Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 3221
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện từ trường?
- A. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy nhất gọi là điện từ trường.
- B. Vận tốc lan truyền của điện từ trường trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí bé nhất và không lan truyền được trong chân không.
- C. Điện trường và từ trường tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau.
- D. Sóng điện từ do mạch dao động LC phát ra mang năng lượng càng lớn nếu điện tích trên tụ C dao động với chu kì càng lớn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 3222
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng dao động điện từ tự do trong mạch dao động điện từ LC không điện trở thuần?
- A. Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từ trường tăng.
-
B.
Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
- C. Năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện từ của mạch dao động.
-
D.
Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với tần số bằng một nửa tần số của cường độ dòng điện trong mạch.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 3223
Đặt 1 hộp kín bằng sắt trong điện trường. Trong hộp kín sẽ:
- A. Có điện trường
- B. Có từ trường
- C. Có điện từ trường
- D. Không có các trường nói trên
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 3224
Ở đâu xuất hiện điện trường?
- A. Xung quanh 1 điện tích đứng yên
- B. Xung quanh 1 dòng điện không đổi
- C. Xung quanh 1 ống dây điện
- D. Xung quanh một tia lửa điện
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 3225
Phát biểu nào sau đây là sai về sóng điện từ ?
- A. Sóng điện từ mang năng lượng tỉ lệ với luỷ thừa bậc 4 của tần số.
- B. Sóng điện từ là sóng ngang.
- C. Sóng điện từ có đầy đủ các tính chất giống sóng cơ.
- D. Giống như sóng cơ, sóng điện từ cần môi trường vật chất đàn hồi để lan truyền.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 42515
Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 mH và tụ điện có điện dung 5 mF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Tính khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại và khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường.
- A. 7,85.10-5 s.
- B. 7,85.10-6 s.
- C. 4,68.10-5 s.
- D. 4,68.10-6 s.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 42516
Điện tích trên bản cực của tụ điện dao động điều hòa với phương trình q = Qocos(2πt/T). Năng lượng điện trường biến đổi
- A. tuần hoàn với chu kì 2T.
- B. tuần hoàn với chu kì T/4.
- C. tuần hoàn với chu kì T.
- D. tuần hoàn với chu kì T/2.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 42517
Cường độ dòng điện trong mạch dao động là i = 12cos(2.105t) mA. Biết độ tự cảm của mạch là L = 20mH và năng lượng của mạch được bảo toàn. Lúc i = 8mA thì hiệu điện thế u giữa hai bản tụ có giá trị bao nhiêu?
- A. 45,3V
- B. 16,4V
- C. 35,8V
- D. 80,5V
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 42518
Một mạch dao động gồm một tụ điện C = 50μF và một cuộn dây có độ tự cảm L = 5mH. Hãy tính năng lượng toàn phần của mạch điện và điện tích cực đại trên bản cực của tụ điện khi hiệu điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 6V. Hãy tính năng lượng điện trường ở thời điểm mà hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện bằng 4V. Coi điện trở thuần của cuộn dây không đáng kể.
- A. 3.104 J
- B. 0,4 J
- C. 4.10-4 J
- D. 0,3 J
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 42519
Một mạch dao động LC gồm một cuộn dây thuần cảm và tụ điện có điện dung C = 4 μF. Mạch đang dao động với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 5mV. Năng lượng điện từ của mạch là:
- A. 5.10-11 J
- B. 25.10-11 J
- C. 6,5.10-12 mJ
- D. 10-9 mJ