Nội dung bài giảng Viên tướng trẻ và con ngựa trắng thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được hào khí dân tộc hùng dũng sục sôi qua hình ảnh viên tướng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản trong bối cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam.
- Nguyễn Huy Tưởng được sinh ra trong một nhà Nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng.
- Nguyễn Huy Tưởng là người sáng lập và giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng.
- Tác phẩm tiêu biểu: những vở kịch nổi tiếng như Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô…
- Phong cách sáng tác: Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước.
1.1.2. Tác phẩm
a. Thể loại:
Tác phẩm Viên tướng trẻ và con ngựa trắng thuộc thể loại truyện lịch sử.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Trích từ các chương VIII, IX, X, XI, XIII của truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của tác giả Nguyễn Huy Tưởng
c. Bố cục văn bản:
- Phần 1: Giới thiệu về Hoài Văn Hầu và lá cờ thêu sáu chữ vàng.
- Phần 2: Trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc.
- Phần 3: Chiến thắng của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc.
d. Tóm tắt tác phẩm:
Truyện Viên tướng trẻ và con ngựa trắng kể về anh hùng Trần Quốc Toản, còn nhỏ nhưng đã có ý chí đánh đuổi quân xâm lược, dành chủ quyền về cho đất nước. Nhưng vì còn quá nhỏ lại thêm cha mất sớm nên bị cho ra rìa và không được tham gia đánh đuổi quân Nguyên Mông cùng vua quan nhà Trần. Viên tướng trẻ và con ngựa trắng kể về những hành động tiếp theo của Trần Quốc Toản hay còn gọi là Hoài Văn sau khi không được cùng tham gia đánh giặc cho tới khi giải cứu chú ruột của mình là Chiêu Thành Vương.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Tóm tắt cốt truyện, các tuyến sự kiện
- Tuyến sự kiện: gồm 2 tuyến:
+ (1) Trở về từ thuyền sau khi gặp vua và các tướng lĩnh nhưng không có kết quả, Hoài Văn chiêu mộ lính, lập một đội quân riêng của mình. Họ không đi đánh giặc theo lệnh vua mà tự mình đi tìm giặc để đánh, với khẩu hiệu “Phá cường địch báo hoàng ân”.
+ (2) Đội quân vượt bao khó khăn đi tìm và phát hiện chúng dãy núi Ma Lục. Họ phục kích và dành được chiến thắng lớn. Hoài Văn còn hóa giải hiểu nhầm và kết tình anh em với Thế Lộc. Tiếp đó, Hoài Văn lại cứu được chú mình là Chiêu Thành Vương đánh trận bị mai phục. Chiêu Thành Vương tự hào và mãn nguyện vô cùng vì có người cháu nhỏ tuổi, tài cao.
Hình ảnh viên tướng trẻ Trần Quốc Toản và con ngựa trắng xông pha trận mạc
- Cốt truyện:
+ Kể về đoàn quân của Hoài Văn và trận đánh của liên quân Thế Lộc và Hoài Văn
+ Kể về câu chuyện của Chiêu Vương Thành đi đánh đuổi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc kẻ đầu hàng quân Nguyên nhưng bị phục kích, bất ngờ đội quân của Hoài Văn đã tới ứng cứu và giết hết quân giặc giải vòng vây cứu chú.
1.2.2. Nhân vật
- Các nhân vật: Hoài Văn Hầu, Chế Lộc, Chiêu Thành Vương, đoàn quân...
- Nhân vật chính: Hoài Văn Hầu.
- Tính cách nổi bật:
+ Can đảm.
+ Dũng cảm.
+ Hiên ngang.
+ Quyết đoán.
+ Yêu nước.
+ Sẵn sàng chiến đấu.
=> Nhận xét: Sự xuất hiện của các nhân vật có tác dụng thể hiện tính tình và lòng yêu nước, nhân cách của Hoài Văn Hầu.Ta có thể thấy được nhiều mặt tính cách của nhân vật xem xét nó một cách toàn vẹn.
1.2.3. Nghệ thuật viết truyện lịch sử
- Ngôi kể sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể câu chuyện chân thật, mang đến nhiều góc nhìn toàn diện về nhân vật.
- Cách quan sát và miêu tả: tinh tế, kĩ lưỡng tái hiện nhân vật toàn cảnh trận đấu và nhân vật diễn ra trong trận chiến.
- Tái hiện bối cảnh lịch chân thật cùng ngôn từ sắc lạnh, quả quyết, ngắn ngọn, súc tích.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Câu chuyện về anh hùng của đất nước Hoài Văn Hầu chính trực và căm ghét những người phản quốc đầu hàng theo giặc, tài giỏi, thông minh.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Sử dụng đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa.
- Nguồn cảm hứng lãng mạn được lấy từ những sự kiện lịch sử vẽ lên vẻ đẹp nơi chiến trường khốc liệt.
- Âm hưởng sử thi hùng tráng quyện hòa trong chất men say của lãng mạn, trữ tình.
Bài tập minh họa
Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?
Lời giải chi tiết:
- Điểm tương đồng: Hoài Văn Hầu trong hai tác phẩm đều là người có tính cách quả quyết, gan dạ yêu nước, có ý chí đánh giặc và căm ghét kẻ thù xâm lược.
- Điểm khác biệt:
+ Trong Viên tướng trẻ và con ngựa trắng: tác giả đã thêm yếu tố văn học, thẩm mĩ để làm mới nhân vật, khiến cho nhân vật trở nên lí tưởng hóa.
+ Trong Đại Nam quốc sử diễn ca: Nhân vật xây dựng trên câu chuyện thực.
Lời kết
Học xong bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, các em cần:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Tác phẩm Viên tướng trẻ và con ngựa trắng kể về anh hùng Trần Quốc Toản, tuổi nhỏ chí lớn đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ đất nước nên đã sử dụng mưu trí, tinh thần quả cảm để làm nên chiến công hiển hách. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn văn đầy đủ Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
- Soạn văn tóm tắt Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
Hỏi đáp bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
Qua đoạn trích Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, tác giả nhà văn đã vẽ nên một bức tranh thật bao quát về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai được đích thân Trần Hưng Đạo điều binh khiển lực đồng thời làm nổi bật nhân vật trung tâm Trần Quốc Toản qua hình ảnh lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch báo hoàng ân” trong hai địa bàn chiến đấu. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247