Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 3121
Cho hàm số \(y = {x^2}(3 - x).\) Mệnh đề nào sau đây là đúng?
- A. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((-\infty ;0)\)
- B. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\)
- C. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((-\infty;3)\)
- D. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((0;2)\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 3122
Cho hàm số \(y = \sqrt {{x^2} - 1} .\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?
- A. Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;+\infty )\)
- B. Hàm số đồng biến trên \((-\infty ;+\infty )\)
- C. Hàm số đồng biến trên khoảng \((1 ;+\infty )\)
- D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty ;0)\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 3124
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = {x^3} - m{x^2} + 3x + 4\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
- A. \(- 2 \le m \le 2\)
- B. \(- 3 \le m \le 3\)
- C. \(m \ge 3\)
- D. \(m \le - 3\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 3125
Tìm tập hợp các giá trị của tham số thực m để hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 1} - mx - 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right).\)
- A. \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
- B. \(\left[ {1; + \infty } \right)\)
- C. \(\left[ { - 1;1} \right]\)
- D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right]\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 3127
Tìm tập hợp tất cả giá trị thực của tham số m sao cho hàm số \(y = \frac{{\left( {m + 1} \right)x + 2m + 2}}{{x + m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 1; + \infty } \right)\).
- A. \(m \in ( - \infty ;1) \cup (2; + \infty )\)
- B. \(m \in \left[ {1; + \infty } \right)\)
- C. \(m \in \left( { - 1;2} \right)\)
- D. \(m \in \left[ {1;2} \right)\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 40468
Tập xác định của hàm số \(f\left( x \right) = - {x^3} + 3{{{x}}^2} - 2\) là:
- A. \((1;2)\)
- B. \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\)
- C. [1;2]
- D. [-1;2)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 40469
Cho hàm số \(y = {x^3} - 2{{\rm{x}}^2} + x + 1\). Mệnh đề nào sau đây là đúng?
- A. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {\frac{1}{3};1} \right)\)
- B. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{1}{3}} \right)\)
- C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\)
- D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {\frac{1}{3};1} \right)\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 40470
Hàm số \(y = 2{{\rm{x}}^3} + 3{{\rm{x}}^2} + 1\) nghịch biến trên khoảng (hoặc các khoảng) nào sau đây:
- A. \(\left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\)
- B. (-1;0)
- C. (0;1)
- D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 40471
Cho hàm số \(y=\frac{1}{3}{x^3} - \frac{1}{2}{x^2} - 12{\rm{x}} - 1\). Mệnh đề nào đúng?
- A. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {4; + \infty } \right)\)
- B. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 3; + \infty } \right)\)
- C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;4} \right)\)
- D. Hàm số đồng biến trên khoảng (-3;4)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 40472
Hàm số \(y = \frac{{{x^3}}}{3} - {x^2} + x\) đồng biến trên khoảng nào?
- A. R
- B. \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
- C. \(\left( {1; + \infty } \right)\)
- D. \(R\backslash \left\{ 1 \right\}\)