YOMEDIA
NONE

Bến Nhà Rồng năm ấy… - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Tiếp nối chủ đề Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử), HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Bến Nhà Rồng năm ấy… thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Qua nội dung bài giảng, các em sẽ được tìm hiểu về hành trình nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể là sang Pháp. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Sơn Tùng, tên đầy đủ là Bùi Sơn Tùng.

- Ông sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất ngày 22/7 /2021 tại Hà Nội.

- Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết lịch sử Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh.

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Tác phẩm Bến Nhà Rồng năm ấy… thuộc thể loại truyện lịch sử.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

In trong Búp sen xanh, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.

“Búp sen xanh” - Tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Bác Hồ ra đời năm 1982

“Búp sen xanh” - Tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Bác Hồ ra đời năm 1982

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

- Phần 2: Nguyên nhân ra đời Bến Nhà Rồng.

- Phần 3: Quá trình phát triển của Bến Nhà Rồng.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Tại bến Cảng Nhà Rồng mờ mờ ánh đèn, Anh Ba ngồi kề vai với anh Tư Lê bên bờ sông, hỏi anh Tư rằng “anh có dám nghĩ đến việc đuổi Tây ra khỏi nước mình”. Anh Tư nói rằng “Nhà tôi có thù với chúng mà, anh Ba!”. Trong cuộc trò chuyện về nỗi lo của đất nước, họ nói về việc giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do… Họ nói đến lí do tại sao lại sang Tây, họ nói về quyền lợi tối cao của một dân tộc là độc lập, tự chủ; quyền cơ bản nhất của con người ở trong xã hội là quyền tự do, bình đẳng giữa người với người; sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cải chữ “tự do, bình đẳng, bác ái”.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Bối cảnh câu chuyện

a. Bối cảnh: Anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước từ Bến càng Nhà Rồng năm 1911.

- Sự việc: anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Không gian: bến cảng Nhà Rồng.

Thời gian: mùa hè năm 1911.

Bến cảng Nhà rồng - nơi Bác Hồ rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước

Bến cảng Nhà rồng - nơi Bác Hồ rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước

b. Mục đích chuyến đi:

- Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bác ái…

- Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do…

1.2.2. Nhân vật anh Ba

- Khi trò chuyện với anh Tư Lê: anh Ba là người yêu nước, mong muốn giành lại độc lập cho Tổ quốc và tự do cho nhân dân bằng chính sức lực và trí lực của mình, không ngại khó khăn gian khổ, "dám nghĩ dám làm".

- Khi tiếp xúc với thuyền trưởng Lu-i Mai-sen: anh Ba khiến người khác trọng nể với sự thông minh, có hiểu biết. Anh không nề hà, gian khổ dù phải làm công việc phụ bếp vất vả. Quyết tâm, kiên định thực hiện lí tưởng của bản thân, một lòng vì đất nước.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản trên kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể là sang Pháp.

1.3.2. Về nghệ thuật

-  Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.

- Khắc họa hình tượng anh Ba một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi.

- Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập.

Bài tập minh họa

Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Vua Quang Trung (Hoàng Lê nhất thống chí), Hoài Văn (Viên tướng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy...)

 

Lời giải chi tiết:

Quang Trung - Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh chân thực và đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân oai phong lẫm liệt, giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.

Lời kết

Học xong bài Bến Nhà Rồng năm ấy…, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản.

Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy… - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Bến Nhà Rồng năm ấy… kể về sự việc rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Bến Nhà Rồng năm ấy…
  • Soạn văn tóm tắt Bến Nhà Rồng năm ấy…

Hỏi đáp bài Bến Nhà Rồng năm ấy… - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy…

Qua tác phẩm Bến Nhà Rồng năm ấy…, tác giả kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể là sang Pháp. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF