YOMEDIA

Bài tập đại cương về kim loại

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bài tập đại cương về kim loại. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quá trình học tập của các em!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

 

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố phân nhóm chính nhóm II là

A. 1.                               B. 2.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố phân nhóm chính nhóm I là

A. 1.                               B. 2.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 3: Trong số các kim loại Na, Mg, Al, Fe, kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Fe.                             B. Mg.                            C. Al.                             D. Na.

Câu 4: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Al (Z = 13) là

A. 1s22s22p63s23p3.        B. 1s22s22p63s23p1.        C. 1s22s22p63s13p3.        D. 1s22s22p63s23p2.

Câu 5: Có thể điều chế Cu bằng cách dùng H2 để khử

A. CuCl2.                       B. CuO.                         C. Cu(OH)2.                   D. CuSO4.

Câu 6: Kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Zn.                            B. Fe.                             C. Al.                             D. Cu.

Câu 7: Kim loại không phản ứng được với dung dịch muối sắt (II) clorua (FeCl2) là

A. Al.                             B. Mg.                            C. Zn.                             D. Cu.

Câu 8: Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?

A. MgCl2.                      B. CaCl2.                        C. AgNO3.                     D. FeCl2.

Câu 9: Ở nhiệt độ cao, CuO không phản ứng được với

A. H2.                             B. Ag.                            C. Al.                             D. CO.

Câu 10: Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh Zn tăng lên 1,51 gam. Thể tích dung dịch AgNO3 tối thiểu đã dùng là (Cho Ag = 108, Zn = 65)

A. 30ml.                         B. 20ml.                         C. 50ml.                         D. 25ml.

Câu 11: Ngâm một là Zn trong 100ml dung dịch AgNO3 có nồng độ 0,1 mol/l (M). Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là (Cho Ag = 108, Zn = 65)

A. 1,08 gam.                  B. 10,8 gam.                  C. 2,16 gam.                  D. 21,6 gam.

Câu 12: Ngâm một đinh Fe trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh Fe ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 đã dùng là (Cho Cu = 64, Fe = 56)

A. 1M.                           B. 0,5M.                         C. 1,5M.                         D. 0,02M.

Câu 13: Cho phản ứng sau: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Vai trò  của Cu là

A. chất khử mạnh.         B. chất oxi hoá mạnh.    C. chất oxi hoá yếu.       D. chất khử yếu.

Câu 14: Cho phản ứng sau: Cu + 2Fe3+  → Cu2+ + 2Fe2+. Chất hay ion đóng vai trò chất oxi hoá mạnh là

A. Cu.                            B. Fe3+.                          C. Cu2+.                          D. Fe2+.

Câu 15: Để làm sạch một loại thuỷ ngân (Hg) có lẫn tạp chất Zn, Sn, Pb, người ta dùng một hoá chất đó là

A. dung dịch Zn(NO3)2.                                       B. dung dịch Sn(NO3)2.

C. dung dịch Pb(NO3)2.                                       D. dung dịch Hg(NO3)2.

Câu 16: Có dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Người ta có thể dùng một hoá chất để loại bỏ được tạp chất là

A. Cu dư.                       B. Fe dư.                        C. Zn dư.                       D. Al dư.

Câu 17: Cho các ion sau: Fe3+, Fe2+, Cu2+. Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải là

A. Fe3+, Cu2+, Fe2+.        B. Cu2+, Fe2+, Fe3+.        C. Fe2+, Fe3+, Cu2+.        D. Fe2+, Cu2+, Fe3+.

Câu 18: Để bảo vệ vỏ tàu biển người ta có thể dùng phương pháp

A. mạ một lớp kim loại bền lên vỏ tàu.                B. dùng chất chống ăn mòn.

C. gắn lá Zn lên vỏ tàu.                                        D. dùng hợp kim không gỉ.

Câu 19: Thứ tự sắp xếp các kim loại trong dãy nào sau đây theo chiều tính khử giảm dần

A. Na, Mg, Al, Fe.         B. Mg, Na, Al, Fe.         C. Fe, Mg, Al, Na.         D. Al, Fe, Mg, Na.

Câu 20: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. bị oxi hoá.                 B. bị khử.                       C. nhận proton.              D. nhường proton.

Câu 21: Dãy các hiđroxit được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là

A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.                            B. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.

C. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.                            D. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.

Câu 22: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6

A. Na+.                           B. K+.                             C. Li+.                            D. Rb+.

Câu 23: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của kim loại

A. tác dụng với phi kim.                                      B. tác dụng với axit.

C. tác dụng với bazơ.                                           D. tác dụng với dung dịch muối.

Câu 24: Trong phản ứng sau: 2Ag+ + Cu  → Cu2+ + 2Ag. Chất oxi hoá mạnh nhất là

A. Ag.                            B. Ag+.                           C. Cu.                            D. Cu2+.

Câu 25: Trong phản ứng sau: Ni + Pb2+ → Ni2+ + Pb. Chất khử mạnh nhất là

A. Ni.                             B. Ni2+.                          C. Pb.                             D. Pb2+.

Câu 26: Sự phá huỷ kim loại do kim loại phản ứng với hơi nước hoặc chất khí ở nhiệt độ cao, gọi là

A. sự gỉ kim loại.                                                  B. sự ăn mòn hoá học.

C. sự ăn mòn điện hoá.                                         D. sự lão hoá của kim loại.

Câu 27: Bản chất của sự ăn mòn hoá học là

A. phản ứng oxi hoá - khử.                                  B. phản ứng hoá hợp.

C. phản ứng thế.                                                   D. phản ứng trao đổi.

Câu 28: Chỉ ra đâu không phải là sự ăn mòn điện hoá

A. sự ăn mòn kim loại xảy ra ở vật bằng sắt để trong không khí ẩm.

B. sự ăn mòn kim loại xảy ra ở vật bằng gang để trong không khí ẩm.

C. sự ăn mòn kim loại xảy ra ở vật bằng thép để trong không khí ẩm.

D. tất cả các hiện tượng trên.

Câu 29: Một vật được chế tạo từ hợp kim Zn -Cu để trong không khí. Hãy cho biết vật sẽ bị ăn mòn theo loại nào?

A. ăn mòn hoá học.        B. ăn mòn vật lý.           C. ăn mòn điện hoá.       D. ăn mòn cơ học.

Câu 30: Khi điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm bằng cách cho lá kẽm (Zn) tác dụng với dung dịch axit, người ta thường cho thêm vài giọt dung dịch

A. Na2SO4.                    B. ZnSO4.                      C. CuSO4.                      D. Ag2SO4.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập đại cương về kim loại, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF