Để giúp các em học tập hiệu quả môn Toán 10, đội ngũ HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển. Bài giảng gồm kiến thức cần nhớ về các cách tính xác suất, quy tắc tính xác suất của biến cố đối... Bên cạnh đó còn có các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em học tập và củng cố thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sử dụng phương pháp tổ hợp
Trong nhiêu bài toán, để tính số phần từ của không gian mấu, của các biến cố, ta thường sử dụng các quy tắc đếm, các công thức tính số hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp. |
---|
Ví dụ: Một tổ trong lớp 10A có 10 học sinh trong đó có 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 6 học sinh trong tổ đó đề tham gia đội tình nguyện Mùa hè xanh. Tính xác suất của hai biền cố sau:
C: "6 học sinh được chọn đều là nam"
D: "Trong 6 học sinh được chọn có 4 nam và 2 nữ".
Giải
Không gian mẫu là tập tất cả các tập con gồm 6 học sinh trong 10 học sinh. Vậy \(n\left( \Omega \right) = C_{10}^6 = 210\)
a) Tập C chỉ có một phân tử là tập 6 học sinh nam. Vậy n(C) = 1, do đó \(P\left( C \right) = \frac{1}{{210}}\)
b) Mỗi phần tử của D được hình thành từ hai công đoạn.
Công đoạn 1. Chọn 4 học sinh nam từ 6 học sinh nam, có \(C_6^4 = 15\) (cách chọn).
Công đoạn 2. Chọn 2 học sinh nữ từ 4 học sinh nữ, có \(C_4^2 = 6\) (cách chọn).
Theo quy tắc nhân, tập D có 15.6 = 90 (phần từ). Vậy n(D) = 90. Từ đó \(P\left( D \right) = \frac{{90}}{{210}} = \frac{3}{7}\)
1.2. Sử dụng sơ đồ hình cây
Trong một số bài toán, phép thử T được hinh thành tử một vài phép thừ, chẳng hạn: gieo xúc xắc liên tiếp bốn lần: lấy ba viên bi, mỗi viên từ một hộp;... Khi đó ta sử dụng sơ đồ hình cây để có thể mô tả đây đủ, trực quan không gian mẫu và biến có cần tính xác suất. |
---|
Ví dụ: Có ba chiếc hộp. Hộp I có chứa ba viên bi: 1 Viên màu đỏ, 1 viên màu xanh và 1 viên màu vàng. Hộp II chứa hai viên bi: 1 viên màu xanh và 1 viên màu vàng. Hộp III chứa hai viên bi: 1 viên màu đỏ và 1 viên màu xanh. Từ mỗi hộp ta lấy ngẫu nhiên một viên bi.
a) Vẽ sơ đồ hình cây để mô tả các phản tử của không gian mẫu.
b) Tính xác suất để trong ba viên bi lấy ra có đúng một viên bị mâu xanh.
Giải
a) Kĩ hiệu Ð, X, V tương ứng là viên bi màu đỏ, màu xanh và màu vàng.
Các kết quả có thể là: ĐXĐ, ĐXX, ĐVĐ, ĐVX, XXĐ, XXX, XVĐ, XVX, VXĐ, VXX, VVĐ, VX.
Do đó \(\Omega \) = {ÐXĐ; ĐXX; ĐVĐ; ĐVX; XXĐ; XXX; XVĐ; XVX; VXĐ; VXX; VVĐ; VVX}.
Vậy n(\(\Omega \)) = 12.
b) Gọi K là biến cố: "Trong ba viên bi lấy ra có đúng một viên bi mâu xanh". Ta có
K= (ĐXĐ; ÐVX; XVĐ: VXĐ; VVX). Vậy n(K) = 5. Từ đó \(P\left( K \right) = \frac{{n\left( K \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{5}{{12}}\)
1.3. Xác suất của biến cố đối
Ta có công thức sau đây liên hệ giữa xác suất của một biển cố với xác suất của biến có đối.
Cho E là một biến cố. Xác suất của biến cố \(\overline E \) liên hệ với xác suất của E bởi công thức sau: \(P\left( {\overline E } \right) = 1 - P\left( E \right)\) |
---|
Ví dụ: Chọn ngẫu nhiên hai số từ tập (1; 2:.... 9). Gọi H là biến cố: “Trong hai số được chọn có ít nhất một số chẵn”.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Biến cố \(\overline H \) là tập con nào của không gian mẫu?
c) Tính \(P\left( {\overline H } \right)\) và \(P\left( H \right)\).
Giải
a) Không gian mẫu là tập tất cả các tập con có 2 phần tử của tập (1; 2:.... 8; 9).
b) Biến cố \(\overline H \): "Cả hai số được chọn đều là số lẻ". Khi đó \(\overline H \) là tập tất cả các tập con có 2 phân tử của tập số lẻ {1; 3; 5; 7; 9}.
c) Ta có \(n\left( \Omega \right) = C_9^2 = 36,n\left( {\overline H } \right) = C_5^2 = 10\) . Vậy \(P\left( {\overline H } \right) = \frac{{10}}{{36}} = \frac{5}{{18}}\).
Từ đó \(P\left( H \right) = 1 - P\left( {\overline H } \right) = 1 - \frac{5}{{18}} = \frac{{13}}{{18}}.\)
Chú ý: Trong một số bài toán, nêu tính trực tiếp xác suất của biến cổ gặp khó khăn, ta có thể tính gián tiếp bằng cách tính xác suất của biến cố đối của nó.
Bài tập minh họa
Câu 1: Môt tổ trong lớp 10B có 12 học sinh, trong đó có 7 học sinh nam và 5 học sinh nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 6 học sinh trong tổ để kiếm tra vở bài tập Toán. Tính xác suất để trong 6 học sinh được chọn số học sinh nữ bằng số học sinh nam.
Hướng dẫn giải
Không gian mẫu: \(n(\Omega )=C_{12}^{6}\) = 924.
Biến cố A: "6 học sinh được chọn số học sinh nữ bằng số học sinh nam".
Để số học sinh nữ băng số học sinh nam thì chọn 3 nữ và 3 nam.
\(\Rightarrow\) n(A) = \(C_{7}^{3}.C_{5}^{3}= 350\)
Vậy P(A) = \(\frac{350}{924}=\frac{25}{66}\).
Câu 2: Trong một cuộc tổng điều tra dân số, điều tra viên chọn ngẫu nhiên một gia đình có ba người con và quan tâm giới tính của ba người con này.
a. Vẽ sơ đồ hình ây để mô tả các phần tử của không gian mẫu.
b. Giả thiết rằng khả năng sinh con trai và khả năng sinh con gái là như nhau. Tính xác suất để gia đình đó có một con trai và hai con gái.
Hướng dẫn giải
a.
Vậy \(n(\Omega )\) = 8.
b. Gọi biến cố A: " gia đình đó có một con trai và hai con gái".
A = {GTG; TGG; GGT}
(với G là viết tắt của gái, T là viết tắt của trai).
n(A) = 3. Vậy P(A) = \(\frac{3}{8}\)
Luyện tập Bài 27 Toán 10 KNTT
Qua bài giảng trên sẽ giúp các em nắm được:
- Cách tính xác suất trong một số bài toán đơn giản bằng phương pháp tổ hợp.
- Cách tính xác suất trong một số bài toán đơn giản bằng cách sử dụng sơ đồ hình cây.
- Nắm và vận dụng quy tắc tính xác suất của biến cố đối.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 27 Toán 10 KNTT
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 10 Kết nối tri thức Chương 9 Bài 27 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. \(\frac{{13}}{{36}}\)
- B. \(\frac{{11}}{{36}}\)
- C. \(\frac{{1}}{{3}}\)
- D. \(\frac{{1}}{{6}}\)
-
- A. \(\frac{2}{{13}}\)
- B. \(\frac{1}{{169}}\)
- C. \(\frac{1}{{13}}\)
- D. \(\frac{3}{{4}}\)
-
- A. \(\frac{2}{{15}}\)
- B. \(\frac{6}{{25}}\)
- C. \(\frac{8}{{25}}\)
- D. \(\frac{4}{{15}}\)
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 27 Toán 10 KNTT
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 10 Kết nối tri thức Chương 9 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Hoạt động 1 trang 83 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 1 trang 84 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hoạt động 2 trang 84 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 2 trang 85 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 3 trang 85 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hoạt động 3 trang 85 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 4 trang 86 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Vận dụng trang 86 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.6 trang 86 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.7 trang 86 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.8 trang 86 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.9 trang 86 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.10 trang 87 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.11 trang 87 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.12 trang 87 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.7 trang 66 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.8 trang 66 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.9 trang 66 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.10 trang 66 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.11 trang 66 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 9.12 trang 66 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hỏi đáp Bài 27 Toán 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 10 HỌC247