YOMEDIA
NONE

Thu sang - Đỗ Trọng Khơi - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Để học tốt bài Thu sang - Đỗ Trọng Khơi, HỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức tóm tắt được trình bày cụ thể, cùng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học về những thay đổi trong âm thanh và màu sắc của thiên nhiên lúc thu về, tình cảm tha thiết của tác giả với quê hương và thiên nhiên. Chúc các em có những bài học bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Đỗ Trọng Khơi

- Đỗ Trọng Khơi sinh ngày 17/7/1960, tên thật là Đỗ Xuân Khôi 

- Quê quán: Thái Bình

- Tác giả có các bút danh khác là Văn Thiện Nhân, Thái Cẩm Hà.
 - Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.

- Tác phẩm chính: Trước ngôi mộ thời gian (thơ, 1995); Ma ngôn (tập truỵên ngắn, 2002); Con chim thiêng vẫn bay (thơ, 1992); Gọi làng (thơ, 1999); Tháng mười thương mến (thơ, 1994); Cầm thu (thơ, 2002); Bến thời gian (thơ, in chung, 1995),...

1.1.2. Tác phẩm Thu sang

a. Xuất xứ

- Văn bản Thu sang được in trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000, 2001.

b. Thể loại: 

- Văn bản Thu sang thuộc thể loại thơ lục bát.

c. Bố cục 

Thu sang có bố cục gồm 4 phần:

- Phần 1: Hai câu thơ đầu: Dấu hiệu thu sang

- Phần 2: Hai câu tiếp: Sắc vàng của thu

- Phần 3: Hai câu tiếp: Sắc xanh thu sang

- Phần 4: Khu vườn chiều lúc sang thu

d. Tóm tắt tác phẩm

Bằng thể thơ lục bát cùng với ngôn từ thiết tha, nhẹ nhàng, bài thơ Thu sang là những quan sát tinh tế về sự chuyển biến đất trời khi sang thu với sắc vàng của thu, sắc xanh khi thu sang cùng tiếng chim, tiếng ve báo hiệu mùa thu, khu vườn buổi chiều.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Thiên nhiên khi thu sang

- Tín hiệu chuyển gia từ mùa hạ sang thu:

+ Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa

+ Mùa thu bắt đầu từ tiếng chim hót

- Bức tranh mùa thu được tác giả vẽ nên với nhiều màu sắc:

+ Màu vàng của những tia nắng

+ Màu của đất trời

Bức tranh mùa thu đầy màu sắc

- Bầu trời thu trong xanh xóa tan đi sự nắng gắt của mùa hè

+ Nắng bắt đầu dịu lại, không khí trở nên mát mẻ

+ Tiếng ve đặc trưng của mùa hè đã biến mất

- Mùa thu đặc trưng lá vàng rơi

+ Vườn chiều rộn lá thu sang

+ Đặc trưng của mùa thu là gió heo mây

+ Trăng mùa thu mỏng manh  “mảnh  trăng vàng”

→ Những âm thanh, màu sắc mà tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, đất trời khi thu sang thật đẹp. Chính những âm thanh của tiếng ve, tiếng chim, màu vàng của nắng, của trăng, màu xanh của lá đã khiến cho đất trời khi chuyển sang rất sống động, tươi sáng.

1.2.2. Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên

- Tác giả gắn bó với quê hương và yêu quê hương sâu sắc: vì tác giả hiểu, thấu cảm được những thay đổi của thiên nhiên khi thu sang một cách rất tinh tế

- Tác giả yêu mến, trân trọng những thay đổi của đất trời khi chuyển mùa: ông lắng nghe từng tiếng chim, tiếng ve giã từ mùa hạ, cảm nhận  màu vàng của nắng, của trăng, ….

- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát được sự dụng uyển chuyển, phù hợp với bài thơ miêu tả cảnh đẹp; ngôn từ tha thiết, hình ảnh, âm thanh đẹp, sinh động, gợi cảm

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Bài thơ là những cảm xúc, tình cảm yêu mến, trân trọng mà tác giả dành cho thiên nhiên lúc thu về.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể thơ lục bát với ngôn từ thiết tha, nhẹ nhàng

- Hình ảnh, âm thanh, màu sắc sinh động, đẹp đẽ

Bài tập minh họa

Bài tập: Thông qua văn bản Mùa thu về Thu sang - Đỗ Trọng Khơi, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết bài văn nêu cảm nhận về mùa thu quê hương em.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Y Phương, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để viết bài thuyết minh

- Có thể tham khảo các nội du8ng chính về đặc trưng của mùa thu sau:

+ Ánh nắng: Không chói chang oi bức mà nó cho ta cảm giác thoải mái, dịu nhẹ.

+ Cơn gió: heo mây, se se lạnh,…

+ Bầu trời thu cao xanh vời vợi, đám mây trong vắt

+ Đêm thu tĩnh lặng yên bình,…

+ Biểu trưng của mùa thu là loài hoa cúc, thể hiện tình mẫu tử,…

Lời giải chi tiết:

Mùa xuân là mùa của sự đầm ấm, là mùa của sự sẻ chia giữa thiên nhiên đất trời với con người. Mùa hạ là những ngày không khí trở nên ngột ngạt bởi cái nắng nóng oi bức xen kẽ những trận mưa. Mùa thu là mùa của sự thanh bình với những cơn gió mát và những chiếc lá vàng rơi. Mùa đông là mùa cuối cùng, cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những gì đã đến với mình trong suốt năm qua. Và với riêng em, mùa thu là mùa đẹp nhất.

Tiết trời đã vào thu. Bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Nắng dịu nhẹ trải dài. Mùa thu vàng mênh mang: màu vàng tươi của hoa cúc, hoa sao nhái, màu vàng xuộm của những cánh đồng lúa chín, màu vàng giòn tan của những tia nắng ban trưa, màu vàng nâu của những chiếc lá héo úa rơi đầy trên đường phố. Chỉ có màu vàng mùa thu mới sóng sánh như mật ong, mới đậm nét và tươi tắn đến vậy. Thu như giấc mơ dịu dàng, đưa con người hòa mình vào thiên nhiên để quên đi cái cuộc sống thành thị ồn ào, náo nhiệt và căng thẳng.

Gió mùa thu thật nghịch ngợm. Gió đùa giỡn tạo nên những cơn mưa lá vàng rơi trên đường phố. Gió quấn quít, vấn vương. Gió khiến người ta có cảm xúc rất lạ. Một chiều thu, em đi dạo trên con đường ở trung tâm thành phố. Vài ngọn gió heo may vô tình lướt qua hàng cổ thụ ven đường. Chỉ trong phút chốc, những chiếc lá vàng rơi xuống như ngại ngần, quyến luyến trời cao, cứ thế xoay tròn trong không trung trước khi gieo mình xuống dòng xe cộ đông đúc.

Con đường trước mặt bỗng gợn lên những làn sóng lăn tăn như dòng sông vàng đang cuộn chảy. Em như ngây người trước bức tranh sống động ấy. Một chiếc lá mỏng manh lại sắp lìa cành. Dường như nó đang luyến tiếc khi phải rời xa cành cây, rời xa những người bạn lá thân thương. Rồi chiếc lá ấy như một vũ công tài năng, uyển chuyển xoay tròn theo gió. Em xòe tay đón lấy, nắm chặt chiếc lá trong tay mình. Một cảm xúc dịu dàng len lỏi vào tim. Và lúc ấy, em chợt nhận ra rằng đó chính là cảm xúc mùa thu.

Chỉ mới đây thôi, hạ đến cùng với những kỳ thi căng thẳng, mệt mỏi và sự náo nức về những ngày nghỉ vui tươi. Vậy mà khi thu vừa chớm tới, cái cảm giác mong chờ được gặp lại bạn bè, thầy cô lại tràn ngập trong lòng em.

Tháng chín, chúng em thôi những ngày tháng rong chơi, quay lại với những trang vở, với chiếc áo trắng học trò và chờ đợi tiếng trống khai trường. Tháng chín, bằng một nụ cười thật tươi, em háo hức bước vào năm học mới. Dẫu biết rằng có nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng em vẫn sẽ cố gắng học thật tốt để mai này trở thành một người có ích cho xã hội.

Lời kết

- Học xong bài Thu sang - Đỗ Trọng Khơi, các em cần:

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên lúc sang thu

+ Hiểu được tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên

Soạn bài Thu sang - Đỗ Trọng Khơi Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài tác phẩm Thu sang - Đỗ Trọng Khơi đã giúp người đọc hiểu hơn về những thay đổi của thiên nhiên khi thu sang. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thu sang - Đỗ Trọng Khơi Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Thu sang - Đỗ Trọng Khơi Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Thu sang - Đỗ Trọng Khơi đã cho người đọc hiểu hơn về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên trong khoảnh khắc mùa thu sang, vạn vật chuyển mình thay màu áo mới. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF