Giải bài 3.32 tr 152 SBT Hình học 11
Hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông ABCD vuông tại A và D, có AB = 2a, AD = DC = a, có cạnh SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SA = a.
a) Chứng minh mặt phẳng (SAD) vuông góc với mặt phẳng (SDC), mặt phẳng (SAC) vuông góc với mặt phẳng (SCB).
b) Gọi φ là góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD), tính tanφ.
c) Gọi (α) là mặt phẳng chứa SD và vuông góc với mặt phẳng (SAC). Hãy xác định (α) và xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD với (α)
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Ta có: \(\left. \begin{array}{l}
CD \bot AD\\
CD \bot SA
\end{array} \right\} \Rightarrow CD \bot \left( {SAD} \right)\) ⇒ (SCD) ⊥ (SAD)
Gọi I là trung điểm của đoạn AB. Ta có AICD là hình vuông và IBCD là hình bình hành. Vì DI // CB và DI ⊥ CA nên AC ⊥ CB. Do đó CB ⊥ (SAC).
Vậy (SBC) ⊥ (SAC).
b) Ta có \(\varphi = \widehat {SCA} \Rightarrow \tan \varphi = \frac{{SA}}{{AC}} = \frac{a}{{a\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
c) \(\left. \begin{array}{l}
DI \bot AC\\
DI \bot SA
\end{array} \right\} \Rightarrow DI \bot \left( {SAC} \right)\)
Vậy (α) là mặt phẳng chứa SD và vuông góc với mặt phẳng (SAC) chính là mặt phẳng (SDI). Do đó thiết diện của (α) với hình chóp S.ABCD là tam giác đều SDI có chiều dài mỗi cạnh bằng \({a\sqrt 2 }\).
Gọi H là tâm hình vuông AICD ta có SH ⊥ DI và \(SH = \frac{{DI\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\).
Tam giác SDI có diện tích:
\({S_{\Delta SDI}} = \frac{1}{2}SH.DI = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 6 }}{2}.a\sqrt 2 = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)
-- Mod Toán 11 HỌC247
-
Tính cosin của góc tạo bởi MN và (SBD) biết MN tạo với mặt đáy ABCD một góc 60 độ
bởi Ace Ace 31/03/2019
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a.O là tâm của đáy,SO vuông góc với (ABCD).Gọi MN lần lượt là trung điểm cảu SA và CD cho biết MN tạo với mặt đáy ABCD một góc 60 độ.tính cosin của góc tạo bởi MN và (SBD)?
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Tính góc giữa mặt bên và mặt đáy biết hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A
bởi mai thị nguyệt 10/02/2019
cho hình chóp SABCD có đáy là hình thang vuông tại A và D có AB=2a, AD=DC=a, (SAB) và (SAD) cùng vuông góc với đáy, SA=a. gọi E là trung điểm SA,M là một điểm thuộc AD sao cho AM=x, (a) là mặt phẳng qua EM và vuông góc với (SAB)
a, chứng minh SA vuông góc (SAB)
b, gọi BK là đường cao SBC. Chứng minh rằng (SCD) vuông góc với (BDK)
c, tính góc giữa mặt bên và mặt đáy
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh (ACF) vuông góc với (SBC) biết BE, DF là hai đường cao của tam giác SBD
bởi Nguyễn Thị Thu Trang 23/01/2019
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD Hà hình vuông, SA vuông góc với (ABCD). Chứng minh rằng:
a) (SAC) vuông góc với (SBD)
b) Gọi BE, DF là hai đường cao của tam giác SBD. Chứng minh rằng: (ACF) vuông góc với (SBC), (AEF) vuông góc với (SAC)
Theo dõi (1) 1 Trả lời -
Tính khoảng cách từ B đến mp SCD biết SA=AD=2a, AB=BC=a
bởi Huyền My 17/01/2019
cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và D, SA vuông góc với đáy, SA=AD=2a, AB=BC=a. tính khoảng cách từ B đến mp SCD
Theo dõi (0) 2 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 3.30 trang 151 SBT Hình học 11
Bài tập 3.31 trang 151 SBT Hình học 11
Bài tập 21 trang 111 SGK Hình học 11 NC
Bài tập 22 trang 111 SGK Hình học 11 NC
Bài tập 23 trang 111 SGK Hình học 11 NC
Bài tập 24 trang 111 SGK Hình học 11 NC
Bài tập 25 trang 112 SGK Hình học 11 NC
Bài tập 26 trang 112 SGK Hình học 11 NC