YOMEDIA
NONE

Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Mẹ vắng nhà - một trong những bộ phim thiếu nhi xuất sắc được yêu thích nhất của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư năm 1979, tác phẩm được chuyển thể từ truyện ngắn Người mẹ cầm súng và Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi. Nội dung bài giảng Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Lê Hồng Lâm sinh năm 1977 tại Quảng Trị. Là nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Việt Nam.

- Tốt nghiệp khoa Báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hồng Lâm từng làm phóng viên, biên tập viên văn nghệ của tuần báo Sinh viên Việt Nam và 12 năm làm thư ký tòa soạn của tạp chí Thể thao Văn hóa và Đàn Ông.

- Tác phẩm tiêu biểu: Xem chữ đọc hình (2005); Chơi cùng cấu trúc (2009); Cánh chim trong gió (2017); 101 bộ phim Việt Nam hay nhất (2018); Sự lưỡng nan của tình thế làm người (2018); Người tình không chân dung (2020) …

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Văn bản Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh thuộc thể loại văn bản thông tin.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

In trong 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018.

Poster phim Mẹ vắng nhà năm 1079

Poster phim Mẹ vắng nhà năm 1079

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1 (đoạn 1, 2) giới thiệu thông tin chung về bộ phim: tên phim, tên và thành tích của đạo diễn, giải thuởng mà bộ phim đạt đuợc; nhận xét khái quát về bộ phim.

- Phần 2 (đoạn 3, 4, 5, 6): tóm tắt nội dung, nhận xét về những thành công về chỉ đạo nghệ thuật, góc quay, cảnh phim, diễn xuất của diễn viên... trong bộ phim.

- Phần 3 (đoạn 7) khẳng định giá trị của bộ phim.

d. Tóm tắt văn bản:

Mẹ vắng nhà kể về cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất. Bộ phim mở đầu với hình ảnh hạnh phúc của chị Út đang quây quần cạnh đàn con thơ bên một chái nhà tranh đơn sơ nằm nằm sát bến sông. Niềm hạnh phúc bình dị ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Là một chiến sĩ cách mạng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, người mẹ trẻ phải để các con thơ ở lại nhà để làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội. Năm đứa con tự chăm sóc nhau, trong đó Bé – cô chị cả, chưa đến mười tuổi – thay mẹ chăm lo cho những đứa em nhỏ. Chị Bé thay mẹ làm những việc lớn, chèo thuyền đi mò ốc ra chợ bán rồi mua quà bánh về cho các em và dạy dỗ chúng như một người mẹ trẻ; leo lên cây ngắm mẹ đi đánh giặc, rồi kể cho mấy đứa em nheo nhóc đứng dưới gốc cây hóng chuyện.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Mối quan hệ giữa các chi tiết và thông tin cơ bản của văn bản

a. Thông tin cơ bản:

- Bộ phim Mẹ vắng nhà - một bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh.

b. Thông tin chi tiết:

Các chi tiết thể hiện thông tin cơ bản:

- (1) chi tiết về bộ phim đạt các giải thưởng.

- (2) chi tiết về năm đứa con tự chăm sóc nhau khi mẹ vắng nhà;

- (3) chi tiết về chỉ đạo nghệ thuật, góc quay, cảnh phim, áp phích bộ phim;

- (4) chi tiết về diễn xuất của các diễn viên.

=> Mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và các chi tiết là mối quan hệ hai chiều: thông tin cơ bản của văn bản được thể hiện qua các chi tiết và các chi tiết góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

1.2.2. Vai trò của phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đối với việc thể hiện mục đích viết của văn bản.

a. Mục đích:

- Giới thiệu tài năng của đạo diễn và những nét đặc sắc của bộ phim về nội dung, diễn xuất, cảnh quay.

b. Tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích):

- Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ở văn bản này góp phần thể hiện rõ nội dung, tăng sức hấp dẫn, thu hút người đọc.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

“Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Sử dụng từ ngữ rõ ràng, mạch lạc, logic.

- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) phù hợp.

Bài tập minh họa

Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần như thế nào vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả?

 

Lời giải chi tiết:

Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả: Giúp cho phần nội dung được thể hiện sinh động hấp dẫn, tóm gọn nội dung của bộ phim và đặc biệt gây sự tò mò cho người nhìn.

Lời kết

Học xong bài Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh, các em cần:

- Phân tích được thông tin cơ bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

- Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

Soạn bài Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh bàn về bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
  • Soạn văn tóm tắt Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

Hỏi đáp bài Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

Qua văn bản Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh, tác giả đã giới thiệu tài năng của đạo diễn và những nét đặc sắc của bộ phim về nội dung, diễn xuất, cảnh quay; ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tài liệu để tìm về quá khứ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF