Từ ngữ Việt Nam vô cùng phong phú. Và tất nhiên có nhiều lớp nghĩa với nhiều sắc thái biểu cảm riêng. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 105 thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ và vận dụng vào việc lựa chọn từ ngữ. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt bài
1.1. Sắc thái nghĩa của từ ngữ
1.1.1. Khái niệm
- Sắc thái nghĩa là phần nghĩa bổ sung bên cạnh phần nghĩa cơ bản của từ ngữ. Sắc thái nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận định... của người nói, người viết, chẳng hạn như sắc thái trang trọng, thân mật, coi khinh...
- Có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng – thân mật – suồng sã, tích cực – tiêu cực, tốt nghĩa – xấu nghĩa,...
- Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy được hiệu quả biểu đạt.
1.1.2. Ví dụ
- Mặc dù cùng có chung phần nghĩa cơ bản (đều dùng để chỉ người) nhưng hai từ vị (vị đại biểu, vị khách...) và tên (tên cướp, tên trộm...) lại có sắc thái nghĩa rất khác nhau.
=> Nhận xét: Nếu vị thể hiện thái độ kính trọng thì tên lại tỏ thái độ coi khinh.
1.2. Lựa chọn từ ngữ
- Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần nghĩa cơ bản, chúng ta cần phải quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ.
- Bởi vì nếu không lựa chọn được từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp, chúng ta sẽ không thể diễn tả chính xác thái độ, tình cảm, nhận định... của mình đối với sự việc được đề cập trong câu hoặc đối với người nghe, người đọc.
Bài tập minh họa
Cho câu thơ sau:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
(Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)
Theo em, có thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Không thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” vì “trông ngang” mới bộc lộ được thái độ coi thường, giễu cợt của Hồ Xuân Hương khi đến đền Sầm Nghi Đống. Bởi thông thường khi viếng đền, người ta có thái độ tôn kính đối với vị thần được thờ, nhưng Sầm Nghi Đống là tướng xâm lược bại trận nên không đáng được người đời dành cho thái độ đó. Mặt khác, đền đứng “cheo leo” (ở vị trí cao, chênh vênh) mà Hồ Xuân Hương cũng chỉ “trông ngang”, chứ không “trông lên” theo lẽ bình thường thì lại càng nhấn mạnh thái độ coi thường của bà.
Lời kết
Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 105, các em cần nắm:
- Nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ.
- Vận dụng vào việc lựa chọn từ ngữ.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 105 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 105 sẽ giúp các em nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ và vận dụng vào việc lựa chọn từ ngữ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 105
- Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 105
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 105 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247