YOMEDIA

Phân tích đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 9 đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, HOC247 đã sưu tầm, biên soạn và xin được gửi tới các em học sinh: Phân tích đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô. Đây là tài liệu tham khảo hay trong quá trình học tập, ôn thi học kì và ôn vào lớp 10. Ngoài ra đây còn là tư liệu hữu ích cho quý thầy cô trong quá trình giảng dạy. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phân tích đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích
  • Giới thiệu bức chân dung tự hoạ của nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích tác phẩm “Rô-bin-xơn Cru-sô” của Đ. Đi-phô.

→ Câu chuyện cho người đọc hình dung cuộc sống khó khăn gian khổ của nhân vật, đặc biệt là tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ.

b. Thân bài

  • Tổng
    • Tóm lược những nét chính về nhân vật Rô-bin-xơn Cru-sô. Ngôn ngữ kể chuyện ở ngôi thứ nhất – nhân vật xưng “tôi” tạo cảm giác chân thật sinh động. Đoạn trích tự thuật một cách sống động hình ảnh Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, khi đã tạo lập một cuộc sống đối mặt với thử thách của hoàn cảnh.
    • Ngôn ngữ kể chuyện hóm hỉnh, nghệ thuật miêu tả và dẫn chuyện của nhà văn đem đến suy ngẫm về vẻ đẹp con người tự vượt lên khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên.
  • Phân
    • Bức chân dung của Rô-bin-xơn
      • Nhân vật đã trải qua 15 năm một mình giữa đảo hoang. Những khó khăn không làm mất đi tinh thần hài hước của nhân vật. Chàng như một lãnh chúa giữa “vương quốc” của mình.
      • Trang phục của Rô-bin-xơn: tất cả đều được tự tạo nên bằng bàn tay lao động của chàng. Mục đích không phải làm đẹp mà chính là để tồn tại. (Tất cả đều làm bằng da dê, rất vụng về thô sơ)
      • Trang bị của Rô-bin-xơn: những vật dụng tối thiểu giúp chàng vượt lên khó khăn, bảo đảm cho những nhu cầu thiết yếu giữa thiên nhiên hoang dại (cái cưa, cái rìu, thuốc súng, đạn ghém, cây súng, cái dù).
      • Diện mạo của Rô-bin-xơn: bộc lộ chất hài hước trong bộ ria đặc biệt. Tự nhìn ngắm và hài lòng về bản thân.
    • Cuộc sống gian nan sau bức chân dung
      • Cuộc sống của người bị đắm tàu: trải qua nỗi cô đơn suốt một thời gian dài. Phải một mình đối mặt với chính mình.
      • Thử thách của thời tiết khắc nghiệt: hiện lên qua chiếc mũ da dê để chống chọi với nắng mưa bất thường của vùng xích đạo; thời tiết có thể quật ngã con người bất cứ lúc nào.
      • Sức mạnh con người quyết tâm vượt lên hoàn cảnh: Rô-bin-xơn vượt qua thử thách thời gian tự tạo lập cuộc sống của riêng mình, không nản lòng nhụt chí.
    • Tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
      • Không phàn nàn than thở trước gian khổ, thiếu thốn, lòng can đảm đương đầu với hoàn cảnh nghiệt ngã.
      • Tính hài hước là vũ khí tinh thần quan trọng, thể hiện sự tự tin, lạc quan vượt lên thử thách.
  • Hợp
    • Bài học rút ra từ đoạn trích: sức mạnh ý chí, tinh thần là nguồn động lực giúp con người vượt lên thử thách số phận. Khả năng sinh tồn của con người vô cùng lớn lao.
    • Ý nghĩa đoạn trích: Tinh thần lạc quan trong đoạn trích tạo sức hấp dẫn của hình tượng, gắn với cảm hứng ca ngợi con người của nhà văn.

c. Kết bài

  • Cảm nhận sâu sắc của bản thân về hình tượng, niềm tin vào giá trị con người.

Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” (trong tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-sô” của Đ. Đi-phô) qua lời kể của nhân vật để làm rõ tinh thần lạc quan và ý chí vượt qua hoàn cảnh của nhân vật.

Gợi ý làm bài

       Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731) là nhà văn Anh, sinh ra và lớn lên ở Luân Đôn, trong một gia đình buôn bán nhỏ. Ông từng làm nhiều nghề, họat động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và đi nhiều nơi trên thế giới. Hoàn cảnh sống ấy đã ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác của ông và để lại dấu ấn khá rõ trong tác phẩm văn học. Tuy mãi đến năm sáu mươi tuổi, Đi- phô mới đến với văn chương nhưng ông đã để lại cho đời một số tiểu thuyết có giá trị, trong đó cuốn Rô-bin-xơn Cru-xô là nổi tiếng hơn cả.

Tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô” nhan đề đầy đủ là “Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô”. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện mà nhân vật chính là Rô-bin-xơn

Rô-bin-xơn Cru-sô  là cuốn tiểu thuyết từng làm say mê bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Dựa trên một câu chuyện có thật, Đ. Đi-phô đã sáng tạo hình tượng chàng thủy thủ Rô-bin-xơn lạc giữa đảo hoang hơn hai mươi tám năm đã cho thấy con người có thể vượt qua những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, chiến thắng thiên nhiên và tự chiến thắng nỗi cô đơn của chính mình để trở về với đồng loại. Cuộc sống ấy hiện lên qua lời kể của chính nhân vật, khiến chúng ta thích thú và bị cuốn hút theo giọng kể hài hước, ngôn ngữ đặc tả chi tiết sống động hóm hỉnh, toát lên vẻ đẹp tinh thần lạc quan của con người. Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoangsẽ cho thấy rõ vẻ đẹp ấy.

Nhân vật tự hình dung diện mạo chính mình để thuật lại cho người đọc bằng giọng điệu hài hước cố hữu nổi tiếng của người Anh. Tính chất của lời tự thuật khiến cho trình tự miêu tả cũng hết sức độc đáo, khác với lối tả chân dung thông thường. Đằng sau giọng kể ấy là cả một quãng thời gian đằng đẵng tách biệt với đồng loại, chàng phải một mình đối mặt với bao hiểm nguy rình rập, với thời tiết mưa nắng thất thường của vùng xích đạo.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Khép lại bức chân dung tự hoạ bản thân, Rô-bin-xơn mới tự hoạ diện mạo của mình bằng mấy dòng ngắn ngủi nhưng khiến ta phải nở nụ cười sảng khoái. Không hề có một tấm gương soi, nên việc chăm chút dung nhan chỉ giới hạn ở trong tầm mắt của Rô-bin-xơn : bộ ria mép kiểu cách được chăm sóc cẩn thận. Hoá ra trong hoàn cảnh ấy, một chàng thợ may tồi vẫn có thể thành một anh thợ cạo cầu kì tạo dáng cho bộ ria:

“tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê”.

Nhu cầu làm đẹp ấy hiệu quả ra sao? Hãy nghe Rô-bin-xơn  tự thưởng thức:

“tôi chẳng dám nói cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mũ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh”.

Bộ ria ấy chẳng biết có gợi lên vẻ oai vệ trịnh trọng như một Xun-tan (lãnh chúa) người Thổ hay không, nhưng gợi cho ta tiếng cười đầy chất u-mua (humour) của người Anh chính hiệu. Tính hài hước là liều thuốc vô giá, xua đi những muộn phiền. Tiếng cười ấy không tách rời niềm hi vọng khao khát trở về với nước Anh thân yêu của Rô-bin-xơn, thấm đượm tinh thần lạc quan của con người đầy bản lĩnh.

       Khép lại trang sách, chân dung Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vẫn sống động từng chi tiết, với nụ cười thường trực có sức hấp dẫn lạ kì. Rô-bin-xơn là hiện thân của con người lí tưởng không biết lùi bước trước bất kì thử  thách khắc nghiệt nào. Bản lĩnh phi thường và tình yêu sự sống của chàng là bài học cho bất cứ ai muốn hoàn thiện giá trị tốt đẹp của con người.

Ta chợt hiểu, vì sao Rô-bin-xơn Cru-sô của Đ. Đê-phô lại cuốn hút sự say mê của biết bao nhiêu thế hệ trên khắp hành tinh này!

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phân tích đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trong tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-sô” của Đ. Đi-phô) qua lời kể của nhân vật Rô-bin-xơn để làm rõ tinh thần lạc quan và ý chí vượt qua hoàn cảnh của nhân vật sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON