Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 10 chương Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 94 SGK Sinh học 10
Vi khuẩn lam tổng hợp prôtêin của mình từ nguồn cacbon và nitơ ở đâu? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?
-
Bài tập 2 trang 94 SGK Sinh học 10
Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau:
Đặc điểm Lên men lactic Lên men rượu Loại vi sinh vật Sản phẩm Nhận biết -
Bài tập 3 trang 94 SGK Sinh học 10
Tại sao khi để vải chín qua 3-4 ngày thì có mùi chua?
-
Bài tập 19 trang 132 SBT Sinh học 10
Hãy so sánh lên men lactic và lên men êtilic?
-
Bài tập 21 trang 132 SBT Sinh học 10
Tại sao vại dưa đôi khi xuất hiện váng trắng? Dưa không chua nữa và bắt đầu bị khú?
-
Bài tập 34 trang 136 SBT Sinh học 10
Các loại đại phân tử chủ yếu của tế bào là gì? Chúng được tạo từ những đơn phân nào?
-
Bài tập 35 trang 136 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật có lợi thế gì trong quá trình tổng hợp?
-
Bài tập 36 trang 136 SBT Sinh học 10
Trong điều kiện kị khí hay hiếu khí, nấm men tổng hợp các thành phần của tế bào mạnh nhất? Tại sao?
-
Bài tập 37 trang 137 SBT Sinh học 10
Sản xuất sinh khối nấm men để làm gì?
-
Bài tập 38 trang 137 SBT Sinh học 10
Quá trình phân giải nào của vi sinh vật xảy ra trong sản xuất tương?
-
Bài tập 39 trang 137 SBT Sinh học 10
Xì dầu khác tương ở điểm nào? Để sản xuất xì dầu có cần vi sinh vật không?
-
Bài tập 40 trang 137 SBT Sinh học 10
Sự chuyển hoá vật chất nhờ vi sinh vật xảy ra như thế nào?
-
Bài tập 1 TL trang 138 SBT Sinh học 10
Hãy phân biệt lên men Lactic đồng hình và lên men Lactic dị hình?
-
Bài tập 2 trang 138 SBT Sinh học 10
Để sản xuất nước mắm, người ta xếp cá vào chum, rắc muối, nén cho nước muối ngập cá, sau 1-2 tháng sẽ được nước mắm. Thành phần chính của nước mắm là gì?
-
Bài tập 3 trang 138 SBT Sinh học 10
Dưa muối: Dưa cải để cả cây, rửa sạch, thêm hành, xếp vào vại, đổ ngập nước muối (5-6%), nén chặt, sau 20 ngày sẽ được dưa muối để ăn. Tại sao lại phải nén chặt? Quá trình vi sinh vật nào xảy ra trong muối dưa?
-
Bài tập 4 trang 138 SBT Sinh học 10
Nem chua: Thịt nạc tươi giã nhuyễn, thêm gia vị và bì lợn luộc thái chỉ, trộn đều, gói lá ổi, sau bọc lá chuối. Sau 2 ngày sẽ được nem chua. Quá trình vi sinh, vật nào xảy ra trong làm nem chua? Tại sao thịt sống để vài ngày mà không bị hỏng?
-
Bài tập 5 trang 138 SBT Sinh học 10
Làm giấm: Pha rượu loãng (khoảng 5%) cho vào lọ, thêm chút đường và một mẩu màng giấm. Đậy vải màn, sau 1 tuần sẽ được giấm ăn. Đây có phải là quá trình lên men giấm không?
-
Bài tập 42 trang 147 SBT Sinh học 10
Loại nào sau đây không phải là sản phẩm của quá trình phân giải prôtêin?
A. Tương.
B. Nước mắm.
C. Nước giấm lên men.
D. Mạch nha.
-
Bài tập 43 trang 147 SBT Sinh học 10
Trước khi dệt vải, người ta phải hồ sợi, nhưng trước khi nhuộm lại phải tẩy hồ. Để tẩy hồ có thể dùng Enzim gì?
A. Prôtêaza.
B. Lipaza.
C. Amilaza.
D. Xenlulaza.
-
Bài tập 44 trang 147 SBT Sinh học 10
Bột giặt sinh học có thể làm sạch dễ dàng vết máu trên áo là do trong bột giặt có enzim gì trong các enzim sau?
A. Prôtêaza.
B. Lipaza.
C. Amilaza.
D. Xenlulaza.
-
Bài tập 45 trang 147 SBT Sinh học 10
Trâu bò tiêu hoá được rơm rạ, mối tiêu hoá được gỗ là do trong dạ dày 4 túi và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh Enzim gì trong các Enzim sau?
A. Prôtêaza.
B. Lipaza.
C. Amilaza.
D. Xenlulaza.
-
Bài tập 46 trang 147 SBT Sinh học 10
Khâu đầu tiên trong quy trình sản xuất rượu êtilic là đường hoá tinh bột (từ gạo, ngô, sắn...) thành glucôzơ nhờ nấm mốc. Trong quá trình đường hoá tinh bột, nấm mốc sản xuất enzim gì trong các enzim sau?
A. Prôtêaza
B. Lipaza.
C. Amilaza.
D. Xenlulaza.
-
Bài tập 47 trang 148 SBT Sinh học 10
Trước đây, trong nhà máy thuộc da, người ta dùng dung dịch NaOH để tẩy lông. Phương pháp này vừa độc vừa ăn mòn dụng cụ. Ngày nay, người ta có thể thay bằng enzim nào trong các enzim sau?
A. Prôtêaza.
B. Lipaza.
C. Amilaza.
D. Xenlulaza.
-
Bài tập 48 trang 148 SBT Sinh học 10
Bằng cách nào vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất có kích thước phân tử lớn như prôtêin, tinh bột, lipit, xenlulôzơ?
A. Các phân tử nói trên vào tế bào theo cơ chế nhập bào.
B. Chúng khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
C. Chúng được vận chuyển qua kênh trên màng.
D. Chúng tiết ra các enzim tương ứng (prôtêaza, amilaza, lipaza và xenlulaza). Các enzim này phân giải các chất đó thành các chất có kích thước nhỏ như axit amin, đường đơn, axit béo. Chỉ khi đó, chúng mới được vận chuyển chủ động qua màng sinh chất.
-
Bài tập 49 trang 148 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây sai?
A. Gạo nếp đồ xôi, rắc bột bánh men, sau 4-5 ngày có thể cất được rượu.
B. Trong bánh men chứa cả nấm mốc và nấm men.
C. Nấm mốc sản sinh amilaza tiến hành đường hoá (biến bột thành đường), còn nấm men tiến hành rượu hoá (biến đường thành rượu).
D. Gạo nếp đồ xôi, cấy nấm men tinh khiết vẫn có thể tạo ra được rượu.
-
Bài tập 1 trang 119 SGK Sinh học 10 NC
Hãy nêu đặc điểm của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?
-
Bài tập 2 trang 119 SGK Sinh học 10 NC
Trên thị trường thường gặp các loại bột giặt sinh học? Em hiểu chữ "sinh học" ở đây là gì và tác dụng để làm gì?
-
Bài tập 3 trang 119 SGK Sinh học 10 NC
Tại sao trâu bò lại đồng hoá được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ?
-
Bài tập 1 trang 122 SGK Sinh học 10 NC
Hãy nêu đặc điểm của các quá trình phân giải ở vi sinh vật?
-
Bài tập 2 trang 122 SGK Sinh học 10 NC
Tại sao vi sinh vật phải tiết các enzim vào môi trường?
-
Bài tập 3 trang 122 SGK Sinh học 10 NC
Hãy nêu 1 - 2 ví dụ về ích lợi và tác hại của các vi sinh vật có hoạt tính phân giải tinh bột và prôtêin?