Nhằm giúp các em ôn tập kiến thức đã học trong Học kì 2 lớp 8 như: đặc trưng của các thể loại văn học như: Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường, Truyện, Văn bản thông tin, Truyện lịch sử, Thơ trào phúng,... Đồng thời tìm hiểu đặc điểm và chức năng của các từ loại như: biện pháp tu từ, các loại câu thường gặp, biệt ngữ xã hội,...; HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Ôn tập Học kì 2 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu
- Nam quốc sơn hà: Văn bản thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
- Qua đèo ngang - Bà Huyện Thanh Quan: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
- Lòng yêu nước của nhân dân ta: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
- Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu: Văn bản đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát. Đồng thời cũng thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ.
- Bồng chanh đỏ - Đỗ Chu: Tác phẩm Bồng chanh đỏ đã kể về những kỉ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của hai anh em Hiền, cả hai anh em đều là những người rất yêu thích động vật, đặc biệt là các loài chim. Hai anh em luôn tìm tòi, khám phá về thế giới của các loài chim.
- Bố của Xi-mông: Qua diễn biến tâm trạng của Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp, nhà văn nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
- Đảo Sơn Ca - Lê Cảnh Nhạc: Bài thơ Đảo Sơn Ca có nội dung chính nói về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người ở nơi đây. Thiên nhiên vừa được điểm tô bằng màu sắc xanh non của cây cối, vừa có màu hồng rực của những chùm hoa giấy đung đưa trong trời nắng vàng.
- Cây sồi mùa đông: Câu chuyện Cây sồi mùa đông miêu tả bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Lần nào đi học cậu cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cách trường không xa. Cũng vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
- Chuyến du hành về tuổi thơ: Văn bản là nói về những điều diệu kỳ xung quanh cuộc sống của Mùi và các bạn của cậu. Đó là tuổi thơ, là dấu ấn của sự trưởng thành.
- Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh: “Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.
- Tình yêu sách: Văn bản là lời tự thuật của nhân vật “tôi” về niềm đam mê đọc sách.
- Totto-chan bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương: Giới thiệu câu chuyện về cô bé Tốt-tô-chan và cách giáo dục ở ngôi trường Tô-mô.
- Hoàng Lê Nhất thống chí: Văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” đã ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Viên tướng trẻ và con ngựa trắng: Câu chuyện về anh hùng của đất nước Hoài Văn Hầu chính trực và căm ghét những người phản quốc đầu hàng theo giặc, tài giỏi, thông minh.
- Đại Nam quốc sử diễn ca: Đoạn trích đã làm nổi bật chí khí anh hùng và tinh thần yêu nước bất diệt của nhân dân ta qua hai sự kiện lịch sử tiêu biểu: Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân xâm lược ở thời Hùng Vương thứ sáu và Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh tan quân Hán do tên thái thú Tô Định cầm đầu.
- Bến Nhà Rồng năm ấy…: Văn bản trên kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể là sang Pháp.
- Bạn đến chơi nhà: Qua tiếng cười tự trào, hóm hỉnh đùa vui tác giả đã bày tỏ sự trân trọng, yêu quý sâu sắc của mình dành cho bạn.
- Đề đền Sầm Nghi Đống: Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ "bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh.
- Hiểu rõ bản thân: Văn bản nói về cách làm thế nào để hiểu bản thân và nhận thức của chúng ta khi đặt câu hỏi về việc làm thế nào để hiểu bản thân mình hơn.
1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt
* Biện pháp tu từ:
- Biện pháp tu từ đảo ngữ: là biện pháp tu từ thay đổi vị trí các thành phần trong cụm từ, trong câu để nhấn mạnh ý nghĩa, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
- Biện pháp câu hỏi tu từ: Câu hỏi tu từ là câu hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà được sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm.
* Biệt ngữ xã hội:
- Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác...).
- Đặc điểm:
+ Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
+ Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
- Tác dụng: Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, biệt ngữ xã hội được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích làm cho câu chuyện và nhân vật trở nên chân thật hơn.
* Thành phần biệt lập:
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.
- Thành phần gọi - đáp được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp,
- Thành phần cảm thán được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.
- Thành phần tình thái được dùng để diễn là thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
* Câu khẳng định, câu phủ định:
- Câu khẳng định: Thường không có phương tiện diễn đặt riêng. Có thể bắt gặp trong câu khẳng định những cấu trúc: không phải không, không thể không, không ai không…
- Câu phủ định: Thường sử dụng các từ ngữ phủ định như: không, chẳng, không phải, chẳng phải, chả… Có thể bắt gặp trong câu phủ định những cấu trúc: làm gì…, mà…
* Sắc thái nghĩa của từ ngữ:
- Sắc thái nghĩa là phần nghĩa bổ sung bên cạnh phần nghĩa cơ bản của từ ngữ.
- Sắc thái nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận định... của người nói, người viết, chẳng hạn như sắc thái trang trọng, thân mật, coi khinh...
- Có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng – thân mật – suồng sã, tích cực – tiêu cực, tốt nghĩa – xấu nghĩa,...
- Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy được hiệu quả biểu đạt.
Bài tập minh họa
Cho đoạn trích sau:
Chồng đành rút xuống lần nữa
– Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn đài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!
Lúc này vợ mới bò lăn ra cười
– Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước dùng. Thì ra là con rắn vuông
bốn góc à?
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)
a. Theo em, câu “Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?” có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em nhận xét như vậy?
b. Cho biết sắc thái nghĩa của các từ “ừ”, “nhé” trong đoạn trích. Trong giao tiếp, em có thể sử dụng các từ này với những đối tượng nào, trong những tình huống nào?
Lời giải chi tiết:
a. Có phải là câu hỏi tu từ vì có dấu hỏi chấm ở cuối câu. Nó luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán nào đó, có thể là khẳng định về con rắn vuông bốn góc.
b. Sắc thái từ "ừ", "nhé" trong đoạn trích sử dụng những từ này đối với đối tượng bằng vai hoặc ít tuổi hơn, trong tình huống xã giao, nói chuyện.
Lời kết
Học xong bài Ôn tập Học kì 2, các em cần nắm:
- Nắm được nội dung chính về văn bản đã học.
- Vận dụng được các kiến thức phần Tiếng Việt áp dụng vào viết văn bản.
- Nắm được quy trình viết một bài văn phân tích một tác phẩm văn học và trình bày ý kiến về một vấn đề cụ thể trong đời sống, xã hội cụ thể.
Soạn bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Bài học Ôn tập Học kì 2 nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
-
Soạn bài đầy đủ Ôn tập Học kì 2
-
Soạn bài tóm tắt Ôn tập Học kì 2
Hỏi đáp bài: Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247