YOMEDIA
NONE

Đề đền Sầm Nghi Đống - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Trong xã hội phong kiến, khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ chưa bao giờ bị dập tắt. Trong thơ Hồ Xuân Hương, cụ thể là qua nội dung bài giảng Đề đền Sầm Nghi Đống thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận và hiểu rõ hơn về khát vọng trên. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Hồ Xuân Hương (?-?).

- Sống khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.

- Quê quán: Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An.

- Là người nổi tiếng với những sáng tác thơ bằng chữ Nôm. Tổng cộng 50 bài.

- Chủ đề: Bênh vực, đề cao phụ nữ và để kích thói đạo đức giả của quan lại vua chúa.

= > Được ví là Bà chúa thơ Nôm.

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Tác phẩm Đề đền Sầm Nghi Đống thuộc thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt, tướng giặc Sầm Nghi Đống thất trận, khiếp đảm đã thắt cổ chết thảm hại, Hàng vạn giặc bị giết: “Một trận rồng lửa giặc tan tành” (Ngô Ngọc Du). Mấy chục năm sau, Hồ Xuân Hương đi qua ngôi đền tên tướng giặc Sầm Nghi Đống do Hoa kiều dựng lên, tức cảnh làm bài thơ này.

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1 (2 câu đầu): Thái độ của tác giả với ngôi đền quan Thái thú.

- Phần 2 (2 câu cuối): Khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng của tác giả.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Đặc trưng của thể loại thơ trào phúng trong bài thơ

- Bố cục, mạch cảm xúc:

+ Hai câu thơ đầu: Thái độ của nhà thơ khi ghé thăm đền thờ Sầm Nghi Đống → Chế giễu, dè bỉu, coi thường

+ Hai câu cuối: Khẳng định vai trò của người phụ nữ → Thể hiện sự tự hào, và một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.

- Các hình ảnh, từ ngữ, đặc sắc: ghé mắt, kìa, đứng cheo leo. Cách xưng hô: Đây: Thể hiện sự tự tôn, ý thức về giá trị bản thân.

- Thủ pháp trào phúng: Cách nói giễu nhại để gây ra tạo ra tiếng cười.

- Tiếng cười trào phúng: (cười người) Thái độ xem thường, giễu cợt, mỉa mai đối với Sầm Nghi Đống, đồng thời bộ lộ cá tính, bản lính khát vọng muốn thai đổi thân phận, lập nên sự nghiệp lẫy lừng vẻ vang cho phận nữ nhi của Hồ Xuân Hương.

1.2.2. Thái độ của tác giả

* Hai câu thơ đầu: Thái độ của nhà thơ khi ghé thăm đền thờ Sầm Nghi Đống.

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo;

- Từ ngữ, hình ảnh: ghé mắt, kìa, đứng cheo leo à động từ, đại từ, từ láy gợi hình.

- Thái độ: Ngạo mạn, nhìn nghiêng-liếc qua, tay chỏ

- Ngắt nhịp: 1/3/3 + “kìa”: Thái độ ngạc nhiên

- Hình tượng đền độc đáo: hiện lên sự thảm hại của tên tên bại trận dưới con mắt nữ sĩ họ Hồ.

Nhận xét: Thái độ giễu cợt, coi thường, dẻ bỉu tên tướng bại trận Sầm Nghi Đống.

* Hai câu cuối: Khẳng định vai trò của người phụ nữ.

Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?

- Cách xưng hô: “Đây” Ngang hàng với đấy – Sầm Nghi Đống à Ý thức rõ về giá trị của mình, thái độ mỉa mai, xem thường tên tướng giặc.

- Từ ngữ hình ảnh thơ đặc sắc:Đổi phận làm trai được”, “há bấy nhiêu”: Lời khẳng định, tuyên bố tài năng của người phụ nữ không hề thua kém đấng nam nhi.

→ Nhận xét: Âm hưởng bài thơ là khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Khẳng định tài năng của người phụ nữ.

- Đả kích đền một vị thần xâm lược bại trận - bất tài vô dụng.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hoá cao độ từ giọng điệu, ngôn từ đến ý thơ.

- Cách nhìn, cách tả, cách so sánh và suy nghĩ cho thấy một lối nói trào phúng, sắc nhọn.

Bài tập minh họa

Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

 

Lời giải chi tiết:

Bài thơ gửi đến người đọc thông điệp: Phụ nữ có khả năng làm được nhiều việc không kém nam giới nếu được giải phóng khỏi các quy ước, ràng buộc của xã hội phong kiến, nam – nữ cần được bình đẳng để phụ nữ có cơ hội thể hiện tài năng.

Lời kết

Học xong bài Đề đền Sầm Nghi Đống, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật.

- Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ "bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Đề đền Sầm Nghi Đống
  • Soạn văn tóm tắt Đề đền Sầm Nghi Đống

Hỏi đáp bài Đề đền Sầm Nghi Đống - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống

Qua bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống, tác giả thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF