Bài tập 6 trang 190 SGK Toán 10 NC
Chứng minh
a) Hai góc lượng giác có cùng tia đầu và có số đo \(\frac{{10\pi }}{3}\) và \(\frac{{22\pi }}{3}\) thì có cùng tia cuối
b) Hai góc lượng giác có cùng tia đầu và có số đo là 645o và - 435o thì có cùng tia cuối
Hướng dẫn giải chi tiết
Hai góc lượng giác có cùng tia đầu và tia cuối khi và chỉ khi hiệu của chính bằng 2kπ hoặc k3600 (k ∈ Z)
a) Ta có:
\(\frac{{22\pi }}{3} - \frac{{10\pi }}{3} = 4\pi = 2.2\pi \)
Vậy ta đã chứng minh được hai góc lượng giác có cùng tia đầu và có số đo \(\frac{{10\pi }}{3}\) và \(\frac{{22\pi }}{3}\) thì có cùng tia cuối
b) Ta có:
\({645^0} - \left( { - {{435}^0}} \right) = {1080^0} = {3.360^0}\)
Vậy ta đã chứng minh được hai góc lượng giác có cùng tia đầu và có số đo là 645o và - 435o thì có cùng tia cuối.
-- Mod Toán 10 HỌC247
-
Trên đường tròn lượng giác gốc a, biết góc lượng giác (OA, OM) có số đo bằng 410 độ, điểm M nằm trên góc phần tư thứ mấy
bởi Anh Van 28/04/2020
Trên đường tròn lượng giác gốc a, biết góc lượng giác (OA, OM) có số đo bằng 410 độ, điểm M nằm trên góc phần tư thứ mấy ?
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Có bao nhiêu điểm M trên đường tròn định hướng gốc A thỏa mãn sđ cung AB = pi/4 + k*pi/3
bởi Anh Van 27/04/2020
có bao nhiêu điểm m trên đường tròn định hướng gốc a thỏa mãn sđ cung AB = pi/4 + k*pi/3, k thuộc Z?
Theo dõi (0) 2 Trả lời