YOMEDIA
NONE

Bài tập 29 trang 116 SBT Sinh học 12

Giải bài 29 tr 116 sách BT Sinh lớp 12

Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn vào kỉ Đệ tứ là do

A. khí hậu khô, băng tan, biển rút cạn tạo điều kiện cho sự di cư.

B. sự phát triển ồ ạt của thực vật Hạt kín và thú ăn thịt.

C. diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ.

D. xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống.

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết bài 29

  • Các thay đổi địa lý chính trong Kỉ Đệ Tứ bao gồm sự nổi lên của eo biển Bosphorus và Skagerrak trong các thời kỳ băng hà, điều đó đã tương ứng biến các biển như Hắc Hải và biển Baltic trở nên nhạt hơn, tiếp ngay sau sự ngập lụt của chúng do mực nước biển dâng cao; hay sự lấp đầy có chu kỳ của eo biển Manche, tạo thành một cầu đất nối liền quần đảo Anh với châu Âu lục địa; sự đóng lại theo chu kỳ của eo biển Bering, tạo ra cầu đất nối liền châu Á và Bắc Mỹ; cũng như sự ngập lụt chớp nhoáng theo chu kỳ của khu vực Scablands thuộc tây bắc Hoa Kỳ bởi các sông băng. Đại Hồ và các hồ lớn khác của Canada và vịnh Hudson cũng chỉ là các kết quả của chu kỳ gần đây và nó là nhất thời. Tiếp theo sau mỗi thời kỳ băng hà của kỷ Đệ Tứ lại là một kiểu khác biệt của hồ và vịnh.
  • Khí hậu đã là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng của sự đóng băng theo chu kỳ với các sông băng trên các đại lục di chuyển đi xa từ địa cực xuống tới vĩ độ khoảng 40. Chỉ có một số ít các động vật chính yếu và mới đã tiến hóa, một lần nữa có lẽ là do thời kỳ ngắn (theo thuật ngữ địa chất) của kỷ này. Do đó dẫn đến sự di cư của động thực vật cạn nhằm tránh sự tuyệt chủng

Vậy đáp án đúng là: D

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 29 trang 116 SBT Sinh học 12 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON