Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 chương 2 Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 143 SGK Sinh 12
Hoá thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới.
-
Bài tập 2 trang 143 SGK Sinh 12
Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?
-
Bài tập 3 trang 143 SGK Sinh 12
Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới?
-
Bài tập 4 trang 143 SGK Sinh 12
Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện khi nào?
-
Bài tập 5 trang 143 SGK Sinh 12
Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới và ta có thể làm gì đế ngăn chặn nạn đại diệt chủng sắp tới do con người gây ra?
-
Bài tập 1 trang 184 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Tại sao hóa thạch là bằng chứng của tiến hóa.
-
Bài tập 4 trang 184 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu với sinh vật qua các kỉ địa chất. Cho ví dụ.
-
Bài tập 4 trang 108 SBT Sinh học 12
Hiện tượng trôi dạt lục địa là gì? Hiện tượng này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của sinh giới?
-
Bài tập 3 trang 107 SBT Sinh học 12
Hoá thạch là gì ? Tóm tắt sự hình thành các hoá thạch.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu các hoá thạch.
-
Bài tập 2 trang 109 SBT Sinh học 12
Vật nào dưới đây không phải là hoá thạch? Ghi số 1 bên cạnh hoá thạch, ghi số 0 bên cạnh vật không phải là hoá thạch.
1
Lưỡi rìu đá
2
Xác voi mamút trong băng tuyết vùng Siberia
3
Than đá có vết lá dương xỉ
4
Đá trầm tích có lẫn vỏ sò, ốc
5
Con sam
6
Dấu chân khủng long trên than bùn
7
Mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn
8
Cây dó cổ thụ chết trong rừng, gỗ biến thành trầm hương, kì nam
9
Các mảnh xương và ngà voi tìm thấy trong một “nghĩa địa voi”
10
Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm
-
Bài tập 3 trang 110 SBT Sinh học 12
So sánh hình dạng, cấu tạo của con sam ngày nạy (hình A) với con tôm ba lá (hình B) có tuổi địa chất từ kỉ Cambri. Cho biết vì sao người ta gọi con sam là một dạng hoá thạch sống?
-
Bài tập 4 trang 110 SBT Sinh học 12
Từ lịch sử phát triển của sinh giới có thể rút ra những nhận xét gì về nguyên nhân và chiều hướng tiến hoá của sự sống?
-
Bài tập 5 trang 110 SBT Sinh học 12
Tóm tắt 5 lần đại tuyệt chủng đã xảy ra trong quá trình phát triển của sinh giới? Lần đại tuyệt chủng tiếp theo có xảy ra không? Tại sao?
-
Bài tập 6 trang 110 SBT Sinh học 12
Bổ sung bảng tóm tắt sau đây, từ đó rút ra kết luận về ý kiến cho rằng vượn người hiện nay vẫn có thể tiến hoá thành người.
Nội dung
Vượn người hiện nay
Người
Tư thế đứng thẳng và đi trên 2 chân (so sánh cấu tạo bộ xương người và vượn người)
Nguồn thức ăn
Sự phát triển bộ não
Sự phát triển tiếng nói và hệ thống tín hiệu thứ hai
-
Bài tập 28 trang 115 SBT Sinh học 12
Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về kỉ Đệ tam của Đại Tân sinh?
A. Do diện tích rừng bị thu hẹp, một số vượn người xuống đất xâm chiếm các vùng đất trống, trở thành tổ tiên của loài người.
B. Thực vật Hạt kín phát triển mạnh làm tăng nguồn thức ăn cho chim, thú.
C. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ Khỉ, tới giữa kỉ thì những dạng vượn người đã phân bố rộng.
D. Có những thời kì băng hà rất lạnh xen kẽ với những thời kì ấm áp, băng hà tràn xuống tận bán cầu Nam.
-
Bài tập 29 trang 116 SBT Sinh học 12
Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn vào kỉ Đệ tứ là do
A. khí hậu khô, băng tan, biển rút cạn tạo điều kiện cho sự di cư.
B. sự phát triển ồ ạt của thực vật Hạt kín và thú ăn thịt.
C. diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ.
D. xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống.