YOMEDIA
NONE

Bài tập 12 trang 191 SGK Toán 10 NC

Bài tập 12 trang 191 SGK Toán 10 NC

Kim giờ và kim phút đồng hồ bắt đầu cùng chạy từ vị trí Ox chỉ số 12 (tức lúc 0 giờ). Sau thời gian t giờ (t ≥ 0), kim giờ đến vị trí tia Ou kim phút đến vị trí tia Ov.

a) Chứng minh rằng khi quay như thế, kim giờ quét góc lượng giác (Ox; Ou) có số đo \( - \frac{\pi }{6}t\), kim phút quét góc lượng giác (Ox; Ov) có số đo: - 2πt. Hãy tìm số đo của góc lượng giác (Ou; Ov) theo t.

b) Chứng minh rằng hai tia Ou, Ov trùng nhau khi và chỉ khi \(t = \frac{{12k}}{{11}}\) với k là một số tự nhiên nào đó.

c) Chứng minh rằng trong 12 giờ (0 ≤ t ≤ 12), hai tia Ou’ và Ov’ ở vị trí đối nhau khi và chỉ khi \(t = \frac{6}{{11}}\left( {2k + 1} \right)\) với k = 0, 1, ...10    

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Trong một giờ, góc lượng giác có số đo \( - \frac{{2\pi }}{{12}}\), nên trong t giờ, kim phút quét góc lượng giác (Ox, Ov) có số đo -2πt, kim giờ quét góc (Ox, Ou) có số đo \( - \frac{\pi }{6}t\).

Từ đó, theo hệ thức Salo, góc lượng giác (Ou, Ov) có:

sđ(Ou, Ov) = sđ(Ox, Ov) - sđ(Ox, Ou) + 12π

\(= - 2\pi t + \frac{\pi }{6}t + 12\pi  \)

\(= \left( { - \frac{{11}}{6}t + 2l} \right)\pi \,\,\left( {l \in Z} \right)\)

b) Hai tia Ou, Ov trùng nhau khi và chỉ khi (Ou, Ov) = 2mπ (m ∈ Z)
Suy ra \( - \frac{{11}}{6}t + 2l = 2m\), tức là \(\frac{{11}}{6}t = 2\left( {l - m} \right)\)

Do đó \(t = \frac{{12k}}{{11}},k \in Z\)

Vì \(t \ge 0\) nên \(k \in N\)

c) Hai tia Ou, Ov đối nhau khi và chỉ khi (Ou, Ov) = (2m – 1)π (m ∈ Z)

Suy ra \( - \frac{{11t}}{6} + 2l = 2m - 1\), tức là \(\frac{{11t}}{6} = 2\left( {l - m} \right) + 1\)

Do đó \(t = \frac{6}{{11}}\left( {2k + 1} \right)\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Vì \(0 \le t \le 12\) nên k = 0, 1, 2,...,10.

-- Mod Toán 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 12 trang 191 SGK Toán 10 NC HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF