QUẢNG CÁO Tham khảo 70 câu hỏi trắc nghiệm về Di truyền học ứng dụng Câu 1: Mã câu hỏi: 23632 Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây? A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt. B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao. C. Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người. D. Tạo ra cừu Đôly. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 23633 Cho các thành tựu sau: (1)Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin người. (2)Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao. (3)Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4) Tạo giống dâu tằm có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường. (5)Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp p-caroten (tiền vitamin A) trong hạt. (6) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen. (7) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. (8) Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua. Các thành tựu trên được ứng dụng trong công nghệ gen là? A. 1, 3, 5 ,7. B. 2, 4, 6, 8. C. 1, 2, 4, 5, 8. D. 3, 4, 5, 7, 8. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 23634 Người ta dự định nuôi các hạt phấn của một số cây cùng loài sau đó gây lưỡng bội hóa nhằm tạo các dòng thuần. Để thu được nhiều dòng thuần nhất, nên chọn cây nào trong số các cây có kiểu gen sau để thực hiện? A. AABbDdEe. B. AaBbDdEe. C. AaBBDDEE. D. aaBBDdEe. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 23635 Cây lai được tạo nên từ phép lai giữa cải củ (2nA = 18) và cải bắp (2nB = 18) có đặc điểm gì? A. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2nA + 2nB = 36, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ. B. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ. C. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2nA + 2nB = 36, bất thụ, không sinh trưởng phát triển được. D. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội nA + nB = 18, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 23636 Sau khi đa bội hóa cây lưỡng bội (P) được cây tứ bội (P1). Cây (P1) được tạo ra A. có khả năng trở thành loài mới nếu có khả năng phát triển một quần thể thích nghi. B. là loài mới vì kiểu hình hoàn toàn khác, sức sống và khả năng sinh sản cao hơn so với cây (P). C. là loài mới vì đã có bộ nhiễm sắc thể khác biệt và bị cách li sinh sản với (P). D. luôn có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 23637 Restrictara và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây trong kĩ thuật chuyển gen? A. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách ADN plasmit ra khỏi tế bào. B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo ADN tái tổ hợp. C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 23638 Có thể tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây? (1) Đưa thêm gen lạ vào hệ gen. (3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. (2) Nuôi cấy mô tế bào. (4) Dung hợp 2 loại tế bào trần khác loài. (5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. A. 1, 2, 3. B. 3, 4, 5. C. 1, 3, 5. D. 1, 3, 4, 5. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 23639 Kỹ thuật chuyển gen áp dụng ở thực vật nhằm A. củng cố và duy trì các đặc tính có lợi của một giống nhất định. B. tạo ra các giống cây thuần chủng về tất cả các cặp gen. C. tạo ra các giống cây trồng mang một số đặc tính mới có lợi. D. kết hợp tất cả các đặc tính sẵn có của hai loài bố mẹ trong một giống mới. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 23640 Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước: (1) Tạo vectơ chứa gen người và chuyển vào tế bào soma của cừu. (2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen (3) Nuôi cấy tế bào xoma của cừu trong môi trường nhân tạo. (4) Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân. (5) Chuyển phôi đã phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể. Thứ tự các bước tiến hành là: A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. B. 3 → 2 → 1 → 4 → 5. C. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. D. 1 → 3 → 2 → 4 → 5. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 23641 Cho các phát biểu sau đây: (1) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở cơ thể mang nhiều cặp gen đồng hợp trội nhất. (2) Lai thuận nghịch có thể làm thay đổi ưu thế lai ở đời con. (3) Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao. (4) Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì chúng đồng nhất về kiểu hình. (5) Phương pháp sinh sản sinh dưỡng là phương pháp phổ biến nhất duy trì ưu thế lai ở thực vật. (6) Phương pháp sử dụng hai dòng thuần chủng mang các cặp gen tương phản để tạo con lai có ưu thế lai được gọi là lai khác dòng kép. Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về ưu thế lai? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Xem đáp án ◄12345► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật