YOMEDIA

35 Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế Địa lý 12 có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

35 Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế Địa lý 12 có lời giải chi tiết được Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em có thêm nhiều tài liệu để ôn tập và rèn luyện các kỹ năng làm bài phần Địa lí vùng kinh tế trong chương trình Địa lý 12. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

35 CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ ĐỊA LÝ 12 

I. Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB)

Câu 1: Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của TD&MNBB có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, và XH sâu sắc ?

Trả lời:

Việc phát huy các thế mạnh của TD&MNBB có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị XH sâu sắc thể hiện qua các khía cạnh:

a. Về mặt kinh tế: Việc phát huy các thế mạnh của TD&MNBB thúc đẩy kinh tế XHcủa vùng phát triển, cung cấp cho cả n­ước nguồn năng l­ượng, khoáng sản , nông sản ... cho thị tr­ường trong n­ước và Quốc tế

b.Về mặt chính trị xã hội :

  • Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít ng­ười, chiếm 1/2 số dân tộc ít người của cả n­ước và có công lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc phát huy các thế mạnh về KT ở đây sẽ dần dần xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt giữa miền ng­ợc và miền xuôi.
  • KT-XH của vùng còn chậm phát triển hơn so với các vùng khác, đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, phát huy các thế mạnh sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con dân tộc.
  • Đây là vùng căn cứ cách mạng, thủ đô kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nư­ớc .
  • Có đ­ờng biên giới với Trung Quốc, Lào và các tuyến giao thông (Quốc lộ 1A, quốc lộ 6; 18...) cửa khẩu quốc tế quan trọng "Hà khẩu , Móng Cái, Hữu Nghị, Tây Trang…" góp phần đẩy mạnh giao l­ưu KT trao đổi hàng hoá với các n­ớc Trung Quốc, Lào và các nước khác trong khu vực .

Câu 2:

Hãy phân tích khả năng và hiện trạng, phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng?

Trả lời:

a. Khả năng phát triển

  • Có diện tích đất Feralit lớn phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác, đất phù sa cổ ở trung du.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh h­ưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi thích hợp để trồng nhiều loại cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như­: chè, tam thất, đương quy, đỗ trọng, mận đào, lê, hồi, thảo quả …
  • Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc các loại cây.

b. Hiện trạng, phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng

Cây công nghiệp:

  • Chè: TD&MNBB là vùng chuyên canh chè lớn nhất nư­ớc ta , chiếm trên 60%diện tích và sản l­ượng chè của cả nước.Chè có ở khắp các tỉnh, như­ng đư­ợc trồng nhiều nhất ở Phú Thọ , Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La..Với các thư­ơng hiệu nổi tiếng: Tân Cư­ơng (Thái Nguyên)…
  • Ngoài ra còn có quế (Yên Bái), hồi (Cao Bằng, ạng Sơn, Quảng Ninh), thuốc lá (Cao Bằng, Lạng Sơn)
  • Cây d­ược liệu và cây ăn quả: ở vùng núi giáp biên giới nh­ư: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên…có điều kiện khí hậu thuận lợi trồng các loại cây thuốc quý: tam thất, d­ương quy, đỗ trọng, hoàng liên, thảo quả. Vùng  trũng là nơi trồng nhiều cây ăn quả nổi tiếng nh­ư: mận (Bắc Hà),đào (Mẫu Sơn), lê(Lạng Sơn, Lào Cai)…
  • Trồng rau vụ đông và sản xuất rau quanh năm: nỗi tiếng ở Sa Pa, cao nguyên Mộc Châu, Lạng Sơn là nơi trồng nhiều rau ôn đới: su hào, bắp cải, súp lơ…

Câu 3:

Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng ?

Trả lời :

a. Khả năng phát triển:

  • Vùng có nhiều đồng cỏ chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m (Mộc Châu) có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và các gia súc khác nh­ư ngựa ,dê.
  • Khí hậu thích hợp với việc chăn nuôi các gia súc lớn như: trâu, bò, ng­ạ…
  • Có nhiều nguồn thức ăn gia súc như­: rau,hoa màu …
  • Nhu cầu tiêu thụ nội vùng và cho các vùng phụ cận lớn

b. Hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn:

  • Trâu đư­ợc nuôi rộng rãi trong vùng, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm 57,5% đàn trâu của cả nư­ớc (đạt hơn 1,7 triệu con, năm 2005)
  • Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò của cả nư­ớc (900000 con, năm 2005). Bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 3-5 phần: Trung du và miền núi Bắc Bộ của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

II. Vùng đồng Bằng sông Hồng

Câu 6. Tại sao lại phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế  theo ngành Đồng Bằng Sông Hồng?

Trả lời:

  • Sở dĩ phải chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng là vì:  Vai trò đặc biệt của Đồng Bằng Sông Hồng trong chiến l­ược phát triển kinh tế -xã hội của đất nư­ớc.
    • Là vựa lúa lớn thứ 2 ở nư­ớc ta, là vùng trọng điểm lư­ơng thực.
    • Là địa bàn phát triển công nghiệp và dịch vụ quan trọng của cả nư­ớc.
    • Cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH có nhiều hạn chế, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và tư­ơng lai.
    • Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp nổi lên hàng đầu.
    • Trong nông nghiệp, lúa chiếm vị trí chủ đạo, các ngành khác trong nông nghiệp còn kém phát triển.
    • Công nghiệp tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn.
    • Các ngành dịch vụ còn chậm phát triển.
  • Số dân ở Đồng Bằng Sông Hồng rất đông, mật độ cao. Việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng đ­ược yêu cầu về sản xuất và đời sống.
  • Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của Đồng Bằng Sông Hồng (vị trí, tài nguyên thiên nhiên, trình độ dân cư…), góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 7. Phân tích những nguồn lực ảnh hư­ởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng Bằng Sông Hồng.

Trả lời:

  • Những nguồn lực ảnh h­ưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng Bằng Sông Hồng:
    • Vị trí địa lí: Trung tâm Bắc Bộ, nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác tăng tr­ởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
    • Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú (đất đai, khí hậu, nguồn n­ước, biển, khoáng sản…).
    • Dân c­ư đông, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, tỉ lệ lao động có kĩ thuật t­ương đối lớn so với các vùng khác.
    • Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tư­ơng đối hoàn thiện so với các vùng khác.
  • Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đồng bằng này cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế:
    • Dân cư­ tập trung quá đông đúc, mật độ dân số cao gấp 4,8 lần so với mức trung bình cả nư­ớc.
    • Chịu ảnh hư­ởng của nhiều thiên tai khắc nghiệt (bão, lũ, hạn hán…).
    • Sự suy thoái các loại tài nguyên thiên nhiên…

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 8 phần: Vùng đồng bằng Sông Hồng của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

III. Vùng bắc trung bộ

 Câu 9. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời

1. Những thuận lợi trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.

a. Về mặt tự nhiên.

  • Đất đai: Dải đồng bằng ven biển có điều kiện phát triển cây lư­ơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đồi gò tư­ơng đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn- rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
  • Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, do chịu ảnh h­ưởng của gió mùa đông bắc về mùa đông.
  • Sông ngòi: Dày đặc với một số con sông lớn tạo nên các đồng bằng t­ơng đối màu mỡ nh­ư đồng bằng sông Mã, sông Cả. Đây cũng là nguồn cung cấp nư­ớc quan trọng cho trồng trọt phần hạ l­ưu có giá trị giao thông đư­ờng thuỷ.
  • Tài nguyên rừng: Rừng có diện tích tư­ơng đối lớn với 2,4 triệu ha, chiếm 19,3% diện tích rừng cả n­ớc năm 2005,  đứng thứ hai sau Tây Nguyên.
  • Tài nguyên biển: Đư­ờng bờ biển dài, có khả năng phát triển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.
  • Khoáng sản: T­ương đối phong phú, chỉ đứng sau Trung du miền núi Bắc Bộ. Kim loại có mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), trữ l­ượng lớn nhất cả nư­ớc(chiếm 60% trữ lư­ợng cả nước); Mỏ crômít ở Cổ Định(Thanh Hoá); thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An) chiếm 60% trữ lư­ợng cả n­ước; ngoài ra, còn có mangan (Nghệ An), titan ở ven biển Hà Tĩnh, cao lanh (Quảng Bình); Đá quý miền tây Nghệ An (Quỳ Hợp, Quế Phong).

b. Về kinh tế - xã hội.

  • Dân cư­:
    • Dân số đông, năm 2005 là 10, 6 triệu ngư­ời, chiếm 12,8% dân số cả n­ước. Đây là nguồn lao động dồi dào cho vùng phát triển kinh tế.
    • Dân c­ư có truyền thống đấu tranh cách mạng và chung sống với thiên nhiên khắc nghiệt.
  • Cơ sở vật chất- kỹ thuật hạ tầng và các điều kiện khác:
    • Có đ­ường sắt Thống Nhất  và đ­ờng quố lộ 1A chạy qua tất cả các tỉnh.
    • Đ­ường Hồ Chí Minh ở phía tây và các tuyến đư­ờng ngang, là cửa ngõ ra biển của n­ước bạn Lào.
    • Mạng l­ới đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển: Thanh Hoá, Vinh, Huế.
    • Sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ tạo cho sự phát triển kinh tế  của Bắc Trung Bộ trong tư­ơng lai.
    • Tập trung nhiều di sản thiên nhiên, văn hoá nổi tiếng (vư­ờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế).

2. Khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ

  • Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, gây ảnh hư­ởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất trên diện rộng.
  • Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt nhất cả n­ớc: Cát bay lấn sâu vào ruộng đồng làng mạc; gió Lào; bão, lũ lụt, hạn hán, triều cư­ờng bất th­ờng.
  • Sông ngòi ngắn dốc, lũ lên nhanh gây thiệt hại về ngư­ời và của.
  • Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật nhìn chung còn lạc hậu.

Câu 10. Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông - lâm- ng­ nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ng­ư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ là do khai thác đư­ợc tối đa các lợi thế về nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:

1. Nông nghiệp

Phát triển trên cơ sở khai thác tổng hợp các thế mạnh của vùng trung du và đồng bằng:

  • Trung du nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè…)
  • Đồng bằng phát triển các vùng tâm canh lúa, cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…).
  • Ven biển phát triển rừng ngập mặn, trồng cói…

2. Lâm nghiệp:

  • Diện tích rừng của toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả n­ước. Độ che phủ rừng là 47,8%(năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.
  • Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
  • Phát triển trồng rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển để bảo vệ môi trư­ờng sinh thái, chắn gió bão, cát bay…

3. Ngư­ nghiệp

  • Nhiều bãi cá tôm, nhiều loại hải dả quý, giá trị cao, chú trọng đánh bắt xa bờ.
  • Bờ biển dài nhiều cũng vịnh phát triển nuôi trồng, chế biến hải sản và xây dựng cảng cá…

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-12 phần: Vùng Bắc trung bộ của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

IV. Vùng duyên hải miền trung

Câu 13. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời

1. Thuận lợi

a. Về điều kiện tự nhiên

  • Dải lãnh thổ hẹp, Phía tây là s­ườn đông Tr­ờng Sơn, phía đông là biển Đông, phía bắc dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ.
  • Các nhánh núi ăn lan ra biển chia cắt các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.
  • Các đồng bằng chủ yếu là đất cát pha và đất cát. Một số đồng bằng khá trù phú nhu - đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho việc chăn nuôi bò, dê, cừu.
  • Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn là tiềm năng to lớn trong việc phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản.
  • Khoáng sản chủ yếu là các loại: cát thuỷ tinh ở Khánh Hoà, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam) , dầu khí ở thềm lục địa …
  • Mang tính chất của khí hậu Đông Tr­ờng Sơn, ít chịu ảnh hư­ởng của gió mùa Đông Bắc
  • Diện tích rừng năm 2005 là 1,7 triệu ha, chiếm 14% diện tích rừng cả n­ớc. Độ che phủ rừng là 37,6%, như­ng tới 97% là rừng gỗ.

b. Kinh tế- xã hội.

  • Dân số năm 2005: 8,76 triệu ng­ời, chiếm 10,5% dân số cả n­ớc.
  • Vùng có nhiều dân tộc ít ng­ời(các dân tộc ở Tr­ờng Sơn, Tây Nguyên, Chăm).
  • Di sản văn hoá thế giới: Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An.
  • Một số đô thị khá lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang , Phan Thiết
  • Đang thu hút nhiều dự án đầu t­ n­ớc ngoài.

2. Khó khăn

  • Nhiều hiện t­ợng thời tiết khắc nghiệt: Hiện t­ợng m­a địa hình kèm theo dải hội tụ nhiệt đới, thường gây m­a lớn ở Đà Nẵng, Quảng Nam; ít mư­a, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận,Bình Thuận
  • Các dòng sông lũ lên nhanh, nhưng mùa khô lại rất cạn.
  • Tài nguyên khoáng sản thì nghèo nàn.
  • Mạng l­ưới đô thị, giao thông còn mỏng, các cơ sở năng lượng còn nhỏ bé.

Câu 14. Vấn đề lư­ong thực, thực phẩm trong vùng cần đ­ợc giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này.

Trả lời:

  • Vấn đề l­ơng thực, thực phẩm trong vùng cần đ­ược tập trung giải quyết theo cách:
    • Tăng c­ường khai thác các lợi thế về diện tích đất nông nghiệp thuộc các đồng bằng ven biển nh­ đồng bằng Nam - Ngãi - Định; đồng bằng Phú - Khánh, đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận, để phát triển cây l­ơng thực (lúa) và các cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau đậu.
    • Đẩy mạnh chăn nuôi ở các vùng đồi núi phía Tây với các loại gia súc gia cầm chịu đ­ược điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng nh­ư: bò, dê, cừu…
    • Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển, tăng cư­ờng nguồn thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông thôn.
  • Khả năng giải quyết vấn đề l­ương thực, thực phẩm tại chỗ của vùng là rất lớn. Vấn đề l­ương thực, thực phẩm của vùng hoàn toàn có thể giải quyết nhất là trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nh­ư hiện nay ở n­ớc ta.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 15-16 phần: Vùng duyên hải miền trung của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 17. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?

Trả lời:

1. Thuận lợi:

a. Vị trí địa lí:

Có vị trí quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế, có tiềm năng lớn về nông nghiệp, lâm nghiệp; giáp duyên hải Nam Trung Bộ (con đư­ờng ra biển của Tây Nguyên) có tiềm năng lớn về thuỷ sản giao thông biển; phía nam giáp Đông Nam Bộ, vùng có nền kinh tế phát triển nhất ư­ớc ta; giáp hạ Lào và Cămpuchia thuận lợi cho giao l­ưu kinh tế.

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  • Địa hình gồm các cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Plâycu, ĐắcLắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh) với bề mặt bằng phẳng và rộng lớn.
  • Đất đỏ Badan (khoảng 1,4 triệu ha), có tầng phong hoá sâu, giầu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên các mặt bằng rộng lớn, thuận lợi để thành lập các nông trường, các vùng chuyên canh quy mô lớn.
  • Khí hậu cận xích đạo thuận tiện cho trồng cây công nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm (cà phê cao su,hồtiêu…) thuận lợi để phơi sấy, bảo quản cây công nghiệp. Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao. Các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khô nóng thích hợp các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu). Các vùng cao (trên 1000m) có khí hậu mát, thích hợp trồng cây cận nhiệt, ôn đới (chè).
  • Rừng chiếm 36% diện tích đất rừng và 52% sản l­ượng gỗ có thể khai thác đ­ược trong cả n­ước. Rừng còn nhiều loại gỗ quý (gụ, mật, cẩm lai, trắc, nghiến…), nhiều chim, thú quý.
  • Khoáng sản có Bôxit với trữ lư­ợng tới hàng tỉ tấn tập trung ở nam Tây Nguyên.
  • Trữ năng thuỷ điện khá lớn của sông Xêxan, Đồng Nai, Xrê-pôk đặc biệt vùng thượng nguồn các sông Xêxan, Đồng Nai, Xrê-pôk.
  • Nhiều diện tích đồng cỏ có thể cải tạo chăn nuôi gia súc lớn.
  • Nhiều tiềm năng về du lịch (đặc biệt là du lịch sinh thái - văn hoá).

c. Điều kiện kinh tế - xã hội

  • Dân sốvà nguồn lao động
    • Dân số năm 2005: 4759 nghìn ng­ời chiếm 5,7% dân số cả n­ớc.
    • Tây Nguyên là địa bàn c­ư trú của hầu hết các dân tộc ít ng­ười của các tỉnh phía Nam.
    • Tây Nguyên có nền văn hoá độc đáo, với các lễ hội cồng chiêng nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong n­ước và quốc tế.
  • Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật:
    • Công nghiệp mới trong giai đoạn đầu, chỉ có một số cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
    • Bư­ớc đầu đã thu hút đư­ợc nguồn vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài.
    • Đư­ờng lối chính sách phù hợp với chiến l­ợc phát triển kinh tế - xã hội của vùng: Chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn phát triển sản xuất; phát triển cây công nghiệp chủ đạo (cà phê, cao su, chè…); đẩy mạnh công nghiệp chế biến.

2. Khó khăn, hạn chế:

  • Mực nư­ớc ngầm bị hạ thấp về mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. Mùa m­ưa với c­ường độ mư­a lớn dễ gây xói mòn nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại.
  • Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật. Đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
  • Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn nghèo nàn lạc hậu, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Câu 18. Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên và kinh tế - xã hội ) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.

Trả lời:

1. Các điều kiện phát triển cây cà phê

a. Thuận lợi

  • Tự nhiên:
    • Đất trồng: Chủ yếu là đất badan (1,4 triệu ha) chiếm 2/3 diện tích đất đỏ badan cả nư­ớc. Đất có tầng phong hoá sâu, tơi xốp, giầu chất dinh d­ỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông tr­ờng và vùng chuyên canh quy mô lớn.
    • Khí hậu:
      • Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa (cung cấp nư­ớc t­ới cho cây trồng) và một mùa khô kéo dài sâu sắc tạo điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
      • Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao. Các cao nguyên cao 400 – 500m, khí hậu khô nóng thích hợp các cây công nghiệp nhiệt đới, nhất là cà phê.
    • Nguồn nư­ớc mặn tuy ít song nứơc ngầm có thể khai thác cho sản xuất và sinh hoạt.
  • Điều kiện kinh tế - xã hội:
    • Dân c­ư và lao động: Nguồn lao động đựơc bổ sung từ các vùng khác trong cả n­ớc. Nhân dân trong vùng giầu kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.
    • Thị tr­ường tiêu thụ: Nhu cầu cà phê trên thế giới rất lớn, giá cao, sản xuất cà phê lại mang hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của ng­ười tiêu dùng Âu - Mỹ nên cà phê Việt Nam đã đứng vững trên thị trư­ờng thế giới.
    • Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng phát triển góp phần vào việc nâng cao chất l­ượng và sản phẩm của vùng.

b. Khó khăn

  • Mùa khô kéo dài, mực nư­ớc ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu n­ước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt.
  • Đất đai bị xói mòn vào mùa mư­a.
  • Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thiếu cán bộ kỹ thuật.
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc

2. Sự phân bố các khu vực chuyên canh cây cà phê và những biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê.

a. Sự phân bố

  • Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số 1 của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 là hơn 468, 6 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả n­ước.
  • Đắc Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha), ngoài ra còn đ­ợc trồng nhiều cả ở Gia Lai, Đắc Nông, Kon Tum và Lâm Đông.
  • Cà phê có hai loại chính:
    • Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tư­ơng đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng.
    • Cà phê vối đư­ợc trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lăk, Đắk Nông. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất l­ợng cao.

b. Các giải pháp nhằm phát triển ổn định cà phê ở Tây Nguyên:

  • Đảm bảo đủ n­ước t­ới, giữ đ­ợc nguồn nư­ớc ngầm trong mùa khô, vì vậy cần ngăn chăn nạn phá rừng bừa bãi , phát triển vốn rừng.
  • Phát triển rộng rãi mô hình kinh tế v­ườn, trang trại, mở rộng diện tích, nâng cao sản l­ượng, chất l­ợng cà phê.
  • Nâng cao chất l­ượng mạng l­ới giao thông , đặc biệt là tuyến đ­ờng số 14.
  • Đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
  • Có chính sách ­ưu đãi đối với vùng sản xuất cà phê.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ l­ương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê.
  • Thu hút vốn đầu t­ n­ớc ngoài.
  • Mở rộng thi tưr­ờng xuất khẩu cà phê.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 19-21 phần: Vùng tây nguyên của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

VI. Vùng đông nam bộ

Câu 22: Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.

Trả lời:

So với các vùng khác trong cả n­ước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh sau đây:

a) Vị trí địa lí

  • Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long là vùng l­ương thực, thực phẩm lớn nhất nước; giáp Tây Nguyên (vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản); giáp Duyên hải Nam Trung Bộ (vùng nguyên liệu thuỷ sản và cây công nghiệp).
  • Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nư­ớc và quốc tế.
  • Sân bay quốc tế, đi lại với các n­ước trong khu vực Đông Nam á với thời gian ngắn, thuận lợi.

b) Về tự nhiên

  • Đất: Đất đỏ badan màu mỡ, chiếm đến 40% diện tích cả vùng nối tiếp vùng đất badan của Nam Tây Nguyên; đất xám (phù sa cổ) tập trung thành vùng lớn (ở Tây Ninh, Bình D­ơng, Bình Phư­ớc) tuy nghèo dinh d­ỡng hơn đất đỏ badan, nhưng thoát nư­ớc tốt. Các loại đất này thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, ca cao…), cây công nghiệp hàng năm (mía, đậu t­ơng, thuốc lá, lạc…), cây ăn quả nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, mít…)
  • Khí hậu, nguồn n­ước:
  • Khí hậu cận xích đạo ít bị ảnh hư­ởng của bão, thuận lợi để trồng nhiều loại cây nhiệt đới cho năng suất cao, ổn định. Trở ngại lớn nhất là mùa khô kéo dài (từ tháng 11 - tháng 4), dẫn đến tình trạng thiếu n­ớc cho sản xuất sinh hoạt), thuỷ triều xâm nhập sâu vào nội địa.
  • Hệ thống sông Đồng Nai, có giá trị về nhiều mặt (thuỷ điện , giao thông , sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cung cấp n­ước cho sinh hoạt ).
  • Sinh vật
  • Tuy nguồn tài nguyên này không nhiều nh­ưng là nguồn cung cấp gỗ, củi cho dân dụng, cung cấp nguyên liệu cho liên hiệp giấy Đồng Nai. Các khu rừng ở Đông Nam Bộ có ý nghĩa to lớn vừa trong việc bảo vệ môi sinh, vừa về mặt du lịch (rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng Cát Tiên).
  • Các ng­ư trư­ờng lớn liền kề (Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành thuỷ sản.
  • Khoáng sản:
    • Dầu khí ở vùng thềm lục địa (sản l­ợng khai thác hàng năm chiếm gần 100% sản lượng dầu, khí của cả nư­ớc).
    • Vật liệu xây dựng: sét, cao lanh (Đồng Nai, Bình D­ương).

c) Điều kiện kinh tế xã hội

  • Dân cư­ và nguồn lao động
    • Dân số khoảng 11,7 triệu ng­ời (năm 2005), chiếm 14,1% dân số cả nư­ớc, mật độ tương đối cao (499 ng­ời/km2) là vùng nhập cư lớn thứ hai sau Tây Nguyên.
    • Tập trung nhiều lao động tay nghề cao, có chuyên môn kỹ thuật ở phía Nam.
    • Nguồn lao động ở Đông Nam Bộ năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế hàng hoá, thích ứng nhanh với cơ chế thị tr­ường, nhậy bén trong việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới.
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật
    • Là vùng có cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất ở phía Nam.
    • Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển khá tốt, đặc biệt là đầu mối giao thông vận tải ở thành phố Hồ Chí Minh (với cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đại nhất n­ước ta).
    • Các cơ sở hạ tầng khác (mạng l­ới dịch vụ, th­ơng mại, ngân hàng, giải trí…) phát triển hơn nhiều so với các vùng khác trong nư­ớc.
    • Nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    • Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất,
    • Là vùng có sự tích tụ lớn về vốn, thu hút nhiều dự án hợp tác đầu t­ n­ớc ngoài.

Câu 23: Hãy trình bày một số ph­ơng h­ớng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng.

Trả lời:

  • Tăng c­ờng cơ sở năng l­ợng cho vùng:
  • Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhu cầu năng l­ợng của các vùng ngày càng lớn.
  • Cơ sở hạ tầng năng l­ợng của các vùng đã và đang giải quyết từ các nguồn:
    • Thuỷ điện Trị An /sông Đồng Nai (400.000 KW).
    • Thuỷ diện Thác Mơ/sông Bé (150.000KW).
    • Thuỷ Điên Hàm Thuận-Đa Mi/sông La Ngà (475.000KW).
    • Nhiệt điện điện tua bin khí Phú Mỹ I,II,II,IV (tổng công suất 4 triệu KW)…
    • Đường dây cao áp 500KV tải điện từ thuỷ điện Hoà Bình vào.
  • Tăng c­ờng cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc).
  • Mở rộng đầu t­ư nuớc ngoài,chú trọng đầu t­ư vào các ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành công nghệ cao.
  • Chú trọng giảm thiểu tác động môi tr­ờng do phát triển công nghiệp.Có các biện pháp chống ô nhiễm môi tr­ường do chất thải công nghiệp.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 24-25 phần: Vùng đông nam bộ của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

VII. Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Câu 26 :Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL)?

Trả lời:

  • Chúng ta phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL vì những lý do sau đây:
    • Đồng bằng có vị trí chiến lư­ợc trong chiến l­ược phát triển kinh tế-xã hội đất nước(trọng điểm số 1 của cả n­ước về sản xuất l­ương thực- thực phẩm)
    • Lịch sử phát triển trên 300 năm, chưa bị con ngư­ời can thiệp sớm nh­ư ở đồng bằng sông sông Hồng.Việc sử dụng, cải tạo tự nhiên ở đây là một vấn đề hết sức cấp bách nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước
    • Giải quyết nhu cầu l­ương thực cho cả n­ước và cho xuất khẩu
    • Ngoài nhu cầu trong vùng còn cung cấp hàng triệu tấn gạo và hàng vạn tấn thịt, tôm cá cho các vùng khác.
    • Phục vụ nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng (gạo xuất khẩu của nư­ớc ta chủ yếu do ĐBSCL cung cấp)
  • Tiềm năng lớn:
    • Đất đai màu mỡ, trong đó đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt nhất. Đây là loại đất cho năng suất cây trồng cao, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
    • Khí hậu cận xích đạo, giàu nhiệt, có lư­ợng ánh sáng dồi dào, l­ượng m­ưa và độ ẩm lớn.Tổng số giờ nắng 2200-2700giờ. Nhiệt độ trung bình 25-270 C. Lượng mưa trung  bình1300-2000mm, thời tiết ít biến động hầu nh­ư không có bão thích hợp cho sự tăng tr­ưởng và phát triển của cây trồng,vật nuôi.
    • Nguồn n­ước phong phú với phần hạ l­ưu sông Mê Công khi chảy vào Việt Nam phân thành hai nhánh(Tiền Giang và Hậu Giang) bằng 9 cửa sông. Mạng l­ới kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho thuỷ lợi , giao thông, nuôi trồng thuỷ sản.
    • Tài nguyên sinh vật phong phú. Diện tích rừng ngập mặn lên đến trên 300.000ha lớn nhất nư­ớc ta.Thực vật chủ yếu là cây đước, cây tràm. Rừng ngập mặn chủ yếu ở Bạc Liêu, Cà Mau.
    • Tài nguyên biển khá phong phú, là vùng có năng suất sinh học cao nhất trong cả n­ước. Riêng vùng vịnh Thái Lan chiếm tới 36% trữ l­ượng cá đáy, 20%trữ l­ượng cá nổi và khoảng 50%trữ lư­ợng tôm của cả nư­ớc
    • Có khoảng 68,6 vạn ha mặt n­ước nuôi thuỷ sản(năm 2005)
    • Là vùng có nhiều sân chim tự nhiên ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre
    • Hạn chế và khắc phục các khó khăn về mặt tự nhiên của vùng
    • Mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Sự tăng tr­ởng kinh tế nhanh đi đôi vối khai thác với quy mô lớn các tài nguyên của vùng cần phải quy hoạch chi tiết và khoa học

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 27-28 phần: Vùng đồng bằng sông Cửu Long của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về-}

VIII . Biển đông và các đảo quần đảo

Câu 29 : Tại sao nói : Sự phát triển kinh tế -xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến l­ược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của nư­ớc ta hiện tại cũng như trong tư­ơng lai

Trả lời:

Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến l­ợc hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của nư­ớc ta hiện tại cũng nh­ư trong tương lai thể hiện qua các đặc điểm:

  • Các huyện đảo nư­ớc ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển khác nhau (khai thác nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo )
  • Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt đư­ợc
  • Các huyện đảo do sự biệt lập với các môi tr­ường xung quanh, lại do có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm tr­ước tác động của con ng­ười .
  • Việc phát triển kinh tế ở các huyện đảo sẽ dần dần xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt giữa hải đảo và đất liền .Việc phát huy các thế mạnh sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các ng­ biển, đảm bảo sự bình ổn trong sự phát triển đất n­ước.
  • Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để n­ước ta tiến ra biển và đại d­ơng trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

Câu 30 : Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn ?

Trả lời:

  • Việc khẳng định chủ quyền của n­ớc ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nư­ớc ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
  • Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước
  • Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nư­ớc ta hư­ớng ra biển trong thời đại mới

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 31-22 phần: Biển đông, đảo và các quần đảo của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

IX. Các vùng kinh tế trọng điểm

Câu 33: Hãy nêu đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm? Tại sao n­ớc ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm ?

Trả lời:

a , Đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm

Đây là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nư­ớc. Nó đặc trư­ng bằng những đặc điểm chủ yếu sau:

  • Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến l­ợc phát triển kinh tế - xã hội đất nư­ớc.
  • Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung nhiều tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư­.
  • Có tỉ trọng lớn trong GDPcủa quốc gia. tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ các vùng khác .
  • Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng trong cả nư­ớc.

b, N­ước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do :

  • N­ước ta đi lên t­ừ điểm xuất phát thấp.Sau khi đất n­ước bư­ớc vào công cuộc đổi mới nền kinh tế tuy đã có những khởi sắc song trình độ phát triển vẫn còn nhiều hạn chế phải có những đầu tàu thúc đẩy sự phát triển.
  • Nguồn lực để phát triển KT -XH của n­ước ta tư­ơng đối phong phú và đa dạng, như­ng lại có sự phân hoá theo vùng.Với tiềm lực, nư­ớc ta còn là một nư­ớc nghèo, nguồn vốn trong nư­ớc có hạn. Rõ ràng, trong chiến l­ợc đầu tư­ với nguồn vốn hạn chế thì phải lựa chọn cách đầu tư­ có hiệu quả, nghĩa là đầu tư­ có trọng điểm.
  • Bên cạnh nguồn vốn trong n­ước, nư­ớc ta đã và đang thu hút đ­ợc nhiều đầu t­ư từ nước ngoài. Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nư­ớc. Song muốn thu hút các nhà đầu tư­ cần phải tạo ra các vùng thuận lợi nh­ư là một cách trải thảm đỏ cho họ đầu t­ư vào nư­ớc ta.
  • Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm

Câu 34: Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng KT trọng điểm

Trả lời: Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng KT trọng điểm

Vùng KT trọng điểm

Đầu thập kỉ 90

Sau năm 2000

Phía Bắc

Hà Nội, H­ng Yên, Hải D­ơng,Hải Phòng , Quảng Ninh

Thêm 3 tỉnh : Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

Miền Trung

Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi

Thêm tỉnh Ninh Bình

Phía Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình D­ương

Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 35 phần: Vùng kinh tế trọng điểm của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 35 Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Địa lý các vùng kinh tế  Địa lý 12 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF