Tài liệu 36 Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý dân cư và các ngành kinh tế Địa lý 12 có lời giải chi tiết với các câu hỏi dưới dạng tự luận bao gồm những kiến thức Địa lí ngành kinh tế và dân cư. Tài liệu này do Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em vừa ôn tập kiến thức đồng thời giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài Địa lý 12. Mời các em cùng tham khảo!
36 CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ DÂN CƯ VÀ CÁC NGÀNH KINH TẾ ĐỊA LÝ 12
Câu 1: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Trả lời:
Tác động của đặc điểm dân số đối với phát triển kinh tế -xã hội và môi trường nước ta thể hiện qua 2 khía cạnh:
a) Thuận lợi:
- Dân số tạo ra nguồn lao động dồi dào thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, thuận lợi cho phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động.
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học và kĩ thuật.
- Đa dân tộc nên giàu bản sắc văn hóa, cách thức sản xuất....
b.) Khó khăn:
- Đối với phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế .
- Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu.
- Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ.
- Đối với việc phát triển xã hội :
- Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
- GDP bình quân đầu người thấp.
- Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục còn nhiều khó khăn.
- Đối với tài nguyên môi trường:
- Sự suy giảm các tài nguyên thiên nhiên.
- Ô nhiễm môi trường.
- Không gian cư trú chật hẹp.
Câu 2: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng là do: Quy mô dân số lớn, số ngưới trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.
Ví dụ:
Năm |
Tổng số dân(triệu người) |
Tỉ lệ gia tăng dân số (%) |
2000 |
77635,4 |
1,36 |
2002 |
79727,4 |
1,32 |
2004 |
82031,7 |
1,40 |
2006 |
84155,8 |
1,26 |
2007 |
85195,0 |
1,23 |
Câu 3: Vì sao nước ta lại phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua.
Trả lời:
Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý là do:
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006) nhưng chưa phân bố hợp lý giữa các vùng.
- Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng và trung du, miền núi. Ở đồng bằng tập trung 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở Trung du và miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
- Ngay trong một vùng dân cư cũng có sự phân bố không hợp lý.
- Phân bố dân cư chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn năm 2006 là tỷ lệ dân thành thị 26,9%, tỷ lệ dân nông thôn là 73,1%.
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế dịch chuyển cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo để người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở vùng trung du, miền núi, phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
Câu 4: Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Trả lời
- Thế mạnh:
- Số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế ở nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân. Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
- Chất lượng:
- Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…) được tích lũy qua nhiều thế hệ.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.
- Hạn chế:
- Lao động nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
- Lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao vẫn còn ít. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Lao động phân bố không đồng đều cả về số lượng và chất lượng. Lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, vùng núi và cao nguyên nhìn chung còn thiếu lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật.
Câu 5: Hãy nêu một số chuyển biến hiện nay về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta.
Trả lời:
Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta có sự chuyển dịch nhìn chung còn chậm.
- Trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp: Tỷ lệ lao động có xu hướng giảm dần từ 63,1% năm 2000 xuống còn 57,3% năm 2005 (giảm 5,8%). Nhìn chung tỷ lệ giảm này là tương đối chậm.
- Công nghiệp và xây dựng là khu vực có tỷ lệ lao động thấp nhất và đang có xu hướng tăng dần từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2005.
- Khu vực dịch vụ: Tỉ lệ lao động tập trung còn khiêm tốn. Tỉ lệ này đang có xu hướng tăng lên nhưng nhìn chung còn rất chậm.
Câu 6: Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý lao động ở nước ta nói chung và địa phương nói riêng?
Trả lời:
Những năm vừa qua, nước ta đã tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo các hướng:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động củ các ngành dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng hóa loại hình đào tao theo các cấp, các ngành nghề, nâng cap chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo việc làm hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng thuận lợi.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 7: Trình bày đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta?
Trả lời:
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
- Từ thế kỉ III trước Công nguyên và trong suốt thời kì phong kiến, ở nước ta mới chỉ hình thành một số đô thị quy mô nhìn chung còn nhỏ như: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến…
- Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế kỷ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
- Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
- Từ năm 1954 đến năm 1975, đô thị phát theo hai xu hướng khác nhau: Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa bị chững lại.
- Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá mạnh, đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tỷ lệ dân thành thị tăng:
- Năm 1990 dân số thành thị nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên 26,9%.
- Tuy nhiên tỉ lệ dân số thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.
- Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng.
- Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất nước ta tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số lượng đô thị lớn thứ hai và thứ ba cả nước là các vùng đồng bằng (Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long).
- Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất ở nước ta.
Câu 8: Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lời:
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong cả nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa cũng nẳy sinh các hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…
Câu 9: Vẽ biểu đồ (kết hợp cột và đường) thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta theo bảng số liệu dưới đây:
Năm |
Số dân thành thị (triệu người) |
Số dân thành thị trong số dân cả nước (%) |
1990 |
12,9 |
19,5 |
1995 |
14,9 |
20,8 |
2000 |
18,8 |
24,2 |
2003 |
20,9 |
25,8 |
2005 |
22,3 |
26,9 |
Câu 10: Tại sao nói tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta?
Trả lời:
Tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta là do:
- Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ, vì vậy tăng trưởng GDP với tốc độ cao và bền vững là con đường đúng đắn để chống tụt hậu xa hơn về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tăng trưởng GDP sẽ tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
- Tăng trưởng GDP nhanh sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững sẽ nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, đưa GDP bình quân đầu người nước ta lên ngang với tầm khu vực và thế giới.
Câu 11: Nền nông nghiệp nhiệt đới có thuận lợi và khó khăn gì? Hãy cho ví dụ chứng minh nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
Trả lời:
Thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Thuận lợi:
- Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng vật vật nuôi phát triển quan năm.
- Có thể áp dụng các phương pháp canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ…
- Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu, đặc biệt là lúa nước và các cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, theo chiều Bắc – Nam và theo độ cao địa hình tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tạo nên thế mạnh khác nhau giữa các vùng.
- Khó khăn:
- Tính bấp bênh của nông nghiệp nhiệt đới.
- Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra: lũ lụt, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới…
- Các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi.
- Tính mùa vụ khắt khe trong sản xuất nông nghiệp.
- Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi quan trọng, với các giống ngắn ngày chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lụt hay hạn hán.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
- Việc trao đổi nông sản diễn ra khắp các vùng trong cả nước, nhờ thế mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là một hướng đi quan trọng để phát huy thế mạnh của một nện nông nghiệp nhiệt đới: rau cao cấp vụ đông xuất khẩu sang các nước cùng vĩ độ, hoa quả đặc sản nhiệt đới của các vùng miền, các loại cây công nghiệp có giá trị cao…
Câu 12: Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nông nghiệp tự cấp tự túc cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại.
Trả lời:
Nền nông nghiệp cổ truyền |
Nền nông nghiệp hiện đại |
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều lao động. - Năng suất lao động thấp. - Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh- là chính. - Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng |
- Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc. - Năng suất lao động cao. - Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, liên kết công – nông nghiệp. - Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận. |
Câu 13: Hãy chứng minh rằng cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét?
Trả lời:
- Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất có sự thay đổi theo hướng tăng số hộ tham gia sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ (năm 2001, số hộ tham gia công nghiệp là 5,8%, và dịch vụ là 10,6%; đến năm 2006 số hộ nông thôn tham gia công nghiệp là 10% và dịch vụ là 14%). Số hộ tham gia sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp giảm xuống.
- Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa. Đó là sự đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu ; hình thành cơ cấu ngành đa dạng, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
- Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôi ngày càng đa dạng hơn, bao gồm: các doanh nghiệp nông – lâm nghiệp và thủy sản, các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thủy sản, kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại.
Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày hiện trạng sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta (diện tích, sản lượng, năng suất, bình quân sản lượng lúa/người) và giải thích nguyên nhân.
Trả lời: Dựa vào trang 11 và trang 14 Atlat Địa lí Việt Nam
Hiện trạng sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 1990 – 2000.
Tính hình sản xuất
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
Diện tích lúa (nghìn ha) |
6.402 |
6.765 |
7.666 |
Sản lượng lúa (nghìn tấn) |
19.225 |
24.946 |
32.530 |
Năng suất lúa (tạ/ha) |
30,0 |
36,9 |
42,4 |
Bình quân lúa theo đầu người (kg) |
291 |
347 |
419 |
Nhận xét:
- Diện tích lúa tăng nhưng chậm (Năm 2000 tăng được 1264 nghìn ha, gấp 1,2 lần so với năm 1990)
- Năng suất lúa tăng khá nhanh: Từ năm 1990 đến 2000 tăng được 12,4 tạ/ha gấp 1,4 lần.
- Sản lượng lúa tăng nhanh: Từ năm 1990 đến năm 2000 tăng được 13.305 nghìn tấn, gấp 1,7 lần. Sản lượng lúa tăng một phần do tăng diện tích nhưng chủ yếu là do tăng năng suất.
- Mặc dù dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên bình quân lúa theo đầu người vẫn tăng khá nhanh: năm 1990 là 291 kg/người, đến năm 2000 là 419 kg/người.
Phân bố cây lúa:
- Những tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%: Tất cả các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định) và Đông Nam Bộ (Tây Ninh).
- Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.
Nguyên nhân:
- Đường lối chính sách khuyến khích nông nghiệp của nhà nước, đặc biệt là chính sách khoán 10 và các luật mới được ban hành.
- Đầu tư: Cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc sản xuất lúa (thủy lợi, phân bón, máy móc, dịch vụ cây trồng). Đặc biệt là việc đưa các giống mới vào trồng đại trà phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau.
- Thị trường (trong nước, xuất khẩu).
Câu 15: Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta?
Trả lời:
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao độ ẩm lớn.
- Nước ta có nhiều loại đát thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp :đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng .đất badan...
- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
- Các cơ sở công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
- Nhu cầu của thị trường còn rất lớn.
- Nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo hơn…
- Luôn được đảng và nhà nước quan tâm.
- Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến .
- Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu. Hiện nay nước ta là một trong những những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, điều. Sản phẩm từ cây công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tấ-xã hội ở ngững vùng còn nhiều khó khăn.
Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày thực trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm (Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều…) ở nước ta. Giài thích nguyên nhân?
Trả lời:
Sử dụng Atlát trang 14
- Tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta:
- Diện tích (Khai thác từ biểu đồ cột ở bản đồ cây công nghiệp).
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2000
(Đơn vị:Nghìn ha)
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
Cây công nghiệp hàng năm |
542 |
717 |
778 |
Cây công nghiệp lâu năm |
657 |
902 |
1451 |
Tổng số |
1199 |
1619 |
2229 |
Nhận xét : Tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng nhanh, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. (năm 2000 so với năm 1990, tổng diện tích cây công nghiệp tăng 1030 nghìn ha, gần 1,8 lẩn trong đó diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 236 nghìn ha, gấp 1,5 lần và diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 794 nghìn ha, gấp 2,2 lần)
- Cơ cấu:
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta thời kì (1990-2000)
(Đơn vị:%)
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
Cây công nghiệp hàng năm |
45,2 |
44,2 |
34,9 |
Cây công nghiệp lâu năm |
54,8 |
55,8 |
65,1 |
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
- Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta, cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và có xu hương tăng dần tỉ trọng:năm 1990 là 54,8% năm 2000 là 65,1%. Ngược lại diện tích cây công nghiệp hang năm chuếm tỉ trọng nhỏ hơn va đang có xu hướng giảm tương ứng là 45,2% và 34,9%.
Giải thích:
- Do mở rộng nhanh chóng diện tích nhiều loại cây công nghỉệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn(như cà phê, hồ tiêu, cao su...)
- Phân bố cây công nghiệp lâu năm:
- Cây cà phê được trồng chủ yếu trên đất ba dan ở Tây nguyên.ngoài ra còn trồng ở Đông nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ.
- Cây cao su chủ yếu được trồng trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh ở duyên hải miền Trung.
- Cây điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
- Cây chè được trông nhiều ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên nhiều nhất là ở tỉnh Lâm Đồng.
Câu 17: Trình bày các điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta. Nêu thực trạng phát triển. Phân bố ngành chăn nuôi lợn và gia cầm trong những năm qua?
Trả lời:
Điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta:
Thuận lợi:
- Thức ăn tự nhiên có ý nghĩa hàng đầu, có 3 nguồn: Thức ăn tự nhiên: Diện tích đồng cỏ năm 2005 là trên 500 nghìn ha, phân bố ở các cao nguyên trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là cơ sở để chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, ngựa...). Thức ăn từ ngành trồng trọt và phụ phẩm của ngành thủy sản.(Đây là nguồn thức ăn chủ yếu. Nhờ giải quyết tốt lương thực cho người nên phần lớn lương thực giành cho chăn nuôi. Hàng năm còn có 13-14 nghìn tấn bột cá làm thức ăn cho chăn nuôi.Thức ăn chế biến tổng hợp: Tạo điều kiện cho hình thức chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến ở đồng bằng và miền núi.
- Thị trường được mở rộng.
- Dân cư lao động có truyền thống, kinh nghiệm chăn nuôi.
- Chính sách khuyến nông của nhà nước.
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tót hơn.
- Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và rộng khắp.
- Các cơ sở công nghiệp chế biến sản phẩm từ ngành chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển và nâng cấp.
Khó khăn:
- Các đồng cỏ tự nhiên đang bị xuống cấp.
- Giống, năng suất còn thấp, chất lượng chưa cao.
- Cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
- Công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính.
- Các dịch bệnh lan tràn trên diện rộng(như dịch cúm gia cầm năm 2003, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm, long móng ở trâu, bò...
- Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi nhìn chung còn thấp.
- Thực trạng phát triển, phân bố ngành chăn nuôi lợn và gia cầm :
- Lợn và gia cầm là 2 nguồn cung cấp thịt chủ yếu, đuaọac đầu tư phát triển rộng khắp các vùng lãnh thổ. Hiện nay chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Năm 2005, đàn lợn có hơn 27 triệu con, cung cấp 3/4 sản lượng thịt các loại.
- Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con (năm 2003), nhưng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm tái bùng phát, nên hiện nay tổng đàn gia cầm còn khoảng 220 triệu con. chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có các cơ sở công nghiệp chế biến thịt.
Câu 18: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản ở vước ta?
Trả lời:
- Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế biển trên 1triệu km2, đường bờ biển dài 3.260Km.
- Biển Đông là vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm (trung bình 20oC) là môi trường thích hợp cho nhiều loài hải sản.
- Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá.
- Chủng loại thủy sản phong phú trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá thu, tôm hùm, mực nang...
- Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm: Hải phòng - Quảng ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận, Hoàng Sa - Trường Sa, Cà Mau - Kiên Giang.
- Diện tích mặt nước lớn 1,2 triệu ha.
- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong khai thác thủy sản.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật đã và đang được nâng cấp: Phương tiện đánh bắt, hệ thống cảng cá, công nghiệp chế biến...
- Đường lối chính sách: Nhà nước có các chính sách khuyến nghư và sự đầu tư của nhà nước, chương trình đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, hỗ trợ giá xăng dầu cho nghư dân...
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng (hình thành các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản...)
Câu 19: Dựa vào Atlát Địa lí Việt nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta?
Trả lời:
Sử dụng trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam.
Tình hình phát triển(Khai thác biểu đồ cột)
Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta thời kì 1990-2000
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
|||
Tỉ đồng |
% |
Tỉ đồng |
% |
Tỉ đồng |
% |
|
Nuôi trồng |
162,1 |
18,1 |
389,1 |
24,6 |
589,6 |
26,2 |
Đánh bắt |
728,5 |
81,9 |
1195,3 |
75,4 |
1660,9 |
73,8 |
Tổng số |
889,6 |
100,0 |
1584,4 |
100,0 |
2250,5 |
100,0 |
Nhận xét:
- Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh, so với năm 1990 thì năm 2000 tăng 1360,9 nghìn tấn, gấp 3,8 lần.Trong đó:
- Thủy sản đánh bắt tăng 932, 8 nghìn tấn, tăng gần 2,3 lần.
- Thủy sản nuôi trồng tăng 427, 5 nghìn tấn, tăng 3, 6 lần.
- Tốc độ tăng trưởng thủy sản nuôi trồng cao hơn thủy sản đánh bắt.
- Cơ cấu:
- Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, thủy sản đánh bắt chiếm tỉ trọng lớn song đang có xu hướng giảm dần: năm 1990 chiếm 81,1%, năm 2000 còn 73,8%.Thủy sản nuôi trồng còn chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng đang có xu hướng tăng từ 18,1% năm 1990 lên 26,2% năm 2000.
- Phân bố:
- Đánh bắt cá biển tập trung ở các tỉnh phía nam (Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long) như: Kiên giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Thủy sản nuôi trồng tập trung ở cá tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. các tỉng có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là: An Giang, Cà mau, Bến Tre, tiền Giang, Trà Vinh.
Câu 20: Chứng minh rằng tài nguyên rừng ở nước ta giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều. Nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên rừng ở nước ta.
Trả lời:
Vai trò:
- Nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển, vì thế rừng không chỉ đơn thuần có ý nghĩa kinh tế mà còncó vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng làm cho ý nghĩa kinh tế của lâm nghiệp vượt xa giá trị các loại gỗ, lâm sản bán được.
- Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đang bị suy thoái.
- Biến động diện tích rừng ở nước ta thời kì 1943-2005.
Năm |
Tổng diện tích rừng(triệu ha) |
Tỉ lệ che phủ (%) |
1943 |
14,3 |
43,8 |
1975 |
9,6 |
29,1 |
1983 |
7,2 |
22,0 |
1990 |
7,2 |
22,0 |
1999 |
10,9 |
33,2 |
2005 |
12,4 |
37,7 |
- Nhận xét: Tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng đang tăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (Phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chua khai thác được)
- Tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943.
Nguyên nhân:
- Do khai thác bừa bãi, không hợp lí, khai thác quá mức.
- Do nạn cháy rừng.
- Do tập quán du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Săn bắn các loài thú quý hiếm để bán (do mục đích kinh tế).
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 21 - 36 của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý dân cư và các ngành kinh tế Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !