Bài soạn Tổng kết về ngữ pháp giúp các em hệ thống hóa kiến thức dã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: từ loại, cụm từ, thành phần câu,các kiểu câu. Nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể.
1. Tóm tắt nội dung
- Từ loại
- Cụm từ
2. Hướng dẫn soạn bài Tổng kết về ngữ pháp
2.1. Từ loại
a. Danh từ, động từ, tính từ
Câu 1. Trong số các từ in đậm ở những câu dưới đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?
- Danh từ: lần, lăng, làng.
- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
Câu 2. Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ loại nào.
Những, các, một (1)
Hãy, đã, vừa (2)
Rất, hơi, quá (3)
/rất, hơi, quá/ hay |
/những, các, một/ cái (lăng) |
/rất, hơi, quá/ đột ngột |
/hãy, đã, vừa/ đọc |
/hãy, đã, vừa/ phục dịch |
/những, các, một/ ông giáo |
/những, các, một/ lần |
/những, các, một/ làng |
/rất, hơi, quá/ phải |
/hãy, đã, vừa/ nghĩ ngợi | /hãy, đã, vừa/ đập | /rất, hơi, quá/ sung sướng |
Câu 3. Từ những kết quả ở bài tập 1 và bài tập 2 hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ đứng sau những từ nào và tính từ đứng sau những từ nào?
- Danh từ có thể đứng sau: những, các, một.
- Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa.
- Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá.
Câu 4. Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ:
Ý nghĩa khái quát | Khả năng kết hợp | ||
Kết hợp về phía trước | Từ loại |
Kết hợp về phía sau |
|
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm) | những, các, một | Danh từ | Này, ấy, đó |
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật | hãy, đã, vừa, đang, cũng, vẫn,... | Động từ | |
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái | rất, hơi, quá | Tính từ |
Câu 5. Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
- (a): tròn vốn là tính từ, ở đây được dùng như động từ.
- (b): lí tưởng vốn là danh từ, ở đây được dùng như tính từ.
- (c): băn khoăn vốn là tính từ, ở đây được dùng như danh từ.
b. Các từ loại khác
Câu 1. Hãy sắp xếp những từ in đậm trong những câu sau đây vào cột thích hợp.
Số từ | Đại từ | Lượng từ | Chỉ từ | Phó từ | Quan hệ từ | Trợ từ | Tình thái từ | Thán từ |
ba, năm | tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ | những | ấy, đâu | đã, mới, đã, đang | ở, của, nhưng, như | chỉ, cả, ngay, chỉ | hả | trời ơi |
Câu 2. Tìm các từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Hãy cho biết các từ này thuộc loại nào.
- Các tình thái từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả,…
2.2. Cụm từ
Câu 1. Xác định phần trung tâm của các cụm danh từ (in đậm) trong những đoạn trích dưới đây. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
- Trung tâm của các cụm danh từ:
- (a): Ảnh hưởng, nhân cách, lối sống.
- (b): Ngày
- (c): Tiếng
- Dựa vào những lượng từ đứng trước danh từ trung tâm: những, một, một (a), những (b), có thể thêm những vào trước (c).
Câu 2. Xác định phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong những đoạn trích dưới đây. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ?
- (a): đến, chạy, ôm
- (b): lên
- Dựa vào những từ đứng trước phần trung tâm: đã, sẽ, sẽ - (a); vừa (b).
Câu 5. Xác định phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong những đoạn trích sau đây. Đây là những cụm từ thuộc loại nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
- Trung tâm của các cụm từ:
- (a): Việt Nam (vốn là danh từ, được dùng như tính từ), bình dị, Việt Nam (vốn là danh từ, được dùng như tính từ), phương Đông (vốn là cụm danh từ, được dùng như tính từ), mới, hiện đại.
- (b): êm ả
- (c): phức tạp, phong phú, sâu sắc
- Dấu hiệu nhận biết các cụm từ này là cụm tính từ: rất (a), có thể thêm rất vào trước phần trung tâm (b, c).
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Tổng kết về ngữ pháp.
3. Hỏi đáp về bài Tổng kết về ngữ pháp
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu Người em rung lên...
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn:
"Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ" và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp)
-
Nêu kiểu câu của Tre giữ làng, giữ nước,giữ mái nhà tranh,...
"Tre giữ làng, giữ nước,giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín"thuộc kiểu câu gì? Vì sao.
-
Câu Nắng chiếu làm cho bó hoa...là câu đơn hay câu ghép
Câu " năng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và là cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo " là câu đơn hay câu ghép ? Vì sao ?
-
Câu Ngực tôi nhói mắt tôi cay cay là câu đơn hay câu ghép
Ngực tôi nhói mắt tôi cay cay là câu đơn hay câu ghép ( những ngôi sao xa sôi )
-
Nhận xét về cách đặt câu trong đoạn Chúng tôi có ba người...
"Chúng tôi có ba người.Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó,xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bọ tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xi măng hoặc thành ô tô, méo mó, han gỉ nằm trong đất."
1. Nhận xét về cách đặt câu trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.
2. Qua đoạn truyện em hiểu gì về cuộc sống của các cô gái? Điều gì dsax khiến họ vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