Qua bài học các em thấy đươc tài miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Cảnh ngày xuân trong sáng, tươi đẹp qua bút pháp tả và gợi, từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình, tả cảnh mà nói lên được tâm trạng con người.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Đoạn thơ tả Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
1.2. Nghệ thuật
- Bút pháp tạo hình qua những từ láy, từ ghép, động từ,...
- Kết hợp bút pháp tả cụ thể, chi tiết gợi tính chấm phá.
- Các điển tích, điển cố được sử dụng trong bài.
2. Soạn bài Cảnh ngày xuân
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân. Nững chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
- Khung cảnh mùa xuân: chim én chao liệng, trời xuân cao rộng, trong sáng, thảm cỏ non, vài bông lê trắng.
- Cách dùng từ chọn lọc, tinh tế đầy sức gợi cùng bút pháp hội họa: chấm phá, lấy tĩnh tả động.
Câu 2: Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Thống kê những từ ghép là tính từ, động từ, danh từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động cả lễ hội như thế nào? Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy?
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép:
- Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài từ, giai nhân
- Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu
- Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức
- Lễ hội truyền thống: lễ tảo mộ để nhớ người thân đã khuất và hội đạp thanh.
Câu 3: Sáu câu cuối gợi lên cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác so với 4 câu thơ đầu? Vì sao? Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
- Sáu câu cuối là cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Khung cảnh mùa xuân ở đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh rộn ràng, nhộn nhịp. Khung cảnh toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết.
- Các từ tà tà, thanh thanh, nao nao vừa tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người: sắc thái vấn vương, man mác của con người.
Câu 4: Thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
- Kết cấu hợp lí theo trình tự thời gian của cuộc du xuân ⇒ phác họa được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân.
- Từ ngữ giàu chất tạo hình, những từ láy gợi hình, tính từ tả màu sắc.
- Bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
- Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
Gợi ý
- Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt.
- Gợi tả không gian và thời gian:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
- Hình ảnh thiên nhiên:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được họa nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hòa. Tác giả sử dụng bút pháp hội họa phương Đông: chấm phá, lấy tĩnh tả động.
Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
- Thống kê những từ ghép là tính từ, động từ, danh từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động cả lễ hội như thế nào?
- Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận truyền thống về lễ hội truyền thống ấy?
Gợi ý
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:
- Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.
- Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.
- Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
- Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Đó là lễ tảo mộ tưởng nhớ người thân đã khuất và hội đạp thanh đi chơi xuân ở chốn đồng quê tươi đẹp. Những lễ hội đó là nét đẹp văn hóa truyền thống phương Đông.
Câu 3. Sáu câu cuối gợi lên cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
- Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?
- Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
- Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
Gợi ý
- Ở sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Khung cảnh mùa xuân ở đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Khung cảnh toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết.
- Các từ tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Ta thấy có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người.
- Sự chuyển biến dù nhẹ nhàng của cảnh vật và tâm trạng con người cũng đủ tạo ra dự cảm một nỗi buồn man mác về những sự việc sắp xảy ra.
Câu 4. Thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Gợi ý
- Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Đó là kết cấu hợp lý theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. Kết cấu ấy giúp tác giả có thể phác họa được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân.
- Tác giả sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình, những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép. Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.
3. Một số bài văn mẫu về đoạn trích Cảnh ngày xuân
“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông. Để cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong đoạn trích, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về đoạn trích Cảnh ngày xuân
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Hướng dẫn soạn bài " Cảnh ngày xuân" - Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du - Văn lớp 9