Tự trào có nghĩa là tự cười mình hay tự kể lại câu chuyện tiếu lâm, hài hước để châm biếm mình một cách vui vẻ. Nội dung bài giảng Tự trào I - Trần Tế Xương thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được bất lực trước hoàn cảnh và tố cáo xã hội giao thời đầy nhiễu nhương, mâu thuẫn đã đẩy những tri thức như tác giả vào tỉnh cảnh này. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
a. Cuộc đời:
- Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương.
- Ông sinh ngày 10-8-1871 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.
Nhà thơ Trần Tế Xương (1871-1907)
b. Phong cách sáng tác:
- Thơ Tú Xương đa dạng về cảm xúc “khi cười, khi khóc, khi than thở”.
- Phong phú về phương pháp biểu hiện, nhưng tựu trung lại, nó là tấm lòng của ông với cuộc đời, và nỗi khinh bỉ, căm ghét những gì xấu xa nhơ bẩn,.
- Đồng thời là những xót xa cay đắng trước những mất mát – không thể cứu vãn nổi, là nỗi đau khôn cùng của một tâm hồn cô đơn, bất lực chưa tìm được lối thoát.
- Ra đời giữa lúc văn học nhà nho thời trung đại đang đi dần tới dấu chấm hết, thơ Tú Xương đã tự khẳng định giá trị bằng một sự cựa quậy, bứt phá mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức để vượt ra.
=> Nhận xét: Đó là một đóng góp không nhỏ của Tú Xương cho văn học nước nhà.
1.1.2. Tác phẩm
a. Thể loại:
Tác phẩm Bạn đến chơi nhà thuộc thể loại Thơ trào phúng - Thất ngôn bát cú Đường luật.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
In trong Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học, 2010.
c. Bố cục văn bản:
- 2 câu đề: Tiếng cười chế giễu với hoàn cảnh của chính mình.
- 2 câu thực: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.
- 2 câu luận: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.
- 2 câu kết: Cảm xúc trước nỗi lo với thời cuộc.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ
a. Vần, nhịp:
- Gieo vần: chân “Dân – đần –dần – thân – vần”
- Ngắt nhịp:
+ Chủ yếu 4/3
+ Câu 1: 3/1/3
→ Nhận xét: Việc sử dụng linh hoạt cách gieo vần làm cho nhịp điệu bài thơ trở nên linh hoạt và sinh động hơn. Từ đó bật lên tiếng cười chua xót, bất lực trước hoàn cảnh của bản thân
b. Từ ngữ, hình ảnh:
- Những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu:
Từ ngữ, hình ảnh |
Tác dụng |
Chẳng phải quan, chẳng phải dân |
Tự nhận mình là người không bình thường |
Từ láy: ngơ ngơ, ngẩn ngẩn |
- Ngẩn ngơ, không tỉnh táo |
- Hệ thống tự loại đặc sắc: + Động từ: vểnh râu, lên mặt, sai vặt... + Danh từ: phụ lão, dáng văn thân.. |
Tự đắc về vị trí của bản thân như phụ lão, văn thân. |
→ Nhận xét: Bức chân dung tự họa của tác giả, khắc họa tài năng văn chương chữ nghĩa của tác giả nhưng lại cho mình là ngu dốt, là ngẩn ngơ, không ăn thua với đời, ăn bám vợ con, vô công rỗi nghề.
c. Thủ pháp trào phúng:
- Thủ pháp trào phúng:
+ Sử dụng hệ thống từ loại: danh từ, động từ, tính từ.
+ Dùng lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai
- Tác dụng: thể hiện sự tinh tế trong cách viết của tác giả, nhẹ nhàng mà thâm sâu. Từ đó tiếng cười tự giễu được bật lên.Tiếng cười ở đây mang nghĩa giải thoát khỏi sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh, thời cuộc của tác giả.
1.2.2. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
- Các từ ngữ hình ảnh:
+ Chẳng phải quan, chẳng phải dân
+ Lương vợ ngô khoái tháng phát dần
→ Nhận xét: Tiếng cười tự giễu vì sự bất lực trước cuộc đời, hoàn cảnh của chính mình
- Hai câu thơ cuối:
+ Sông lâu, lâu để làm gì nhỉ
+ Lâu để mà xem cuộc chuyển vần
→ Nhận xét: Tình cảm, cảm xúc: lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín. Qua đó thể hiện lòng yêu nước thầm kín, thái độ bất bình trước thực trạng hỗn loạn của xã hội.
1.2.3. Chủ đề, thông điệp của tác giả
- Chủ đề bài thơ: tiếng cười tự chế giễu vì sự bất lực của bản thân trước hoàn cảnh xã hội giao thời đầy nhiễu nhương
- Thông điệp: Sự tự nhận thức về tình cảnh của mình đó là bất lực trước hoàn cảnh và tố cáo xã hội giao thời dâ mâu thuẫn, nhiễu nhương. Qua đó thể thiện thái độ sống tích cực: dù cuộc sống có xoay vần, đổi thay thì hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, yêu đời.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Văn bản đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Có sự kết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình.
- Giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc.
Bài tập minh họa
Theo em, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong hai câu thơ cuối? Điều đó giúp ta hiểu gì về nhà thơ.
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
Lời giải chi tiết:
- Tình cảm, cảm xúc: lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách
thầm kín.
- Qua tình cảm, cảm xúc của tác giả bộc lộ trong hai câu cuối, ta thấy được ông là người yêu nước, bất bình trước thực trạng hỗn loạn của xã hội.
Lời kết
Học xong bài Tự trào I - Trần Tế Xương, các em cần:
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật.
- Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
Soạn bài Tự trào I - Trần Tế Xương - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Bài thơ Tự trào I - Trần Tế Xương đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn văn đầy đủ Tự trào I - Trần Tế Xương
- Soạn văn tóm tắt Tự trào I - Trần Tế Xương
Hỏi đáp bài Tự trào I - Trần Tế Xương - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Tự trào I - Trần Tế Xương
Qua bài thơ Tự trào I, tác giả châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247