YOMEDIA
NONE

Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


HOC247 mời các em học sinh tham khảo bài Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư trong sách Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bên dưới đây, thông qua bài giảng này các em dễ dàng hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học về tác giả Nguyễn Ngọc Tư cùng những kí ức tuổi thơ về những đồ vật quen thuộc được phơi sân trước. Từ đó, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước trong lòng mỗi người. Chúc các em có một tiết học thật hay và thật vui khi đến lớp!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

a. Tiểu sử

Chân dung tác giả Nguyễn Ngọc Tư

- Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976

- Quê quán: Cà Mau

- Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam

b. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp chí Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước ( 2020),…

Một số tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư

- Phong cách sáng tác: Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất, mộc mạc, gần gũi với những đề tài đồng quê.

1.1.2. Tác phẩm Mùa phơi sân trước

a. Xuất xứ

- Văn bản “Mùa phơi sân trước” được in trong “Bánh trái mùa xưa”, NXB Hội nhà văn, 2015.

b. Thể loại: 

- Mùa phơi sân trước thuộc thể loại tản văn.

c. Bố cục 

Mùa phơi sân trước có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến: “người ta có”: Tác giả nhớ về kỉ niệm: “mùa phơi sân trước”

- Phần 2: Còn lại: Tình cảm của tác giả thể hiện qua tản văn này

d. Tóm tắt tác phẩm

Hồi còn nhỏ, quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một cái giàn trước nhà. Họ phơi trên giàn khi thì củi, gối, chiếu hay cám mốc, mớ bột gạo, mớ cơm nguội thừa. Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên giàn phơi: bánh gừng, củ kiệu, mứt gừng. Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tác giả nhớ về kỉ niệm: “mùa phơi sân trước”

- Hồi còn nhỏ, đi xe đạp về nhà ngoại bằng con đường xóm cặp mé sông Rạch Rập:

+ Tác giả thấy dọc đường Tết lấp ló khắp nơi “trên sân nhà”, trên “những giàn phơi”

+ Quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một “cái giàn” trước nhà

+ Họ phơi trên giàn khi thì “củi”, “gối”, “chiếu” hay “cám mốc”, “mớ bột gạo, mớ “cơm nguội thừa”, … 

+ Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên: “bánh gừng”, “củ kiệu”, mứt “gừng”

- Nghệ thuật: Liệt kê nhằm thể hiện sự độc đáo, đa dạng và trí nhớ, tình cảm của tác giả khi nhớ về kỉ niệm ở quê mình.

- Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó.

1.2.2. Tình cảm của tác giả

- Tác giả về kêu má làm những món mà mình thấy và “ứa nước miếng” trên đường đi nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

- Lúc đầu, tác giả không hiểu nên cứ hỏi lại má, má vẫn trả lời như trước

- Sau này, tác giả cũng hiểu vì sao nhà mình cứ còm nhom “dưa kiệu”, “dưa hành”, “chuối khô”, …

→ Không phải má không muốn phơi những thứ mà tác giả thấy trên đường nhưng sự thực là nhà tác giả nghèo nên mà đành cười và nói như vậy.

- Cảm giác của tác giả khi nhớ về kỉ niệm: “nhẹ nhõm”

→ Qua những từ ngữ liệt kê, hình ảnh sống động, giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng cho ta thấy: tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ như in những kỉ niệm ở quê mình hồi tác giả còn nhỏ.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản “Mùa phơi sân trước” đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về khi nhớ về “mùa phơi sân trước” quê mình

- Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình

Bài tập minh họa

Bài tập: Thông qua văn bản Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy kể về một kỉ nệm tuổi thơ của mình.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để kể lại kỉ niệm tuổi thơ, chú ý nhứng nội dung cần có sau:

+ Thời điểm, hoàn cảnh xảy ra kỷ niệm đó.

+ Kể lại diễn biến của kỉ niệm đó.

+ Bài học rút ra, ý nghĩa của kỉ niệm đã trải qua.

Lời giải chi tiết:

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.

Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà. Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt. Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.

Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.

Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.

Lời kết

- Học xong bài Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư, các em cần:

+ Phân tích những kỉ niệm của tác giả về “mùa phơi sân trước”

+ Hiểu được tình cảm của tác giả đối với quê hương

Soạn bài Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài tác phẩm Mùa phơi sân trước, Nguyễn Ngọc Tư đem đến cho người đọc những hình ảnh quen thuộc trong kí ức tuổi thơ của nhiều người. Từ đó thể hiện niềm thương nhớ của mình đối với quê hương. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Mùa phơi sân trước của Nguyễn Ngọc Tư tái hiện những kí ức về thời tuổi thơ của tác giả về những thứ đồ quen thuộc được phơi sân trước. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON