Hoc247 tổng hợp và giới thiệu đến các em chuyên đề bài tập đột biến gen bao gồm 5 phần với 143 bài tập chọn lọc có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em cọ xát với các dạng bài tập thường gặp trong đề thi và kiểm tra. Hi vọng tài liệu góp phần hỗ trợ thêm kiến thức và kĩ năng làm bài cho các em.
BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN GEN
CÓ ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
PHẦN 1
Câu 1. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
C. sức đề kháng của từng cơ thể.
D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 2. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ:
A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2.
Câu 3. Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% Adenin. Một đột biến điểm xảy ra tạo ra alen a, alen bị đột biến ngắn hơn gen ban đầu 0,34 nm và có số liên kết hidro ít hơn 2. Số lượng từng loại nucleotit của alen a là
A. A= T = 360, G = X = 537 B. A = T = 359, G = X = 540
C. A = T = 363. G = X = 540 D. A = T = 360, G = X = 543
Câu 4. Đột biến gen là:
A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST).
D. Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh.
Câu 5. Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng được gọi là gì?
A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến xôma.
C. Đột biến giao tử. D. Đột biến sinh dục.
Câu 6. Những dạng đột biến nào là đột biến dịch khung?
A. Thay thế và chuyển đổi vị trí một cặp Nuclêôtít
B. Thêm và thay thế một cặp Nuclêôtít
C. Mất và thay thế một cặp Nuclêôtít
D. Mất và thêm một cặp Nuclêôtít
Câu 7. Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. đột biến gen làm thay đổi một hoặc một số cặp nuclêotit trong cấu trúc của gen
B. đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể
C. đột biến gen có thể làm biến đổi đột ngột một hoặc số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
D. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
Câu 8. Tác nhân hoá học 5 - brôm uraxin (5 - BU) là chất đồng đẳng của timin gây đột biến dạng
A. mất cặp A - T. B. thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
C. thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. D. mất cặp G - X.
Câu 9. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp. Nguyên nhân là do
A. mã di truyền có tính đặc hiệu. B. mã di truyền có tính phổ biến.
C. mã di truyền là mã bộ ba. D. mã di truyền có tính thoái hoá.
Câu 10. Giải thích nào sau đây liên quan đến đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể
B. Đột biến gen luôn làm rối loạn quá trình tổng hợp prôtêin nên có hại
C. Đột biến gen làm mất cả bộ ba nuclêôtit thì gây hại nhiều hơn đột biến gen chỉ làm mất một cặp nuclêôtit
D. Hậu quả của đột biến gen không phụ thuộc vào vị trí xảy ra đột biến
{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT – P1
Câu 1: A
Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào cường cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen → Đáp án A đúng.
Đáp án B sai vì mức phản ứng mới phụ thuộc vào mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình chứ không phải đột biến.
Đáp án C và D đúng nhưng chưa đủ
Câu 2: A
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hidro sẽ thay đổi.
Theo nguyên tắc bổ sung: A- T : 2 liên kết hidro ; G -X: 3 liên kết hidro.
Nếu thay thế A - T bằng G - X thì số liên kết hidro sẽ tăng lên 1.
Câu 3: B
số Nu của gen=90.20=1800
=> số Nu từng loại A=1800.0,2=360
=> Số Nu loại A của gen sau đột biến=360-3=357
Câu 4: B
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột biến gen liên quan tới một cặp nucleotide là đột biến điểm.
Đột biếm điểm có các dạng: đột biến thêm, mất, thay thế 1 cặp nucleotide.
Câu 5: B
Có các loại đột biến như: Đột biến giao tử, đột biến tiền phôi, đột biến xoma...
+ Đột biến giao tử là đột biến trong quá trình hình thành giao tử ( quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục)
+ Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra trong nguyên phân của hợp tử giai đoạn 2 - 8 tế bào.
+ Đột biến xoma là đột biến xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng, nếu là đột biến trội thì hình thành ở một mô và tạo thành thể khảm.
Câu 25: A
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột biếm điểm là đột biến liên quan tới một cặp nucleotide.
Đột biến điểm có các dạng: mất một cặp nucleotide, thêm một cặp nucleotide, thay thế một cặp nucleotide.
