Qua bài này giúp học sinh thấy được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân-đơn khi viết về những con chó, qua đó cho ta bài học về tình yêu động vật.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Giắc Lân – đơn
- Giắc Lân – đơn sinh năm 1876 mất năm 1916 là nhà văn Mĩ.
- Cuộc đời
- Ông trải qua thời thanh niên vất vả, làm nhiều nghề để kiếm ăn và sớm tiếp cận tư tưởng của chủ nghĩa xã hội.
- Ông có nhiều cuốn tiểu thuyết lớn như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Sói biển, Nanh trắng, Gót sắt.
b. Tác phẩm Con chó Bấc
- Con chó bấc trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Giới thiệu về Bấc
- Lai lịch của Bấc trước khi gặp Thooc tơn: Nhà thẩm phán Mi – lơ đi săn, lang thang cùng cậu con trai hoặc hộ vệ cho những đứa cháu nhỏ → có tình cảm nhưng tình cảm chuyện làm ăn cùng hội cùng phường, có tình cảm bạn bè nhưng là thứ tình bạn trịnh trọng, đàng hoàng → tình cảm mờ nhạt không sâu sắc.
- Lai lịch của Bấc sau khi gặp Thooc tơn: Tình yêu thương sôi nổi, nồng nàn, thương yêu tôn thờ, cuồng nhiệt → trạng thái cảm xúc mãnh liệt, tràn đầy không gì kìm hãm nổi, xen lẫn sự quí trọng, cảm phục người mình yêu thương → đó là một cuộc sống có ý nghĩa.
⇒ Bấc là một con vật khao khát và quí trọng tình yêu thương.
b.Tình cảm của Thooc tơn đối với Bấc
- Chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ.
- Trò chuyện tầm phào như với con mình, túm chặt đầu Bấc đẩy tới, đẩy lui, khe khẽ thốt lên những tiếng rủa yêu, âu yếm.
→ Là người có tình cảm yêu quí loài vật, dành cho chúng tình cảm thân thiện, gần gũi, hiểu biết và quí trọng.
- Thooc tơn đã đối sử với những con chó như với con anh vậy.
- Trong suy nghĩ tình cảm của anh không chỉ là con chó mà là người, là đồng loại với anh, là bạn bè của anh.
c. Tình cảm của Bấc đối với chủ
- Cắn đùa Thooc tơn, nằm phục ở chân Thooc tơn, chăm chú xem xét, quan tâm theo dõi từng biểu hiện, cử động của anh, không muốn rời Thooc tơn, luôn bám theo gót anh, đêm lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.
- Bị nỗi lo sợ ám ảnh Thooc tơn lại biến khỏi đời nó.
- Bấc dành cho Thooc tơn một tình cảm đặc biệt, sâu sắc: Vừa yêu thương, vừa tôn thờ, kính trọng, biết ơn, thần phục tuyệt đối.
- Bấc là con vật có tâm hồn hơn hẳn con chó khác. Đó là tình yêu thương giống như yêu thương con người, sâu sắc, thủy chung, quên mình.
⇒ Khả năng quan sát, nhận xét và trí tưởng tượng phong phú về loài vật, tác giả không sử dụng nghệ thuật nhân hóa nhưng qua lời kể chuyện Bấc dường như có tâm hồn, có suy nghĩ, tinh khôn đặc biệt → làm câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Đoạn trích bộ lộ những nhận xét tinh tế của tác giả về con cho Bấc đồng thời thể hiện tình cảm của tác giả đối với loài vật.
-
Nghệ thuật
- Kết hợp tự sự miêu tả bằng quan sát, nhận xét và trí tượng tượng tuyệt vời của tác giả.
- Không sử dụng nhân hóa một cách triệt để.
- Chỉ qua lời kể chuyện đã bộc lộ "tâm hồn" của con chó Bấc.
- Nhà văn đứng ngoài quan sát và miêu tả chứ không đóng vai nhân vật.
-
Bài tập minh họa
Đề: Phân tích hình ảnh con chó Bấc trong đoạn trích "Con chó Bấc".
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. Nêu nội dung chính của đoạn trích cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống ngày nay.
2. Thân bài
- Nói về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán.
- Với những cậu con trai của ông Thẩm chỉ là tình cảm chuyện làm ăn cùng hội cùng phường.
- Với những đứa con nhỏ của ông Thẩm là trách nhiệm ra oai hộ về.
- Với ông Thẩm thì đó là tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.
⇒ Tình cảm còn mờ nhạt, không sâu sắc.
- Nói về quan hệ của con chó Bấc với Thooc tơn.
- Đối sử với chúng như với con cái của mình.
- Anh coi Bấc như là người bạn thân thiết.
- Anh đã nói chuyện tầm phào, trò chuyện với nó, anh dùng hai tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó.
⇒ Tình cảm của Bấc và Thooc tơn là tình cảm đặc biệt, không chỉ là con chó mà là người, là đồng loại với anh, là bạn bè của anh.
- Sự tinh tể của tác giả khi miêu tả tình cảm của con chó Bấc.
- Trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn nói lên tình thương yêu loài vật.
- Bài học cho mỗi người chúng ta hãy hết lòng yêu thương loài vật.
3. Kết bài
- Thấy được tình yêu thương loài vật của tác giả và bài học quí giá cho mỗi chúng ta.
3. Soạn bài Con chó Bấc
Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, tên thật là Giôn Gri-phit Lân-đơn, sinh ở bang San Phran-xi-xcô. Ông trải qua thời kì thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì phát triển cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX. Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Con chó Bấc là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết đó. Để tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Con chó Bấc.
4. Hỏi đáp Bài Con chó Bấc Ngữ văn 9
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu về Con chó Bấc
Giắc Lân-đơn là một nhà văn người Mỹ sinh năm 1876 và mất năm 1916. Giắc Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng những truyện nhỏ trên một tờ báo tờ báo sinh viên, cho đến mãi những năm đầu thế kỷ XX thì sự nghiệp của ông mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao. Tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903) - tiểu thuyết gây được nhiều tiếng vang của Giắc Lân-đơn. Để nắm vững bài học cũng như cách viết bài tập làm văn về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm:
-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247