Qua bài học các em cảm nhận được nghệ thuật biểu hiện tinh tế và tình cảm thương yêu của Lân - Đơn khi viết về con chó Bấc.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Tình yêu sâu sắc của Thooc tơn và Bấc, qua đó thể hiện tình yêu quí loài vật của nhà văn Lân đơn.
1.2. Nghệ thuật
- Kết hợp tự sự miêu tả bằng quan sát, nhận xét và trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả.
2. Soạn bài Con chó Bấc
Câu 1: Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự, diễn biến sau đây.
a) Mở đầu
b) Tình cảm của Thooc tơn đối với Bấc
c) Tình cảm của Bấc đối với chủ. Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm nào của phía nào.
- Đoạn trích có thể chia làm 3 phần
- Mở đầu (đoạn 1)
- Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc (đoạn 2).
- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn (đoạn 3).
- Mục đích chính của tác giả là kể chuyện con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.
Câu 2: Cách cư xử của Thooc tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thooc tơn đối với Bấc.
- Có thể coi Thooc tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thooc tơn với các ông chủ khác (thẩm phán Mi-lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thooc tơn thực sự chăm sóc Bấc như chăm sóc một người bạn.
- Thể hiện tình cảm của Thooc tơn đối với Bấc: chào hỏi, thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng sủa âu yếm “rủ rỉ bên tai” trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”. Những biểu hiện đó cho thấy Thooc tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả đối với con vật của mình.
Câu 3: Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả kho viết đoạn vặn này?
- Tình cảm đó được thể hiện qua hành động và cử chỉ.
- Anh chăm sóc những con chó “như thể chúng là con cái của anh vậy”. Bấc vốn là con chó thông minh, nó hiểu những cử chỉ của chủ có ý nghĩa như thế nào, bởi vậy, nó cũng đáp lại bằng một tình cảm chân thành nhưng không kém phần nồng nhiệt. Bản thân nó quá đỗi sung sướng, “tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất”.
- Cử chỉ của Bấc thể hiện quá nhiều ý nghĩa khiến cho Thooc tơn tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời chứ không phải chỉ qua hành động. Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thooc tơn mãnh liệt. Mặt khác, nó lại không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà chủ lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng mà chỉ có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thooc tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bấc đối với người chủ. Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Khi Bấc sợ mất chủ. Nó luôn bám theo Thooc tơn và không rời anh nửa bước. Bấc không ngủ “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…”
- Khả năng quan sát và miêu tả rất tinh tế của tác giả.
Câu 4: Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào "tâm hồn" của con chó Bấc.
- Sức hấp dẫn của đoạn trích này nói riêng và cả truyện ngắn “Tiếng gọi nơi hoang dã” nói chung đối với bạn đọc còn ý nghĩa ở xã hội sâu sắc mà nó đã gợi lên. Trong cuộc đua tranh khốc liệt để giành giật lại của cải, giành giật sự sống của con người, mọi quan hệ tình cảm đều bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thooc tơn là lời ca ca ngợi những tình cảm nhân hậu, cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác lại những đam mê vật chất để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.
Để hiểu hơn tình cảm của Lân - đơn đối với con Bấc và con Bấc đối với Thooc - tơn như thế nào các em tham khảo thêm bài giảng Con chó Bấc.
3. Một số bài văn mẫu về bài Con chó Bấc
Tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903) - tiểu thuyết gây được nhiều tiếng vang của Giắc Lân-đơn. Tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Trong đó, đoạn trích “Con chó Bấc” là một trích đoạn trong cuốn tiểu thuyết đó. Đoạn trích gây được nhiều cảm xúc để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây để nắm vững bài học hơn:
4. Hỏi đáp về bài Con chó Bấc
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Cảm nhận sau khi học bài Con chó Bấc
nêu cảm nhận của em sau khi học xon văn bản " chú chó Bấc " giúp với ạ
-
Hướng dẫn soạn bài " Con chó Bấc" - Trích " Tiếng gọi nơi hoang giã" - của nhà văn Giắc Lân - đơn ( Văn lớp 9)
-
Phân tích đoạn trích Con chó Bấc
Phân tích đoạn trích Con chó Bấc trong Tiếng gọi nơi hoang dã của Giắc Lân-đơn