Câu 26: A
Gen bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotide của gen không thay đổi. Dạng đột biến đó là dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A.
Câu 27: D
Câu 28: C
Gen có 3000 nucleotide, T =30% =0,3 × 3000 =900 nucleotide → G = 600 nucleotide.
Số liên kết hidro: 900 × 2 + 600 × 3 = 3600 → L = (3000: 2)× 3,4 = 5100Å
Sau khi đột biến chiều dài gen không thay đổi, số liên kết Hidro giảm đi 1 → Dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
Câu 29: A
Đột biến gen là nhân tố trực tiếp là thay đổi cấu trúc của gen vì thế tạo ra các alen khác nhau trong quần thể.
Đột biến chuyền đoạn NST k làm thay đổi các gen mà chỉ làm thay đổi vị trí gen
Chọn lọc tự nhiên chỉ chọn lọc trực tiếp trên kiểu hình từ đó làm thay đổi tần số alen theo hướng thích nghi
giao phối chi sắp sếp tổ hợp lại các alen mà k làm xuất hiện các alen mới
Câu 30: D
Tỷ lệ ( A+T)/(G+X) = A/G = 2/3 =66,67%
Đột biến không làm thay đổi chiều dài là đột biến thay thế cặp nucleotide. Loại A, C
Số A/G =65,2% → A giảm, G tăng → Đột biến dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}
PHẦN 5
Câu 1: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm, số nu loại T nhiều gấp 2 lần số nu loại G. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, alen a có 2798 liên kết hidro và có chiều dài giảm đi 3.4 A0. Số lượng từng loại nu của alen a là :
A. A=T=800, G=X=399
B. A=T=801, G=X=400
C. A=T=799, G=X=401
D. A=T=799, G=X=400
Câu 2: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm, số nu loại T nhiều gấp 2 lần số nu loại G. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, alen a có 2798 liên kết hidro . Số lượng từng loại nu của alen a là :
A. A=T=800, G=X=399
B. A=T=801, G=X=400
C. A=T=799, G=X=401
D. A=T=799, G=X=400
Câu 3: Gen B có 390 G và tổng số liên kết hidro là 1670 liên kết, bị đột biến thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B 1 liên kết hidro, số nu từng loại của gen b là:
A. A=T=249, G=X=391
B. A=T=251, G=X=389
C. A=T=610, G=X=390
D. A=T=250, G=X=390
Câu 4: Gen A có chiều dài 0, 408 µm , tổng số lien kết hidro là 3050 gen bị đột biến làm giảm 5 liên kết hidro nhưng chiều dài của gen không bị thay đổi . Số nucleotit từng loại của gen đó là
A. A= T = 555, G= X = 645
B. A=T = 645, G=X = 555
C. A=T = 550 , G= X= 650
D. A= T = 650 , G= X = 550
Câu 5: Một gen S có 3000 liên kết H và có số nu loại G bằng 2 lần số nu loại A. Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen S giảm đi 85 A0. Biết rằng số nu bị mất có 5 nu loại X. Số nu A và G của gen sau đột biến lần lượt là :
A. 370 và 730
B. 375 và 745
C. 375 và 725
D. 355 và 745
{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT – P5
Câu 1: D
Đổi 408nm = 4080Ao
Số nucleotit của gen A là :
4080/ 3.4 x 2 = 2400 nu
Ta có T = A = 2 G = 2X nên
A= T = 2400 : ( 2+2+1+1) x 2 = 800
G=X = 800 : 2 = 400
Số liên kết hidro trong gen a là : 2A+ 3G= 400x3 + 800x 2 = 2800
Gen a có 2798 liên kết hidro và chiều dài giảm đi 3.4 A0 vậy gen a giảm đi 2 liên kết
Vậy gen đột biến mất một cặp A-T
Câu 2: D
Đổi 408nm = 4080Ao
Số nucleotit của gen A là :
4080/ 3.4 x 2 = 2400 nu
Ta có T = A = 2 G = 2X nên
A= T = 2400 : ( 2+2+1+1) x 2 = 800
G=X = 800 : 2 = 400
Số liên kết hidro trong gen a là : 2A+ 3G= 400x3 + 800x 2 = 2800
Gen A bị đột biến điểm thành gen a và gen a có 2798 liên kết hidro giảm 2 liên kết H
Vậy gen đột biến mất một cặp A-T
Câu 3: A
Gen B có
2G+3 A = 1670
G= 390 => A= 250
Gen B bị đột biến thay thế một cặp nu thành gen b và gen b nhiều hơn gen B một liên kết H
Đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
Vậy số lượng từng loại nucleotit trong gen b đột biến là
A= T = 250- 1= 249
G= X = 390+1 = 391
Câu 4: A
0,408 µm = 4080 A0
Số lượng nucleotit trong gen A là
(4080 : 3.4) x 2 = 2400
Theo bài ra ta có
2A + 3 G = 3050 và 2 G + 2 A = 2400
ð G = 650 và A= 550
Gen bị đột biến làm giảm 5 liên kết hidro nhưng chiều dài cảu gen không thay đổi nên gen bị đột biến thay thế 5 cặp G-X bằng cặp A-T
Vậy số lượng từng lọai nucleotit trong gen đôt biến là
A= T = 555, G= X = 645
Câu 5: D
Gen S ban đàu có 3000 liên kết H và có G = 2 A nên
2A + 3 G = 2A + 6 A = 3000 => A = 375
G = 2 x A = 2 x 375 = 750
Số nuclotit mất trong đột biến là
(85 : 3.4) x 2 = 25 nu
Có 5 nu loại X bị mất => số lượng các laoij nu bị mất khi đột biến xảy ra là
G = X = 5 nu
A = T = {50 – ( 2x5 )} : 2 = 20
Số lượng A và G của gens au đột biến là
A= 375 – 20 = 355
G = 750- 5 = 745
Câu 21: B
Gen nhân đôi 3 lấn nên số phân tử ADN mới đưuọc tổng hợp là
23 - 1 = 7
Số nucleotit loại A trong phân tử giảm xuống là
14 : 7 = 2
=> mất 1 G
Gen ban đầu có số nucleotit là
A = 1170 : ( 4 + 1 ) : 2 = 117
G = 117 x 4 = 468
Số liên kết H sau đột biến là :
(468 - 1) x 3 + (117 -2 ) x 2 = 1631
Số liên kết Hi dro bị phá hủy là
1631 x 7 = 11417
Câu 22: C
Gen phân mảnh có 498 aa mã hóa => đột biến mất đi 1 bộ ba mã hóa => còn có 497 axitamin trong phân tử protein .
Số bộ ba trong phân tử mARN bị đột biến là : 497 + 1 +1 = 499
Số nucleotit môi trường cần cung cấp để tổng hợp một phân tử protein là :
499 x 3 = 1497
Số phân tử mARN được tạo ra là :
7485 : 1497 = 5 phân tử
Câu 23: B
Câu 24: C
GEN BAN ĐẤU
Mạch bổ sung 5’ .........A A T A T G X A A T T G T A T A T G A A G G......3’
Mạch gốc 3' .........T T A TA X G T T A A X A T A T A X T T X X ......5'
m ARN 5’ .........A A U A U G X A A UUG U A U A U G A A G G......3’
GEN ĐỘT BIẾN
Mạch bổ sung 5’ .........A A T A T G X A N A T T G TA TA T G A A G G......3’
Mạch gốc 3' .........T T A TA X G T N T A A X AT AT A X T T X X ......5'
m ARN 5’ .........A A U A U G XArNu AUU GUA UAU G A A G G......3’
Sau bộ ba mở đầu có 5 bộ ba mã hóa aa nên đoạn polipeptide tương ứng khi dịch mã có số aa là 5
Câu 25: C
Gen thay thế cặp G-X bằng 1 cặp A-T
{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}
Trên đây là một số đoạn trích của bộ bài tập về đột biến gen, các em đăng nhập vào hoc247.net để xem chi tiết nhé. Hi vọng với tài liệu này giúp các em cải thiện được phần nào phương pháp giải bài tập liên quan đến đột biến gen. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các bộ bài tập theo chuyên đề khác để củng cố thêm kỹ năng giải bài tập sinh học nhé. Chúc các em học tập và thi tốt!