Qua bài học các em nắm được những nét chính về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc. Phần soạn bài này giúp các em làm các câu hỏi trong sách giáo khoa tốt hơn.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận người phụ nữ.
- Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.
- Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
1.2. Nghệ thuật
- Tác giả đã thành công ở bút pháp ước lệ, ẩn dụ, so sánh.
- Tả khái quát, tả chi tiết, cụ thể về nhân vật.
- Ngôn ngữ đạt tới đỉnh cao.
- Thể loại tự sự phát triển vượt bậc.
2. Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 1: Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều?
- Thời đại và gia đình
- Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.
- Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Cuộc đời:
- Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.
- Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…
⇒ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
Câu 2. Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần của tác giả.
- Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
- Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
- Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Để hiểu rõ hơn vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều như thế nào? các em tham khảo bài giảng Truyện Kiều của Nguyễn Du.
3. Hỏi đáp về văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Trình bày hiểu biết về tác gia Nguyễn Du
Viết đoạn văn diễn dịch 7 đến 10 câu văn trình bày hiểu biết của em về tác gia Nguyễn Du
-
"Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du còn được nhân dân gọi là "Truyện Kiều". Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm qua 2 cách đặt tên trên.
-
thuyết minh về tác giả nguyễn du
-
Tóm tắt "Truyện Kiều" (từ đầu cho đến khi Kiều ra ở lầu Ngưng Bích). Giới thiệu nội dung đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"