng giữa các vùng miền.           B. Bình đẳng giữa các công dân.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.   D. Bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 16: Đặc trưng cơ bản của pháp luật là tính

A. nhân dân và dân tộc sâu sắC. B. xác định hình thức và nội dung.

C. quy phạm phổ biến.       D. truyền thống.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm):

Câu 1. (2 điểm): Thế nào là bình đẳng trong lao động? Em hãy trình bày nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?

Câu 2. (1,5 điểm): Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?

Câu 3. (1,5 điểm): Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp? Việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

Câu 4. (1 điểm): Cho tình huống:

Anh A là trụ cột kinh tế của gia đình. Vì quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà công việc nội trợ. Nên anh A quyết định bán xe ô tô tài sản chung của vợ chồng mà không hỏi ý kiến của vợ.

Hỏi: Theo em, việc làm của anh A đúng hay sai? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

A

B

C

A

A

B

C

B

A

D

B

D

D

D

C

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,0 điểm)

Thực hiện pháp luật là gì? Nêu và lấy ví dụ các hình thức thực hiện pháp luật? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?

Câu 2: (3,5 điểm)

Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện như thế nào? Theo em, pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ và chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không? Vì sao?

Câu 3: (2,0 điểm)

Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Giải thích vì sao em cho là vi phạm?

Câu 4: (1,5 điểm) Xử lý tình huống:

A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân.

Em hãy giải thích ông A đã vi phạm quyền gì của công dân ?

Câu 5: (1,0 điểm)

Những hành vi nào sau đây bị coi là hành vi vi phạm pháp luật? Tại sao?

1. Năm nay A 10 tuổi, tuần trước cậu đã ăn trộm 500.000 đồng của người hàng xóm và bị phát hiện.

2. Anh B 20 tuổi là bệnh nhân tâm thần, tháng trước anh B đã đánh ông A khiến ông A bị thương nặng phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

3. H 19 tuổi có hành vi cướp giật túi xách của người đi đường.

4. D, M, K đều đang là học sinh lớp 12. Ba bạn chở nhau trên một chiếc xe máy và đều không đội mũ bảo hiểm.

5. N đang có ý định lấy trộm xe máy trong bãi gửi xe của nhà trường.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1. - Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. HS lấy ví dụ…

- Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. HS lấy ví dụ…

- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm. HS lấy ví dụ…

- Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình thông qua hình thức áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước. HS lấy ví dụ…

- Giống nhau :

Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống , trở thành những hành vi hợp pháp của chủ thể thực hiện.

- Khác nhau :

+ Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

+ ADPL là hình thức chỉ có sự tham gia của cơ quan và cán bộ , công chức nhà nước.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Minh Quang. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF