YOMEDIA

30 Bài tập mức độ vận dụng có lời giải về amino axit

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo 30 Bài tập mức độ vận dụng về amino axit năm 2018 - 2019 được hoc247 biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với nội dung chi tiết, có đáp án kèm theo. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh.

ADSENSE
YOMEDIA

30 BÀI TẬP MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÓ LỜI GIẢI VỀ AMINO AXIT

 

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 4,48 lít CO2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X là

     A. C2H7N.                     B. C4H11N.                    C. C3H9N.                     D. C2H5N.

Câu 2: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?

     A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.           B. Chất Q là H2NCH2COOH.

     C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.                   D. Chất X là (NH4)2CO3.

Câu 3: Cho m gam alanin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 5,02 gam muối. Giá trị của m là

     A. 3,56.                         B. 35,6.                         C. 30,0.                         D. 3,00.

Câu 4: Cho 3,96 gam Gly-Gly phản ứn hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

     A. 8,16.                         B. 7,62.                         C. 7,08.                         D. 6,42.

Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 ( các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là

     A. C2H7N.                     B. C3H7N.                     C. C3H9N.                     D. C4H9N.

Câu 6: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH dư thu được dung dịch chứa 84,75 gam muối. Giá trị của m là

     A. 65,55.                       B. 55,65.                       C. 56,25.                       D. 66,75.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi thu được 0,09 mol CO2; 0,125 mol H2O và 0,336 lit N2 (dktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa H2SO4 loãng thu được a gam muối. Giá trị của a là :

     A. 3,64                          B. 2,48                          C. 4,25                          D. 3,22

Câu 8: Cho m gam axit glutamic tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X chứa 16,88g chất tan. X tác dụng với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :

     A. 300                           B. 280                           C. 320                           D. 240

Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lit khí CO2 ; 1,4 lit N2 (dktc) và 10,125g H2O. Công thức phân tử của X là :

     A. C3H7N                      B. C2H7N                      C. C3H9N                      D. C4H9N

Câu 10: Hỗn hợp E gồm X (C4H12N2O4) và Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức , Y là muối của một axit vô cơ. Cho 5,52g E tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,08 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol là 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là :

     A. 4,68g                        B. 3,46g                        C. 6,25g                        D. 5,08g

Câu 11: X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun nóng m gam hỗn hợp X, Y có tỉ lệ mol tương tứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 g chất rắn khan. Giá trị của m là:

     A. 155,44 gam.             B. 167, 38 gam.            C. 212,12 gam.             D. 150, 88 gam.

Câu 12: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 g X tác dụng với 500ml dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối chất rắn là m gam. Xác định m?

     A. 3,05.                         B. 5,5.                           C. 4,5.                           D. 4,15.

Câu 13: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:

     A. 0,50.                         B. 0,55.                         C. 0,65.                         D. 0,70.

Câu 14: Cho 35,76 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 62,04 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là:

     A. C2H7N và C3H9N.    B. CH5N và C2H7N.     C. C3H9N và C4H11N.   D. C3H7N và C4H9N.

Câu 15: Cho 0,1 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 32,04 gam X vào dung dịch HCl dư,sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 45,18 gam muối khan, Vậy X là:

     A. Alanin                      B. Valin                        C. Lysin                        D. axit glutamic

Câu 16: Cho 0,1 mol chất X ( có công thức phân tử C2H9O6N3) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol KOH đun nóng, thu được một chất làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

     A. 23,1                          B. 23,9                          C. 19,1                          D. 29,5

Câu 17: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau (được trộn theo tỉ lệ mol 1:10:5 và thứ tự phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của 3 amin là

     A. CH5N, C2H7N, C3H9N                                  B. C3H7N, C4H9N, C5H11N

     C. C3H8N, C4H11N, C5H13N                              D. C2H7N, C3H9N, C4H11N

Câu 18: Chất A là một α-aminoaxit mạch cacbon không phân nhánh. Cho 0,1 mol A vào dung dịch chứa 0,25 mol HCl dư, thu được dung dịch B. Để phản ứng hết với dung dịch B cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch D. Nếu cô cạn dung dịch D, thì thu được 33,725 gam chất rắn khan. Tên A là:

     A. Axit α-aminobutiric                                       B. Axit glutamic

     C. Glyxin                                                            D. Alanin

Câu 19: X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng là xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là:

     A. 3                               B. 4                               C. 2                               D. 5

Câu 20: Cho 7,2 gam một amin đơn chức X tác dụng với HCl (dư). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 13,04 gam muối khan. Công thức phân tử của X là:

     A. C3H9N                      B. C2H7N                      C. C3H7N                      D. CH5N

Câu 21: Cho 7,78 gam hỗn hợp X chứa Glyxin và Alanin vào 200ml dung dịch KOH 0,4M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

     A. 10,82.                       B. 10,18.                       C. 11,04                        D. 12,62.

Câu 22: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,25 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

     A. 17,125 .                    B. 23,625.                     C. 12,75                        D. 19,125.

Câu 23: Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạp bởi glyxin và alanin. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong A và B theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân 0,1 mol hỗn hợp X bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol A và B trong hỗn hợp X là:

     A. 2 : 3 .                        B. 3 : 7.                         C. 7 : 3                          D. 3 : 2

Câu 24: Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hợp chất hữu cơ gồm chất Y ( C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2).Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gốm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằn 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là:

     A. 10,31 gam .              B. 11,77 gam.               C. 14,53 gam                D. 7,31 gam

Câu 25: Cho một lượng α –aminoaxit X vào cốc đựng 100 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 0,45 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 46,45 gam muối khan. Tên gọi của X là

     A. Valin.                       B. Axit glutamic.          C. Glyxin.                     D. Alanin

Câu 26: Cho hỗn hợp X gồm glyxin, analin và axit glutamic ( trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là

     A. 12,0.                         B. 13,1.                         C. 16,0.                         D. 4

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn một amin X, bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít khí N2( đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. Số đồng phân cấu tạo của X là

     A. 5.                              B. 3.                              C. 4.                              D. 2.

Câu 28: Cho 0,45 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 275 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là :

     A. 1,45                          B. 1,00                          C. 0,65                          D. 0,70

Câu 29: Thủy phân hoàn toàn 1 peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X thu được 15,12g nước, số nguyên tử oxi có trong 1 phân tử chất X là :

     A. 5                               B. 3                               C. 2                               D. 4

Câu 30: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

     A. 22,30.                       B. 22,35.                       C. 50,65.                       D. 44,65.

 

ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ AMINO AXIT NĂM 2018 - 2019

1-A

2-B

3-A

4-B

5-C

6-C

7-D

8-B

9-C

10-D

11-A

12-D

13-C

14-A

15-A

16-D

17-D

18-B

19-A

20-B

21-A

22-D

23-D

24-B

25-A

26-C

27-D

28-A

29-A

30-D

 

----(Để xem nội dung đáp án chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

 

Trên đây là trích đoạn một phần đề và đáp án trong 30 Bài tập mức độ vận dụng có lời giải về amino axitĐể xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF