YOMEDIA
NONE

Soạn bài Rô-bin-son ngoài đảo hoang của Đi-phô - Ngữ văn 9

Phần hướng dẫn soạn bài gợi ý cách trả lời các câu hỏi cụ thể giúp các em có cái nhìn khái quát về văn bản Rô–bin–xơn. Trong quá trình chuẩn bị bài, củng cố và nắm vững hơn kiến thức trọng tâm của bài học.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Tinh thần lạc quan của Rô–bin–xơn ngoài đảo hoang.

1.2. Nghệ thuật

  • Kể bằng miêu tả, kết hợp với biểu cảm, giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh và khôi hài.

2. Soạn bài Rô-bin-son ngoài đảo hoang

Câu 1. Xét xem nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản ra thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ nào? Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.

  • Nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì ta có thể chia thành hai đoạn như sau:
  • Bài văn có thể chia làm bốn phần:
  • Phần 1 (đoạn 1): mở đầu.
  • Phần 2 (đoạn 2, 3): trang phục của Rô-bin-xơn.
  • Phần 3 (Từ “Quanh người tôi” đến “bên khẩu súng của tôi”): trang bị của Rô-bin-xơn.
  • Phần 4 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn.

Câu 2. Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng "tôi" tự kể chuyện mình.

  • Trong bài văn, phần miêu tả diện mạo chỉ chiếm một dung lượng ít ỏi (hơn mười dòng). Điều này có nguyên nhân từ ngôi kể chuyện. Chuyện được kể từ ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy mà thôi, điển hình là bộ ria mép. Ngược lại, các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục lại được miêu tả khá kỹ. 
  • Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Bằng cách kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn như vậy, tác giả có thể miêu tả một bộ dạng kỳ khôi, thu hút sự chú ý của bạn đọc.

Câu 3. Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ấy ra sao?

  • Rô-bin-xơn đã sống một mình ngoài đảo hoang trên mười năm.
  • Mọi trang phục của chàng hầu hết đều bằng da dê: “bộ quần áo” là những tấm da dê buộc túm lại, ủng cũng bằng da dê, thậm chí cả bao đựng đạn cũng bằng da dê.
  • Những vật dụng khác: dao kiếm, cưa, rìu… Chỉ qua trang phục và các vật dụng chàng mang trên người cũng đủ thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn khi đó vất vả, khó khăn như thế nào, đồng thời cũng cho ta thấy một nghị lực phi thường, một ý chí sắt đá, một bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi.

Câu 4. Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và qua giọng kể của nhân vật?

  • Nhà văn đã chọn nhân vật "tôi" làm người kể chuyện, Ông đã nhập hẳn vào nhân vật của mình để trò chuyện tỉ mỉ, kĩ lưỡng và tinh tế về cuộc sống đặc biệt của người thủy thủ Rô-bin-xơn đã sống một mình ngoài đảo hoang trên mười năm. 
  • Hình thức là chuyện phưu lưu, nghệ thuật miêu tả nhân vật và hoàn cảnh hết sức hiện thực. Qua đó văn của Đi-phô luôn hấp dẫn người đọc.
  • Vị trí kể về diện mạo ngắn hơn đoạn kể về trang phục, vì phần trang phục là sự sáng tạo của nhân vật trong những năm tháng vất vả gian khổ, còn đoạn tả về diện mạo thì nói lên sự sống cô đơn, nhân vật muốn để bộ mặt của mình như có tính lập dị.

Để hiểu hơn về con người, cuộc sống và diện mạo của Rô - bin - son các em tham khảo thêm bài giảng Rô - bin - son ngoài đảo hoang.

3. Một số bài văn mẫu về bài Rô-bin-son ngoài đảo hoang

Nhắc đến Đi-phô là người ta nhắc đến một đại văn hào của đất nước Anh. Mọi độc giả khắp nơi biết đến ông như một hiện tượng trong văn học bởi sự xuất hiện của một kiệt tác gắn liền với tên tuổi của ông. Đó là “Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang”. Ngoài ra để nắm được nội dung bài học cũng như hoàn thành bài văn viết về tác phâm, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài Rô-bin-son ngoài đảo hoang

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF