YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2020 Trường THPT Nam Sách có đáp án

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các em bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2020 Trường THPT Nam Sách. Mời các em tham khảo bộ đề thi dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NAM SÁCH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1.

Câu 1: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thì bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nói đến đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính nhân văn.

Câu 2: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Pháp luật với đạo đức.

B. Pháp luật với cộng đồng.

C. Pháp luật với xã hội.

D. Pháp luật với gia đình

Câu 3: Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là quy phạm pháp luật?

A. Nội quy nhà trường.

B. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

C. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông.

D. Quy ước làng văn hóa.

Câu 4: Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường … Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật?

A. Bản chất giai cấp.

B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất giai cấp và xã hội.

D. Bản chất giai cấp cầm quyền.

Câu 5: Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Giai cấp.

B. Xã hội.

C. Chính trị.

D. Kinh tế.

Câu 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Pháp luật với đạo đức.

B. Pháp luật với cộng đồng.

C. Pháp luật với xã hội.

D. Pháp luật với gia đình.

Câu 7: Bạn A hỏi bạn B: Trong các qui định sau, qui định nào là qui phạm pháp luật?

A. Học sinh phải mang đồng phục của nhà trường khi tới lớp.

B. Qui định của Hội liên hiệp phụ nữ.

C. Công dân phải trung thành với Tổ quốc.

D. Qui định của Đoàn thanh niên.

Câu 8: Theo Nghị định 146/CP/2007 người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi phát hiện bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ, điều này thể hiện:

A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.

C. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

D. bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu 9: Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Để quản lí một cách phù hợp nhất.

B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.

C. Để đất nước ngày càng tự do.

D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 10: Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Đạo đức.

D. Phong tục tập quán.

Câu 11: Một trong những dấu hiệu làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật là hành vi:

A. do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.

C. do người trên 18 tuổi thực hiện.

D. do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện.

Câu 12: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm:

A. hành chính.

B. dân sự.

C. hình sự.

D. kỉ luật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

C

B

B

A

C

B

B

C

A

B

B

A

C

B

D

B

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

A

C

B

A

A

B

A

B

C

C

B

A

D

B

D

A

A

A

A

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 2: Pháp luật là:

A. hệ thống các qui định chung do nhà nước ban hành.

B. hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật.

C. hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành.

D. hệ thống các điều luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Câu 3: Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là:

A. kế hoạch.

B. pháp luật.

C. tổ chức .

D. giáo dục.

Câu 4: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi

A. Tính kỉ luật.

B. Tính răn đe.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính phổ biến.

Câu 5: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào trong xã hội?

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp công nhân.

C. Giai cấp tư sản.

D. Giai cấp thống trị.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây là áp dụng pháp luật?

A. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

B. Đi xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.

C. Cảnh sát giao thông phạt người vi phạm.

D. Dừng xe trước đèn đỏ.

Câu 7: Đâu là hành vi thi hành pháp luật?

A. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.

B. Giám đốc công ty ra quyết định tiếp nhận cán bộ.

C. Không đốt pháo, vận chuyển pháo.

D. nam nữ đủ tuổi đăng kí kết hôn.

Câu 8: Hoạt động nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

B. Đốt rừng làm nương.

C. Tiêu thụ động, thực vật hoang dã.

D. Khai thác rừng đầu nguồn.

Câu 9: Hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là dấu hiệu:

A. vi phạm pháp luật.

B. thực hiện pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 10: Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện?

A. Do cán bộ nhà nước thực hiện.

B. Do công chức nhà nước thực hiện.

C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

D. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện.

Câu 11: Công an bắt người trong trường hợp nào sau đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm?

A. Hai học sinh gây gổ với nhau trong cắm trại hè.

B. Hai nhà hàng xóm cãi nhau.

C. Bà C nói xấu con dâu.

D. Tên trộm đang bẻ khóa xe để lấy trộm xe.

Câu 12: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp nào sau đây thì được chở tối đa 2 người?

A. Chở người bệnh đi cấp cứu.

B. Trẻ em dưới 14 tuổi.

C. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

D. Cả 3 đáp án trên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 B

C

B

C

B

C

A

A

D

C

D

D

A

A

A

C

A

D

B

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

C

D

A

A

A

D

C

A

D

B

A

C

A

B

C

B

A

D

B

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào?

A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

B. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

Câu 2: Bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung được hiểu là vợ, chồng

A. có quyền chiếm hữu, khai thác và trao đổi.

B. có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

C. có quyền sở hữu, khai thác và đem cho.

D. có quyền sở hữu, sử dụng và đem cho.

Câu 3: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật

A. bảo bọc.

B. bảo vệ.

C. bảo đảm.

D. bảo hộ.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

C. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 5: Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ

A. phụ thuộc vào nhau.

B. khác nhau.

C. ngang nhau.

D. độc lập với nhau.

Câu 6: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là?

A. Niềm tin.

B. Nguồn gốc.

C. Hậu quả xấu để lại.

D. Nghi lễ.

Câu 7: Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì anh M theo đạo Thiên Chúa, còn chị N lại không theo đạo nào. Hành vi của ông K là biểu hiện

A. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.

B. không thiện chí với các hình thức tín ngưỡng khác.

C. lạm dụng uy quyền của người cha vì không thích anh M.

D. vi phạm pháp luật về tín ngưỡng

Câu 8: Chính sách quan trọng nhất của nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là gì?

A. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.

B. Khuyến khích người dân tiêu dùng.

C. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.

D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.

Câu 9: Ông Khang được cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng karaoke. Vì để có thêm lợi nhuận và thu hút khách đến với quán ông đã thuê thêm một số cô gái trẻ đẹp chân dài về làm thêm tiếp viên và phục vụ bia và các dịch vụ khác trong phòng karaoke. Nếu em là Ông Khang có nên kinh doanh như vậy không?

A. Có vì để kinh doanh có lợi nhuận không sẽ bị mất khách.

B. Không vì trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

C. Có vì kinh doanh như vậy mới cạnh tranh được với thị trường kinh doanh hiện nay.

D. Không vì làm trái pháp luật.

Câu 10: Dân tộc được hiểu theo nghĩa

A. Một dân tộc thiểu số.

B. Một bộ phận dân cư của 1 quốc gia.

C. Một cộng đồng có chung lãnh thổ.

D. Một dân tộc ít người.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình?

A. Dân chủ, bình đẳng, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

B. Dân chủ, công khai, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

C. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

D. Dân chủ, tự do, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

Câu 12: Con có quyền tự quản lý tài sản riêng của mình ở độ tuổi nào?

A. Từ đủ 13 tuổi.

B. Từ đủ 15 tuổi.

C. Từ đủ 18 tuổi.

D. Từ đủ 20 tuổi.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 D

B

D

A

C

C

A

C

D

B

C

C

A

A

C

A

A

D

D

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

D

D

B

D

B

B

B

A

A

A

B

B

C

C

A

D

B

B

 C

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Lê Qúy Đôn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF