YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2020 Trường THPT Lê Qúy Đôn có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2020 Trường THPT Lê Qúy Đôn dưới đây nhằm giúp các em nắm được nhữung kiến thức đã học, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi sắp tới. Hoc247 mời các em tham khảo bộ đề thi dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Pháp luật với đạo đức.

B. Pháp luật với cộng đồng.

C. Pháp luật với xã hội.

D. Pháp luật với gia đình.

Câu 2: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thì bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nói đến đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính nhân văn.

Câu 3: Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là quy phạm pháp luật?

A. Nội quy nhà trường.

B. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

C. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông.

D. Quy ước làng văn hóa.

Câu 4: Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường … Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật?

A. Bản chất giai cấp.

B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất giai cấp và xã hội.

D. Bản chất giai cấp cầm quyền.

Câu 5: Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Giai cấp.

B. Xã hội.

C. Chính trị.

D. Kinh tế.

Câu 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Pháp luật với đạo đức.

B. Pháp luật với cộng đồng.

C. Pháp luật với xã hội.

D. Pháp luật với gia đình.

Câu 7: Bạn A hỏi bạn B: Trong các qui định sau, qui định nào là qui phạm pháp luật?

A. Học sinh phải mang đồng phục của nhà trường khi tới lớp.

B. Qui định của Hội liên hiệp phụ nữ.

C. Công dân phải trung thành với Tổ quốc.

D. Qui định của Đoàn thanh niên.

Câu 8: Theo Nghị định 146/CP/2007 người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi phát hiện bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ, điều này thể hiện:

A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.

C. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

D. bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu 9: Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Để quản lí một cách phù hợp nhất.

B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.

C. Để đất nước ngày càng tự do.

D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 10: Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Đạo đức.

D. Phong tục tập quán.

Câu 11: Một trong những dấu hiệu làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật là hành vi:

A. do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.

C. do người trên 18 tuổi thực hiện.

D. do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện.

Câu 12: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm:

A. hành chính.

B. dân sự.

C. hình sự.

D. kỉ luật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

C

C

B

B

A

C

B

B

C

A

B

B

A

C

B

D

B

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

A

C

B

A

A

B

A

B

C

C

B

A

D

B

D

A

A

A

A

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.       B. tài sản       C. gia đình.       D. tình cảm.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về nội dung bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo ý muốn của mình.

B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm

C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

B. Chỉ có người vợ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

C. Chỉ có người chồng mới có quyền chọn nơi cư trú và thời gian sinh con.

D. Người vợ phải làm theo các quyết định của chồng.

Câu 4. Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. người sử dụng lao động và đại diện người lao động.

B. người lao động và người sử dụng lao động.

C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

D. người lao động và đại diện người lao động.

Câu 5. Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Ai không tuân thủ quy tắc này là

A. vi phạm kỷ luật       B. vi phạm nội quy

C. vi phạm pháp luật       D. vi phạm trật tự

Câu 6. Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ

B. Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật

C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ.

Câu 7. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. làm việc theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 8. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là

A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ

B. phạt tiền, cảnh cáo

C. tịch thu tang vật, phương tiện

D. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra

Câu 9. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của PL

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

Câu 10. Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng đối với người chưa thành niên, khung hình cao nhất là

A. 7 năm       B. 5 năm       C. 3 năm       D. 8 năm

Câu 11. Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Nếu H là chị em, em sẽ lựa chọn cách dưới đây cho phù hợp quy định của PL?

A. Khuyên anh chị cứ kết hôn, kệ bố.

B. Đồng ý với bố.

C. Khuyên bố cho anh chị kết hôn.

D. Phân tích cho bố hiểu ngăn cản chị kết hôn như vậy là trái pháp luật.

Câu 12: Anh A là công an, khi tham gia giao thông bằng xe máy anh quên không đội mũ bảo hiểm. Chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ yêu cầu anh A đừng xe xử lý. Theo em anh A bị xử lý như thế nào là đúng quy định của PL?

A. Bị phạt 150.000 đồng

B. Bị phạt 100.000 đồng

C. Nhắc nhở vì là công an.

D. Giữ thẻ công an.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

A

B

C

C

B

B

C

A

D

A

D

C

D

A

D

B

A

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

B

D

B

A

A

C

B

B

D

D

A

D

D

D

C

C

C

B

C


3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật là:

A. tính truyền thống.

B. tính hiện đại.

C. tính đa nghĩa.

D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 2: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội nên pháp luật mang bản chất:

A. công dân.

B. giai cấp.

C. xã hội.

D. tập thể.

Câu 3: Trong việc điều chỉnh hành vi con người, pháp luật khác đạo đức ở điểm nào dưới đây?

A. Tự giác.

B. Tự nguyện.

C. Bắt buộc.

D. Xã hội lên án.

Câu 4: Pháp luật là phương tiện để công dân:

A. thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. tự do thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 5: Pháp luật là phương tiện để nhà nước:

A. quản lý xã hội.

B. phục vụ lợi ích của mình.

C. phát huy quyền lực chính trị.

D. kiểm soát hoạt động của mỗi công dân.

Câu 6: Đâu là khẳng định đúng về tuân thủ pháp luật?

A. Làm những việc mà pháp quy định phải làm.

B. Làm những việc tùy thuộc vào khả năng của mình.

C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.

D. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

Câu 7: Xâm phạm các quy tắc về quản lí nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật:

A. hành chính.

B. hình sự.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 8: Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người vi phạm hình sự từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 9: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm:

A. buộc các chủ thể vppl chấm dứt hành vi trái pháp luật.

B. buộc các chủ thể phải nộp phạt hành chính.

C. bắt người vi phạm giao cho công an.

D. buộc các chủ thể tiếp tục hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây vi phạm hành chính?

A. Đi xe máy gây tai nạn làm chết người.

B. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

C. Làm giả giấy tờ tùy thân.

D. Cán bộ, công nhân đi làm muộn giờ.

Câu 11: Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và luật nhằm:

A. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

B. thể hiện quyền lực của mình.

C. hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. bảo vệ Nhà nước và công dân.

Câu 12: Việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của:

A. Nhà nước.

B. Nhân dân.

C. Các tổ chức chính trị.

D. Các tổ chức xã hội.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

C

C

A

C

A

B

A

B

A

A

C

A

B

C

D

A

A

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

D

D

B

C

A

A

B

A

B

A

B

C

A

C

D

D

B

D

A

 

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Lê Qúy Đôn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF