YOMEDIA
NONE

Bài tập 5 trang 101 SBT Sinh học 8

Giải bài 5 tr 101 sách BT Sinh lớp 8

Trình bày những thí nghiệm tìm hiểu chức năng của chất trắng và chất xám trong cấu tạo của tuỷ sống? 

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết bài 5

- Thí nghiệm được tiến hành trên ếch.

- Muốn tìm hiểu chức năng của các thành phần cấu tạo nên tuỷ sống, cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Trước hết phải loại trừ ảnh hưởng của não bằng cách huỷ não với dùi huỷ tuỷ (tiến hành như huỷ tuỷ nhưng quay ngược mũi kim lên phía não sau khi đã xuyên qua da vào hố khớp đầu cổ).

Bước 2. Tìm hiểu chức năng của chất trắng:

  • Kích thích nhẹ vào chi sau rồi chi trước, sau đó kích thích mạnh vào chi sau rồi chi trước.
  • Quan sát và ghi lại phản ứng của ếch trong các trường hợp trên với mức độ kích thích yếu, mạnh khác nhau. Từ đó sơ bộ rút ra nhận xét mang tính giả định. Cụ thể sẽ quan sát thấy:
    • Khi kích thích nhẹ chi nào chi ấy co; nhưng khi kích thích mạnh các chi dưới thì các chi trên cũng co và ngược lại khi kích thích các chi trên thì chi dưới cũng co (quy ước trên dưới vì ếch thí nghiệm được treo trên giá).
    • Kết quả trên cho phép suy đoán rằng: Giữa các căn cứ (trung khu) tiếp nhận và điều khiển co chi dưới có liên quan đến các căn cứ điều khiển chi trên và ngược lại các căn cứ tiếp nhận và điều khiển chi trên cũng có liên quan đến các căn cứ điều khiển hoạt động của chi dưới thông qua các đường dẫn truyền dọc do các sợi trục có bao miêlin, tạo nên chất trắng trong tuỷ sống, thực hiện.
    • Suy đoán (hay dự đoán) trên mới chỉ mang tính chất giả định, cần được chứng minh bằng thí nghiệm: cắt ngang chất trắng trong tuỷ sống làm sao để không ảnh hưởng tới các căn cứ điều khiển các chi trên cũng như chi dưới (nghĩa là phải cắt ở một vị trí xác định giữa đôi dây thần kinh da giữa lưng thứ I và thứ II ứng với giữa đốt sống thứ IV và V bằng một lưỡi dao nhọn và sắc).
    • Sau đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau, rồi chi trước: sẽ không cho kết quả như trước khi cắt, nghĩa là kích thích chi dưới thì chí có chi dưới co và khi kích thích các chi trên thì chỉ có chi trên co (nếu vết cắt đủ sâu để cắt đứt hoàn toàn các đường liên hệ trong chất trắng). Như vậy, dự đoán hay giả định trên đã được khẳng định.

Bước 3. Tìm hiểu chức năng của chất xám tuỷ sống (tức căn cứ điều khiển hoại động của các chi).

- Huỷ 1 trong 2 căn cứ điều khiển chi trên hoặc chi dưới.

  • Nếu huỷ căn cứ điều khiển chi trên thì chắn lưỡi dao vào vết cắt ngang ở cuỏì bước 2, rồi luồn kim huỷ tuỷ vào ống tuỷ ở trên dao chắn và kích thích mạnh thì chi trên không co nữa vì căn cứ nằm trong chất xám đã bị phá huỷ.
  • Nếu huỷ căn cứ điều khiển chi dưới thì luồn kim huỷ tuỷ, luồn qua vết cãỉ ngang xuyên vào ống tuỷ để huỷ tuỷ rồi kích thích mạnh, thì các chi sau sẽ không co nữa. Đó cũng là điều muốn chứng minh.

-- Mod Sinh Học 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 5 trang 101 SBT Sinh học 8 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON