YOMEDIA
NONE

Bài tập 28 trang 112 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 28 trang 112 SGK Hình học 11 NC

Cho tam giác ABC và mặt phẳng (P). Biết góc giữa mp(P) và mp(ABC) là φ (φ ≠ 900); hình chiếu của tam giác ABC trên mp(P) là tam giác A’B’C’. Chứng minh rằng \({S_{A\prime B\prime C\prime }} = {S_{ABC}}.cos\varphi \)

Hướng dẫn. Xét hai trường hợp :

a. Tam giác ABC có một cạnh song song hoặc nằm trong mp(P)

b. Tam giác ABC không có cạnh nào song song hay nằm trong mp(P).

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết

Trường hợp a:

Xét trường hợp tam giác ABC có một cạnh, chẳng hạn BC nằm trong mp(P).

Gọi A’ là hình chiếu của A trên mp(P).

Kẻ đường cao A’H của tam giác A’BC (H ϵ BC) thì AH là đường cao của tam giác ABC và \(\widehat {AHA\prime } = \varphi ,A\prime H = AHcos\varphi .\)

Ta có: \({S_{A\prime BC}} = \frac{1}{2}BC.A\prime H\)

\( = \frac{1}{2}BC.AH\cos \varphi  = {S_{ABC}}.\cos \varphi \)

Trường hợp cạnh BC của tam giác ABC song song với mp(P).

Xét mp(Q) chứa BC và song song với mp(P), gọi giao điểm của AA’ với mp(Q) là A1.

Khi đó ta có ΔA1BC = ΔA’B’C’ ; góc giữa mp(ABC) và mp(Q) bằng φ.

Do đó: \({S_{A\prime B\prime C\prime }} = {S_{ABC}}.cos\varphi 

Trường hợp b:

Xét trường hợp tam giác ABC không có cạnh nào song song hay nằm trong mp(P).

Ta có thể giả sử mp(P) đi qua điểm A sao cho các đỉnh B, C ở về cùng một phía đối với mp(P). 

Gọi D là giao điểm của đường thẳng BC và mp(P); B’, C’ lần lượt là hình chiếu của B, C trên (P) thì B’C’ đi qua D.

Khi đó theo trường hợp a ta có:

\(\begin{array}{l}
{S_{ADC\prime }} = {S_{ADC}}.cos\varphi \\
{S_{ADB\prime }} = {S_{ABD}}.cos\varphi 
\end{array}\)

Trừ từng vế hai đẳng thức trên, ta có :

\({S_{AB\prime C\prime }} = {S_{ABC}}.cos\varphi \)

Vậy với mọi trường hợp ta có: 

\({S_{AB\prime C\prime }} = {S_{ABC}}.cos\varphi \)

-- Mod Toán 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 28 trang 112 SGK Hình học 11 NC HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON