YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ - Ngữ văn 9

Phần hướng dẫn soạn bài gợi ý cách trả lời các câu hỏi cụ thể giúp các em có cái nhìn khái quát về vở kịch Tôi và chúng ta trong quá trình chuẩn bị bài, củng cố và nắm vững hơn kiến thức trọng tâm của bài học.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Giúp các em hiểu phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu như Hoàng Việt, Nguyễn Chính, Lê Sơn từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội.

1.2. Nghệ thuật

  • Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch như: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
  • Cách miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Soạn bài Tôi và chúng ta

Câu 1: Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí các nhân vật?

  • Mở đầu hành động kịch diễn ra ngay trong phòng giám đốc.
  • Nhân vật là Hoàng Việt, Lê Sơn, Nguyễn Chính, Trương, ông Quýnh, bà Mộng và một số công nhân.
  • Hoàng Việt đưa ra ý kiến của mình về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp.

Câu 2: Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và Chúng ta thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào?

  • Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch là mâu thuẫn giữa suy nghĩ và cách làm ăn mới với suy nghĩ và cách làm ăn cũ kĩ, lạc hậu. Vấn đầy này diễn ra rất nhiều trong thời kĩ xã hội. Không thể giữ các nguyên tắc cơ chế cứng nhắc, lạc hậu mà mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chứ, quản lí mới để thúc đẩy săn xuất. Cần coi trọng thực tiễn và hiệu quả công việc.
  • Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái "chúng ta" được tạo thành từ những cái 'tôi" cụ thể. Cần quan tâm đến cuộc sống và quyền lợi của con người
  • Vở kịch Tôi và chúng ta đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết xuất phát từ thực tế cuộc sống, xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đến sự phát triển đất nước.

Câu 3: Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh hai này, tình huống đó là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?

  • Tình trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi đã đến lúc giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp. Giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất. Lời công bố này gây bất ngờ cho Nguyễn Chính và quản đốc phân xưởng Trương
  • Ban đầu, Hoàng Việt tuyên bố đồ án làm ăn mới. Phe bảo thủ im lặng rồi phản ứng khá dè dặt. Thực chất là họ đang tìm kẽ hở để tấn công. Người phản ứng đầu tiên là Phó giám đốc Nguyễn Chính, anh ta đã dựa vào uy lực của cấp trên để phản bác đề án mới.
  • Khi lí lẽ của Nguyễn Chính bị Hoàng Việt dễ dàng bẻ gãy thì đến lượt phản ứng của trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương. Lúc này Hoàng Việt phải dùng đến uy quyền của mình dể giải quyết vấn đề. Lí lẽ của Hoàng Việt đưa ra là đời sống công nhân.
  • Lần thứ ba, Hoàng Việt chủ động tấn công. Anh tuyên bố bãi bỏ chức vụ quản đốc. Lí lẽ đưa ra cũng rất thoả đáng khiến cho Quản đốc phân xương Trương phải lắp bắp, ấp úng, không thể làm gì khác.
  • Về vấn đề và công việc. Nguyễn Chính cũng rất quyết liệt khi dựa trên những giá trị bền vững, cái cơ chế một thời từng phát huy tác dụng. Nhưng Hoàng Việt không mất bình tĩnh, anh đã thắng bằng lí lẽ: cái hôm qua là tích cực thì hôm nay đã trở nên lỗi thời.
  • Đòn phản công cuối cùng tương đối sắc bén của Nguyền Chính là căn cứ vào nghị quyết của Đảng. Nhưng Hoàng Việt lại thắng khi vận dụng một chi tiết quan trọng trong nghị quyết của Đảng "đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân". Những xung đột gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ. 

Câu 4: Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về tính cách của Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, PGĐ Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương?

  • Hoàng Việt: Người lãnh đạo có tinh thần và trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm vì quyền lợi của anh chị em công nhân và vì sự phát triển của xí nghiệp.
  • Lê Sơn: Một kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, từng gắn bó nhiều năm với xí nghiệp. Dù biết cuộc đấu tranh sẽ có nhiều khó khăn nhưng anh vẫ chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến xí nghiệp.
  • PGĐ Nguyễn Chính: là một con người máy móc, bảo thủ. Nguyễn Chính vịn vào cơ chế, nguyên tắc cũ, lạc hậu để chống lại sự đổi mới.
  • Quản đốc phân xưởng Trương: Là người suy nghĩ và làm việc như cái máy, khô cần tình người, luôn tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.

Câu 5: Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?

  • Cuộc đấu tranh trong Tôi và chúng ta là cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Các quan niệm, cách làm mới khi đưa ra sẽ bị bác bỏ và gặp nhiều cản trở.
  • Tình huống xung đột mà vỏ kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn. Cuộc đấu tranh này gay go nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về cái mới, cái tiến bộ. Sự thay đổi, cải tiến phù hợp với thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên của xã hội.

Để chuẩn bị thật tốt cho bài học, các em có thể tham khảo trước

bài giảng Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ.

3. Một số bài văn mẫu về bài Tôi và chúng ta

Để làm phong phú thêm kiến thức của bản thân, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài Tôi và chúng ta

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON