YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập thực hành thí nghiệm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Kiên Lương

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản về hóa chương trình THPT, Học247 xin giới thiệu đến các em Bài tập trắc nghiệm ôn tập thực hành thí nghiệm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Kiên Lương. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị tốt cho các bài thực hành trên lớp và đạt thành tích cao trong học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP THỰC HÀNH VÀ THÍ NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT KIÊN LƯƠNG

 

1-  Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trong các chậu nước. Độ tan của chúng được mô tả bằng các hình vẽ sau:

Khí có độ tan trong nước lớn nhất là

A. Khí 1

B.  Khí 2

C.  Khí 3

D.  Khí 4

2-  Một bình cầu chứa bột Mg được nút kín bằng nút cao su có ống thuỷ tinh dẫn khí xuyên qua và có khoá (như hình bên).

Câu 1: Cân bình để xác định khối lượng. Đun nóng bình một thời gian rồi để nguội và cân lại. Hỏi khối lượng bình thay đổi thế nào so với khối lượng bình trước khi nung ?

A. Giảm                                              B.  Tăng     

C.  Không thay đổi                              D.  Không xác định được

Câu 2: Cũng đun nóng bình một thời gian rồi để nguội, nhưng mở khoá rồi mới cân lại. Hỏi khối lượng bình thay đổi thế nào so với khối lượng bình trước khi nung ?

A. Giảm                                              B.  Tăng     

C.  Không thay đổi                              D.  Không xác định được.

3- Khi lặn càng sâu thì áp suất của nước càng tăng. Oxi tan nhiều hơn trong máu người thợ lặn. Đường biểu diễn nào trong đồ thị dưới đây biểu diễn tốt nhất tương quan gần đúng giữa nồng độ oxi trong máu và áp suất ?

A. I                  B.  II                           C.  III                 D.  IV

4-  Một bình chứa vài cục đá vôi (CaCO3) được đặt trên đĩa cân. Thêm một lượng axit clohiđric vào bình. Tổng khối lượng của bình và các chất có trong bình biến đổi theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Câu 1: ở khoảng thời gian nào sau đây tốc độ phản ứng là nhanh nhất ?

A. 0 - 10s                                B. 10 - 20s                  

C. 20 - 30s                               D. 30 - 40s

Câu 2: Có bao nhiêu gam khí CO2 thoát ra ?

A. 1 g              B.  1,5 g                      C.  2,5 g                     D. 3 g

5- Nung nóng đều dần chất rắn A trong 20 phút. Nhiệt độ gây ra sự biến đổi các trạng thái của A được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Câu 1: Chất rắn A có thể tồn tại ở nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu ?

A. 200C                                  B. 400C

C. 800C                                   D. Trên 800C

Câu 2:  ở 250C chất A ở trạng thái nào?

A. Rắn                                    B. Lỏng                                  

C. Hơi                                     D. Không xác định được

Câu 3: ở 500C chất A ở trạng thái nào ?

A. Rắn                                     B. Lỏng

C. Hơi                                     D. Không xác định được

Câu 4: ở 1000C chất A ở trạng thái nào ?

A. Rắn                                     B. Lỏng                                  

C. Hơi                                     D. Không xác định được

Câu 5: Chất A vừa tồn tại ở trạng thái rắn, vừa tồn tại ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ nào ?

A. 200C                       B. 400C                       C. 500C                   D. 800C

Câu 6: Chất A vừa tồn tại ở trạng thái lỏng, vừa tồn tại ở trạng thái hơi ở nhiệt độ nào ?

A. 200C                       B. 400C                      C. 500C                    D. 900C

6-  Đồ thị dưới đây biểu thị nồng độ các hợp chất chứa chì trong không khí gần đường cao tốc.

Kết luận nào dưới đây có thể rút ra được từ đồ thị?              

A. Cần ngăn cấm việc dùng xăng có hợp chất của chì

B. Nồng độ các hợp chất của chì giảm khi đến gần đường cao tốc  

C. Không có hợp chất của chì trong không khí cách đường cao tốc 250m

D. Càng gần đường cao tốc, nồng độ các hợp chất của chì trong không khí càng tăng

7- Khi làm thí nghiệm trực tiếp với photpho trắng phải :

A. cầm bằng tay có đeo găng

B. dùng cặp gắp nhanh mẩu photpho ra khỏi lọ và cho ngay vào chậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến

C.  tránh cho tiếp xúc với nước

D.  có thể để ngoài không khí

8-  Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây ?

A. ngâm trong nước                            B. ngâm trong rượu

C. ngâm trong dầu hoả                        D. bảo quản trong bình khí amoniac

9-  Để pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, có thể tiến hành theo cách nào sau đây ?

A. Cho nhanh nước vào axit

B. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều

C. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều

D. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều

10-Trong phòng thí dung dịch HF được bảo quản trong bình làm bằng :

A. nhựa                                               B. kim loại          

C. thuỷ tinh                                         D. gốm sứ

11-  Khi làm thí nghiệm, dùng cặp gỗ để kẹp ống nghiệm, người ta thường

A. kẹp ở vị trí 1/3 ống từ đáy lên

B. kẹp ở vị trí 1/3 ống từ miệng xuống

C. kẹp ở giữa ống nghiệm

D. kẹp ở bất kì vị trí nào

12-  Khi thực hiện một phản ứng trong ống nghiệm, nếu cần đun nóng thì dùng dụng cụ nào sau đây ?

A. Đèn dầu                                          B. Đèn cồn  

C. Bếp điện                                         D. Tất cả các dụng cụ trên

13- Để điều chế oxi từ KClO3 có thể dùng dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm ?

A. ống nghiệm                                     B. Bình Kip

C. Bình cầu có nhánh                          D. Chậu thuỷ tinh

14-  Để đo chính xác thể tích của dung dịch trong chuẩn độ thể tích, người ta dùng dụng cụ nào sau đây ?

A. Bình định mức                                B. Pipet 

C. Buret                                               D. ống đong và cốc chia độ

15-  Độ sạch của hoá chất tăng theo thứ tự nào sau đây ?

A. Loại công nghiệp, loại dược dụng, loại tinh khiết, loại tinh khiết phân tích

B. Loại công nghiệp, loại dược dụng, loại tinh khiết phân tích, loại tinh khiết

C. Loại dược dụng, loại công nghiệp, loại tinh khiết, loại tinh khiết phân tích

 D. Loại tinh khiết, loại tinh khiết phân tích, loại dược dụng, loại công nghiệp

16-  Khi làm thí nghiệm, nên sử dụng hoá chất với một lượng nhỏ để

A. tiết kiệm về mặt kinh tế

B. giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường

C. giảm độ phát hiện, tăng độ nhạy của phép phân tích

D. cả ba đều đúng

17- Để thu được CO2 tinh khiết, người ta cho CaCO3 phản ứng với chất nào sau đây

A. phenol                                            B. axit sunfuric                      

C. axit clohiđric                                  D. axit axetic

18-  Hãy chọn phương pháp thích hợp để tách các chất trong mỗi hỗn hợp sau:

              Hỗn hợp cần tách

Phương pháp thực hiện

A) Cát và đất sét

1) Chưng cất phân đoạn

B)  Rượu và nước

2) Hoá lỏng rồi chưng cất phân đoạn

C)  Muối ăn và nước

3) Lọc

D)  Bột gạo và nước

4) Lắng gạn

E) Xăng và nước

5) Kết tinh

F) Bột đồng và bột sắt

6) Chiết

G) Khí oxi và nitơ

7) Từ tính

 

19-  Người ta dùng phương pháp nào để thu lấy kết tủa khi cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2 ?

A. Cô cạn                B. Chưng cất               C. Lọc             D. Chiết

20-  Để tách benzen ra khỏi nước người ta dùng phương pháp nào sau đây ?

A. Chiết                                              B. Chưng cất              

C. Lọc                                                 D. Thăng hoa

21-  Có thể thu được axit HNO3 đặc từ HNO3 loãng theo cách nào sau đây ?

A. Cho bay hơi nước                         

B. Làm sạch sau đó chưng cất

C. Thêm H2SO4 đậm đặc sau đó chưng cất

D. Dùng dầu thông để chiết

22- Để thu được kết tủa Al(OH)­3, người ta dùng cách nào sau đây ?

A. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3

B. Cho nhanh dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3

C. Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH

D. Cho nhanh dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH

23-  Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách dễ dàng riêng từng chất bằng cách thêm nước vào rồi lọc ?

A. Muối ăn và cát                                 B. Muối ăn và đường

C. Cát và mạt sắt                                 D. Đường và bột mì

24-  Khi đọc mức chất lỏng trong các dụng cụ đo, người ta phải để dụng cụ đo ở trạng thái thẳng đứng và

A. để tầm mắt ngang với mặt khum chất lỏng

B. để tầm mắt dưới mặt khum chất lỏng

C. để tầm mắt trên mặt khum chất lỏng

D. để tầm mắt thẳng từ trên xuống

25- Khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của một chất lỏng, người ta thường

A. nhúng nhanh khoảng 1/2 nhiệt kế vào cốc đựng chất lỏng

B. cho chạm nhanh đầu nhiệt kế vào bề mặt chất lỏng

C. nhúng ngập bầu thuỷ ngân của nhiệt kế vào cốc đựng chất lỏng, sau đó lấy ra ngay

D. nhúng ngập bầu thuỷ ngân của nhiệt kế vào cốc đựng chất lỏng và ngâm trong đó một thời gian cho đến khi mức thuỷ ngân ổn định

26-  Để xác định nồng độ CM của dung dịch NaOH, người ta thường dùng cách nào ?

A. Giấy chỉ thị vạn năng                     B. Máy đo pH

C. Chuẩn độ thể tích                          D. Cả 3 cách trên       

27-  Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì sản phẩm có màu xanh thẫm của :

A. Cu(OH)2                                        B. [Cu(NH3)4]SO4

C. [Cu(NH3)4](OH)2                           D. [Cu(NH3)4]2+        

28-  Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng

A. chuyển thành màu đỏ

B. thoát ra một chất khí không màu, có mùi sốc đặc trưng

C. thoát ra một khí có màu nâu đỏ

D. thoát ra một khí không màu, không mùi

29-  Để nhận biết ion thường dùng thuốc thử AgNO3

A. tạo ra khí có màu nâu                    

B. tạo ra dung dịch có màu vàng

C. tạo ra kết tủa màu vàng

D. tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí

30-  Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện. Chứng tỏ

A. axit H2S mạnh hơn H2SO4                        

B. axit H2SO4 mạnh hơn H2S

C. kết tủa CuS không tan trong axit mạnh     

D. Phản ứng oxi hoá - khử xảy ra

31-  Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì

A. không thấy xuất hiện kết tủa

B. có kết tủa keo màu xanh sau đó tan

C. có kết tủa keo màu xanh xuất hiện và không tan

D. sau một thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa

32-  Có thể loại trừ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì

A. nước sôi ở 1000C

B. khi đun sôi đã làm tăng độ tan của các chất kết tủa

C. khi đun sôi các chất khí bay ra

D. cation Mg2+ và Ca2+ kết tủa dưới dạng hợp chất không tan

33-  Để tách nhanh Al2O3 ra khỏi hỗn hợp bột Al2O3 và CuO mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng các hoá chất sau

A. axit HCl, dung dịch NaOH                          B. dung dịch NaOH, khí CO2

C. nước                                                           D. nước amoniac

34-  Để rửa sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào ?

A. Rửa bằng xà phòng

B. Rửa bằng nước

C. Rửa bằng dung dịch NaOH sau đó rửa lại bằng nước

D. Rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước

35-  Quá trình sản xuất H2 theo phương pháp dùng khí lò cốc khử hơi nước thường lẫn tạp chất H2S, người ta loại bỏ H2S bằng cách dùng hoá chất nào sau đây ?

A. NaOH                                            B. CaO             

C. Fe2O3.xH2O                                   D. H2SO4 loãng

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm ôn tập thực hành thí nghiệm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Kiên Lương, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON