Giải bài 3 tr 6 sách BT Sinh lớp 11
Quan sát hình dưới đây, cho biết có bao nhiêu con đường hấp thụ nước từ đất vào mạch gỗ? Mô tả mỗi con đường. Hãy nêu vị trí và vai trò của vòng đai Caspari?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
a) Nước (và các chất khoáng hoà tan trong nước) đi từ đất qua lông hút vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất (qua các tế bào).
b) Mô tả mỗi con đường
- Con đường gian bào: nước từ đất vào lông hút → gian bào của các tế bào vỏ tới đai Caspari: nước qua tế bào nội bì vào trung trụ → mạch gỗ.
- Con đường tế bào chất: nước từ đất vào lông hút → tế bào vỏ → tế bào nội bì → vào trung trụ → mạch gỗ.
c) Vị trí và vai trò của vòng đai Caspari
- Vị trí: Nằm ở phần nội bì của rễ.
- Vai trò: Kiểm soát các chất đi vào trung trụ, điều hoà vận tốc hút nước của rễ.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
-
Trong những nhận định về dòng mạch rây sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
bởi Thùy Nguyễn 15/01/2021
(1) Mạch rây là dòng đi lên trong cây.
(2) Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ.
(3) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào quang hợp và tế bào tích luỹ các chất hữu cơ trong cây là động lực duy trì dòng mạch rây.
(4) Các chất được tạo ra bởi quá trình quang hợp như saccarôzơ, hoocmôn thực vật, axit amin, một số chất hữu cơ và một số ion khoáng sử dụng lại là các chất được luận chuyên chủ yếu trong mạch rây.
(5) Sản phẩm quang hợp được dòng mạch rây vận chuyển đến các cơ quan như: củ, quả, hạt, đỉnh cành, rễ của cây.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nồng độ \({\rm{C}}{{\rm{a}}^{{\rm{2 + }}}}\) trong một tế bào là 0.3%. Nồng độ \({\rm{C}}{{\rm{a}}^{{\rm{2 + }}}}\) trong dịch mô xung quanh tế bào này là 0.2%. tế bào hấp thụ \({\rm{C}}{{\rm{a}}^{{\rm{2 + }}}}\) bằng cách nào ?
bởi Ho Ngoc Ha 15/01/2021
A. Thẩm thấu.
B. Vận chuyển chủ động.
C. Vận chuyển thụ động.
D. Khuếch tán.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai loại tế bào cấu tạo mạch gỗ là
bởi Nguyễn Thị Lưu 16/01/2021
A. quản bào và tế bào kèm.
B. ống rây và tế bào kèm.
C. quản bào và mạch ống.
D. mạch ống và tế bào ống rây.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.
B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.
C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ.
D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Ion khoáng
B. ATP
C. Glucozơ
D. Saccarozơ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
1. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua lớp tế bào sống.
2. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng.
3. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận chuyển nước qua bó mạch gỗ.
4. Nước và khoáng được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó mạch gỗ (xilem).
A. 2, 3, 4
B. 1, 2, 4
C. 2, 4
D. 1, 2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Động lực của dòng mạch rây là gì?
bởi Vương Anh Tú 16/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dòng mạch rây gồm những thành phần nào?
bởi An Vũ 16/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trình bày cấu tạo của dòng mạch rây?
bởi Hoai Hoai 15/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Động lực của dòng mạch gỗ là gì?
bởi Anh Linh 15/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu thành phần hóa hóa học của dòng mạch gỗ?
bởi Thùy Nguyễn 15/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời