YOMEDIA
NONE

Truyện Kiều của Nguyễn Du - Ngữ văn 9


Qua bài học các em cần nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện, thấy đưuọc những giá trị cơ bản của Truyện Kiều.

ATNETWORK
 

Tóm tắt bài

1.1. Cuộc đời tác giả

a. Tác giả Nguyễn Du

  • Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820.
  • Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
  • Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật.
  • Dòng họ Tiên Điền: Có 2 truyền thống là khoa bảng và văn hóa, văn học.
  • Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều đình Lê – Trịnh, Anh là Nguyễn Khản từng làm quan tới chức Tham Tụng.
  • Ông sống trong thời đại đau khổ, bế tắc và nhiều biến động.
  • Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời và thân phận con người trong thời đại loạn lạc, dâu bể.
  • Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ.

⇒ Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của quê hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật. Tất cả góp phần hun đúc nên con người và thiên tài văn học Nguyễn Du.

b. Thời đại, xã hội

  • Thời đại, xã hội
    • Xã hội phong kiến Việt Nam: khủng hoảng trầm trọng.
      • Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
      • Kiêu binh nổi loạn.
      • Phong trào Tây Sơn: Trận đại phá quân Thanh vang dội và vận mệnh rạng rỡ ngắn ngủi của triều đại Quang Trung.
      • Công cuộc Trung hưng của nhà Nguyễn.

⇒ Nguyễn Du đã trực tiếp sống, chứng kiến và trải qua một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc. Điều đó đã được ghi lại trong các sáng tác của ông.

c. Bản thân

  • Thời thơ ấu và niên thiếu.
    • Sống tại Thăng Long trong một gia đình quý tộc quyền quý.
    • Năm 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, sống với anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.
    • Năm 1783 Nguyễn Du đỗ Tam Trường.

⇒ Cuộc sống sung túc, hào hoa tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Du trau dồi học vấn, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến. Đồng cảm, thấu hiểu cho thân phận những người ca nhi, kỹ nữ.

d. Trước khi ra làm quan

  • Năm 1786, nhà Nguyễn Khản bị kiêu binh nổi loạn phá.
  • Năm 1789, Nguyễn Du về sống ở quê vợ Thái Bình. Vợ mất, về quê nội sống trong nghèo túng.

⇒ 10 năm gió bụi sống lang thang, lăn lộn ở các vùng quê nghèo khó khác nhau, Nguyễn Du có dịp học hỏi, nắm vững nghệ thuật dân gian, hình thành phong cách ngôn ngữ sáng tác bằng chữ Nôm và hiểu được cuộc sống của người dân lao động.

e. Khi ra làm quan cho triều Nguyễn

  • Năm 1802, miễn cưỡng ra làm quan cho nhà Nguyễn. Làm Tri huyện Phù Dung, sau đổi sang Tri phủ Thường Tín.
  • 1809 làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
  • Năm 1813 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc.
  • Năm 1820 được cử đi sứ Trung Quốc lần 2, chưa đi thì mất 18/9/1820.
  • Năm 1965 được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và kỷ niệm 200 năm năm sinh của ông.

⇒ Con đường quan lộ khá thuận lợi, ông có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa lớn Trung Quốc đã quen thuộc qua sách vở, góp phần nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người. Nguyễn Du đã sống cuộc đời đầy bi kịch của một người tài hoa bất đắc chí, phải nếm trải bao đắng cay thăng trầm, một trái tim nghệ sỹ bẩm sinh và thiên tài. Tất cả đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn học của ông, tạo ra những nét riêng độc đáo trong thơ văn Tố Như.

1.2. Sự nghiệp văn học

a. Các sáng tác chính

  • Sáng tác bằng chữ Hán.
    • Sưu tầm được 249 bài.
    • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên): 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng ở quê vợ Thái Bình.
    • Nam trung tạp ngâm (Những bài thơ ngâm ở phương Nam): 40 bài, viết lúc làm quan cho nhà Nguyễn ở Huế, Quảng Bình.
    • Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sứ): 131 bài, sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.

⇒ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ. Đặc biệt là trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du.

  • Nội dung chủ yếu qua các tác phẩm
    • Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng (Đỗ Phủ, Nhạc Phi) và phê phán những nhân vật phản diện (Phản chiêu hồn).
    • Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người.
    • Cảm thông với những thân phận nhỏ  bé dưới đáy xã hội, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Độc Tiểu Thanh kí).
    • Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng sáng tác Truyện Kiều.
  •  Sáng tác bằng chữ Nôm.
    • Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều): 3254 câu lục bát, chia làm 3 phần: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.
    • Nguồn gốc: Từ cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác tự sự trữ tình độc nhất vô nhị trong văn học trung đại Việt Nam.
  • Sáng tạo của Nguyễn Du:
    • Về nội dung: Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã Tạo nên một “Khúc ca mới đứt ruột” (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trông thấy”.
    • Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,...(trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.

⇒ Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng nghĩ tới ngàn đời, vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người. Truyện Kiều đánh dấu sự phát triển rực rỡ của văn học trung đại Việt Nam.

  •  Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh): 184 câu, viết bằng thể thơ song thất lục bát, thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Tố Như hướng về những linh hồn bơ vơ, không nơi nương tựa: quan lại, thương nhân, ăn mày, ca nhi,... đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

b. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du

  • Đặc điểm nội dung.
    • Đề cao xúc cảm.
      • Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ, những số phận bất hạnh, những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Thuý Kiều, Đạm Tiên...).
      • Triết lí về thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ, đề cập đến vấn đề thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

  • Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến chà đạp quyền sống của con người.
    • Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc (mối tình Kim- Kiều, nhân vật Từ Hải).
    • Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
    • Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đoạ.
    • Bản cáo trạng đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hoá con người của đồng tiền.
  • Đặc điểm nghệ thuật.
    • Thành công trong nhiều thể loại: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành.
    • Thơ lục bát, song thất lục bát đạt đến đỉnh cao.
    • Vận dụng thành công các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa, Việt hoá nhiều ngôn ngữ Hán.
    • Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động.
    • Nghệ thuật kể chuyện có sự đan cài tự sự và trữ tình.
    • Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: trong sáng, trau chuốt, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm.

⇒ Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân gian, làm giàu cho tiếng Việt. Nguyễn Du là một tập đại thành của nền văn học dân tộc với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật. Tinh hoa ngôn ngữ bác học và bình dân kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du đã khiến ông trở thành nhà phân tích tâm lí bậc thầy, xứng đáng với danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.

Bài tập minh họa

Đề: Thuyết minh tác giả Nguyễn Du.

 

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc , là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Thân bài

  • Cuộc đời:
    • Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).
    • Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.
    • Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.
    • Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.
    • Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.

⇒ Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc “mười năm gió bụi” ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.

  • Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:
    • Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.
  • Nội dung
    • Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.
    • Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo – một chủ nghĩa nhân đạo, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.
  • Nghệ thuật:
    • Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực. Ông đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.
    • Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.
    • Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
  • Giới thiệu về “Truyện Kiều”
    • Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
    • Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát. Thể loại: truyện Nôm. 
    • Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã “Hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.
  • Giá trị tư tưởng
    • Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và ước mơ công lí.
    • Là tiếng kêu thương cho thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến.
    • Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội cũ, phê phán thế lực đồng tiền.

3. Kết bài

  • Khẳng định tấm lòng tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của “Truyện Kiều”
QUẢNG CÁO

3. Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

Để nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, các em có thể tham khảo

bài soạn Truyện Kiều của Nguyễn Du.

4. Hỏi đáp Bài Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON